Bài 16. Thực hành 7: Định dạng văn bản
Chia sẻ bởi Vũ Quốc Thanh |
Ngày 25/04/2019 |
137
Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thực hành 7: Định dạng văn bản thuộc Tin học 10
Nội dung tài liệu:
Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với một số môn khoa học khác, thực trạng dạy học Văn được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tỉ lệ học sinh yếu, lười học, chán học ở bộ môn này ngày càng cao, kéo theo kết quả không mấy khả quan qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi vào Đại học, Cao đẳng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học cũng như việc làm thế nào để tăng tính hấp dẫn và hứng thú từ học sinh đến với bộ môn này đang là một vấn đề cấp bách. Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội nói chung, giáo dục nói riêng, ngành khoa học công nghệ thông tin (CNTT) phát triển đã mở ra nhiều ứng dụng và tiện ích mới. Báo hiệu một chân trời mới không chỉ cho giáo dục, mà còn cho mọi ngành, mọi nghề trong xã hội.
Nền giáo dục của kỉ nguyên thông tin là một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người được học tập, giúp cho mọi người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời, biết cách sử dụng rộng rãi những tiện ích của CNTT, truyền thông mạng, máy tính và truy cập Internet. Việc đưa CNTT, Internet để tổ chức và triển khai quá trình dạy và học với những phương pháp và hình thức linh hoạt hơn: như soạn giáo án, thiết kế bài giảng điện tử, dạy và học trực tuyến,... Điều đó không chỉ làm cho công việc của người giáo viên đơn giản, nhẹ nhàng hơn mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người học. Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đang không ngừng đầu tư để tăng dần và hiện đại hóa các tiến bộ, tiện ích của CNTT vào việc dạy và học. Có thể nói trong phương pháp dạy học hiện đại, không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực từ các thành tựu khoa học CNTT.
Hiện nay, ở các trường phổ thông, phong trào soạn và dạy giáo án điện tử đã diễn ra khá sôi động. Có một số giáo viên đã chịu khó học hỏi, tìm tòi và thu được những thành công bước đầu, tạo nên những giờ dạy mới mẻ, sôi nổi và đặc biệt có hiệu quả cao. Tuy nhiên để phát huy tối đa ưu thế của các phương tiện mới, người giáo viên phải có những kỹ năng nhất định về máy tính và Internet. Mặt khác không phải ai, cũng có điều kiện thuận lợi để cập nhật nhanh chóng kịp thời, những thành tựu, tiến bộ của khoa học CNTT. Do đó việc thiết kế giáo án điện tử, dù không còn là điều mới mẻ, nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi đồng đều ở các bộ môn. Riêng các giáo viên ngữ Văn, việc sử dụng thành thạo CNTT là không nhiều, đặc biệt đối với những thầy cô lớn tuổi, thầy cô dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,... chính vì vậy ở các trường phổ thông; Ngữ Văn là một trong những bộ môn mà giáo viên còn nhiều hạn chế nhất trong áp dụng CNTT.
Như chúng ta đã biết, Ngữ văn là môn học với số lượng tiết được phân phối khá nhiều. Dạy Văn ngoài việc bồi dưỡng năng lực đọc hiểu, năng lực cảm thụ, thẩm mỹ, phát triển tư duy... còn phải giúp cho các em nắm được phương pháp học tập bộ môn, tạo thành tập quán tự học, biết tìm tòi phát hiện, suy nghĩ giải quyết vấn đề làm cơ sở cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách suốt đời. Thế nhưng các em học sinh phổ thông hiện nay thường có tâm lí chán học môn văn. Do vậy, yêu cầu được đặt ra là người giáo viên phải tìm tòi các cách thức, biện pháp nhằm thu hút học sinh học tập một cách thích thú và say mê hơn.
Đối với phân môn Đọc hiểu văn bản thì mỗi tiết dạy thường khô khan với những đơn vị kiến thức đã định sẵn trong chương trình sách giáo khoa. một tiết lên lớp cho môn Ngữ văn là 45 phút. Và khoảng thời gian này phần lớn giáo viên sử dụng biện pháp thuyết giảng. Học sinh chăm chú lắng nghe, thi thoảng phát biểu và ghi nhận vấn đề. Quá trình dạy và học hầu như mất thăng bằng, nó trở nên khập khiễng quá mức vì giáo viên nắm phần chủ động còn học sinh thì bị động suốt tiết học.
