Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phương Lan |
Ngày 11/05/2019 |
119
Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thực hành: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa thuộc Công nghệ 10
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG cô VÀ CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH
GVHD:
Thành viên nhóm:
BÀI 16. THỰC HÀNH:
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU, BỆNH HẠI LÚA
Đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái của một số loại sâu, bệnh hại lúa
SÂU BỆNH HẠI
Sâu đục thân bướm hai chấm.
Sâu cuốn lá loại nhỏ.
c. Rầy nâu hại lúa
Đặc điểm gây hại: Rầy nâu chích hút nhựa cây làm cho cây bị khô héo và chết, hoặc làm cho bông bị lép.
Trứng
Rầy non
Sâu trưởng thành
Đặc điểm hình thái:
Trứng có dạng quả chuối tiêu trong suốt. Trứng đẻ thành từng ổ gồm 5 - 12 quả nằm sát nhau theo kiểu úp thìa.
Rầy non có màu trắng xám. Ở tuổi 2 đến 3 có màu vàng nâu.
Trưởng thành có màu nâu tối, cánh có hai đôi: đôi cánh dài phủ qua bụng, đôi cánh ngắn dài tới 2/3 thân
Biện pháp phòng trừ
Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20-30 ngày.
Sử dụng giống kháng rầy, vệ sinh đồng ruộng, cấy thưa 25 - 35 khóm/m2, bón phân NPK cân đối, tránh bón thừa phân đạm.
Cần bảo vệ và tăng cường hoạt động của các loài ký sinh thiên địch như tạo nơi cư trú, hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong giai đoạn đầu của cây lúa.
Để bảo vệ cây lúa non, sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.
Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy trên cây lúa (phải vạch gốc lúa để xem).
Khi phát hiện rầy nâu trên đồng ruộng với mật độ ≥ 2.000 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng) hoặc ≥ 3.000 con/m2 (giai đoạn lúa làm đòng – trỗ) thì phải phun thuốc trừ rầy. Khi phun thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.ên thì sử dụng thuốc đặc hiệu để phun trừ.
2. BỆNH HẠI LÚA
a. Bệnh bạc lá lúa (cháy lá lúa)
b. Bệnh khô vằn (đốm vằn)
c. Bệnh đạo ôn
a. Bệnh bạc lá lúa
- Do vi khuẩn xanthomanas oryzae gây ra
TÁC HẠI
Khi cây lúa bị bệnh sẽ là làm cho lá đòng sớm tàn khô xác, giảm quang hợp, tăng lượng hạt lép, dẫn đến giảm năng suất lúa.
Năng suất lúa giảm chủ yếu là do thay đổi về số nhánh, số hạt chắc trên bông và khối lượng 1000 hạt.
Hàng năm, năng suất lúa toàn thế giới giảm từ 10-20% do các bệnh vi khuẩn, trong đó 50% là do bệnh bạc lá gây nên.
Biện pháp phòng trừ
Sử dụng các giống lúa kháng bệnh bạc lá để đưa vào gieo cấy ở vụ mùa.
Bón vôi từ 10-15 kg/sào Bắc bộ, làm đất phải đủ ngấu để tránh ngộ độc rễ, có thể rắc tro bếp thay cho vôi bột.
Cấy mạ đủ tuổi cũng là một biện pháp giảm nhẹ bệnh.
Nên bón cân đối NPK, và bón NPK tổng hợp có hàm lượng kali cao.
Chú ý bón nặng đầu, nhẹ cuối (bón lót sâu, bón thúc sớm hết lượng đạm và kali), không nên bón kali vào lúc lúa đứng cái vì như vậy cây lúa bị huy động đạm nên dễ bị bạc lá.
Trong vụ mùa sau những đợt mưa lớn cần quan sát để phun thuốc phòng chống bạc lá.
Đối với các tỉnh phía Bắc: các giống lúa lai trong vụ phải chú ý bố trí cơ cấu mùa vụ và xác định vùng sản xuất, nói chung không nên bố trí nhiều diện tích lúa lai trong vụ mùa. Đối với các giống lúa chất lượng trong vụ mùa nên bố trí cấy lùi thời vụ vào cuối tháng 7 để lúa trỗ trong khoảng từ 25/9 đến 5/10 vào lúc thời tiết mát sẽ đỡ bị bạc lá hơn.
Phun thuốc phòng chống bạc lá như: Sasa 20WP, Xanthomix 20WP vào sáng sớm hay chiều mát.
Phun các thuốc trừ bệnh nếu có biểu hiện bệnh sẽ nặng bằng các loại thuốc: Bactocide 12 WP, Kasumin, Staner...
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Lan
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)