Trong một tiết giảng văn truyền thống thì chúng ta nhận thấy, quá trình sử dụng trực quan sinh động là chưa nhiều. Đa phần giáo viên chỉ giảng giải ghi bảng, chưa chú ý đến việc sử dụng trực quan sinh động. Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Ngữ văn ngày nay là một bước phát triển góp phần thu hút hứng thú học tập Ngữ văn đối với các em học
I. lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với một số môn khoa học khác, thực trạng dạy học Văn được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tỉ lệ học sinh yếu, lười học, chán học ở bộ môn này ngày càng cao, kéo theo kết quả không mấy khả quan qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi vào Đại học, Cao đẳng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học cũng như việc làm thế nào để tăng tính hấp dẫn và hứng thú từ học sinh đến với bộ môn này đang là một vấn đề cấp bách. Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội nói chung, giáo dục nói riêng, ngành khoa học công nghệ thông tin (CNTT) phát triển đã mở ra nhiều ứng dụng và tiện ích mới. Báo hiệu một chân trời mới không chỉ cho giáo dục, mà còn cho mọi ngành, mọi nghề trong xã hội.
Nền giáo dục của kỉ nguyên thông tin là một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người được học tập, giúp cho mọi người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời, biết cách sử dụng rộng rãi những tiện ích của CNTT, truyền thông mạng, máy tính và truy cập Internet. Việc đưa CNTT, Internet để tổ chức và triển khai quá trình dạy và học với những phương pháp và hình thức linh hoạt hơn: như soạn giáo án, thiết kế bài giảng điện tử, dạy và học trực tuyến,... Điều đó không chỉ làm cho công việc của người giáo viên đơn giản, nhẹ nhàng hơn mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người học. Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đang không ngừng đầu tư để tăng dần và hiện đại hóa các tiến bộ, tiện ích của CNTT vào việc dạy và học. Có thể nói trong phương pháp dạy học hiện đại, không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực từ các thành tựu khoa học CNTT.
Hiện nay, ở các trường phổ thông, phong trào soạn và dạy giáo án điện tử đã diễn ra khá sôi động. Có một số giáo viên đã chịu khó học hỏi, tìm tòi và thu được những thành công bước đầu, tạo nên những giờ dạy mới mẻ, sôi nổi và đặc biệt có hiệu quả cao. Tuy nhiên để phát huy tối đa ưu thế của các phương tiện mới, người giáo viên phải có những kỹ năng nhất định về máy tính và Internet. Mặt khác không phải ai, cũng có điều kiện thuận lợi để cập nhật nhanh chóng kịp thời, những thành tựu, tiến bộ của khoa học CNTT. Do đó việc thiết kế giáo án điện tử, dù không còn là điều mới mẻ, nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi đồng đều ở các bộ môn. Riêng các giáo viên ngữ Văn, việc sử dụng thành thạo CNTT là không nhiều, đặc biệt đối với những thầy cô lớn tuổi, thầy cô dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,... chính vì vậy ở các trường phổ thông; Ngữ Văn là một trong những bộ môn mà giáo viên còn nhiều hạn chế nhất trong áp dụng CNTT.
Như chúng ta đã biết, Ngữ văn là môn học với số lượng tiết được phân phối khá nhiều. Dạy Văn ngoài việc bồi dưỡng năng lực đọc hiểu, năng lực cảm thụ, thẩm mỹ, phát triển tư duy... còn phải giúp cho các em nắm được phương pháp học tập bộ môn, tạo thành tập quán tự học, biết tìm tòi phát hiện, suy nghĩ giải quyết vấn đề làm cơ sở cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách suốt đời. Thế nhưng các em học sinh phổ thông hiện nay thường có tâm lí chán học môn văn. Do vậy, yêu cầu được đặt ra là người giáo viên phải tìm tòi các cách thức, biện pháp nhằm thu hút học sinh học tập một cách thích thú và say mê hơn.
Đối với phân môn Đọc hiểu văn bản thì mỗi tiết dạy thường khô khan với những đơn vị kiến thức đã định sẵn trong chương trình sách giáo khoa. một tiết lên lớp cho môn Ngữ văn là 45 phút. Và khoảng thời gian này phần lớn giáo viên sử dụng biện pháp thuyết giảng. Học sinh chăm chú lắng nghe, thi thoảng phát biểu và ghi nhận vấn đề. Quá trình dạy và học hầu như mất thăng bằng, nó trở nên khập khiễng quá mức vì giáo viên nắm phần chủ động còn học sinh thì bị động suốt tiết học.
Trong một tiết giảng văn truyền thống thì chúng ta nhận thấy, quá trình sử dụng trực quan sinh động là chưa nhiều. Đa phần giáo viên chỉ giảng giải ghi bảng, chưa chú ý đến việc sử dụng trực quan sinh động. Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Ngữ văn ngày nay là một bước phát triển góp phần thu hút hứng thú học tập Ngữ văn đối với các em học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Quốc Thanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)