Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mỹ Trang | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 16:
Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
(tiếp theo)
Câu 1: Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
Cuộc khởi nghĩa của Lí Bí và Triệu Quang Phục giành được thắng lợi, thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập, đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
Mặc dầu chỉ tồn tại được 60 năm, nước Vạn Xuân độc lập vẫn là một sự cổ vũ lớn cho thế hệ sau trong cuộc chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc
Câu 2: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
+Nguyên nhân:
_Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của toàn dân.
_Do tài mưu lược của Ngô Quyền trong việc sử dụng nghệ thuật thủy chiến.
+Ý nghĩa lịch sử:
_Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ thành quả đấu tranh của dân tộc ta.
_Xác lập vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
_Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ.
Câu 3: Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng mở của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
Năm khởi nghĩa:

40
Tóm tắt diễn biến, kết quả:
_Năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, Trưng Trắc được nhân dân suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
100



137
_Hơn 3000 dân nổi dậy đốt phá trị sở, nhà của bọn quan lại đô hộ. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
_Hơn 2000 dân đánh huyện lị, đốt thành. Cuộc khởi nghĩa kéo dài hơn một năm mới thất bại
144


157


178-181


248
_Hơn 1000 dân Nhật Nam nổi dậy liên kết với nhân dân Cửu Chân đánh các huyện, nhưng bị đàn áp.
_Hơn 4000 dân Cửu Chân, Nhật Nam( do Chu Đạt lãnh đạo) đánh giết Huyện lệnh, đánh quận lị Cửu Chân, giết Thái thú. Ba năm sau, cuộc khởi nghĩa mới bị đàn áp.
_Hàng vạn dân nổi dậy do Lương Long cầm đầu. Đến năm 181, cuộc nổi dậy mới bị đàn áp xong.
_Triệu Thị Trinh lãnh đạo dân chúng khởi nghĩa. Nhà Ngô huy động 8000 quân mới đàn áp được
542


687



722



Khoảng năm 776
_Lý Bí khởi nghĩa. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân.
_Lý Tự Tiên, Đinh Kiến khởi nghĩa, vây đánh phủ thành Tống Bình( Hà Nội), giết chết Đô hộ phủ Lưu Diên Hựu. Nhà Đường cử quân sang đánh bại nghĩa quân.
_Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân vùng Nam Đàn( Nghệ An) nổi dậy khởi nghĩa, xây dựng căn cứ chống giặc ở Sa Nam ( Nam Đàn).
_Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì-Hà Tây), đánh chiếm phủ thành Tống Bình, quản lí đất nước. Phùng Hưng mất 791, nhà Đường đem quân xâm lược.
905



938
_Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đã đánh chiếm phủ thành Tống Bình, xây dựng chính quyền tự chủ.
_Ngô Quyền đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, bảo vệ độc lập tự chủ.
Câu 4: Nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Dụ Thừa và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.
_Hai Bà Trưng:
+Lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập, tự chủ cho dân tộc.
+Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập, tự chủ ấy.
_Lý Bí:
+Liên kết với các hào kiệt, nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được thắng lợi.
+Thành lập ra nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ.
_Triệu Quang Phục:
+Kế tục sự nghiệp của Lý Bí tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương giành thắng lợi.
+Tiếp tục đưa đất nước trở lại thanh bình trong một thời gian.
_Khúc Thừa Dụ:
+Lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền, đã đánh đổ ách thống trị của nhà Đường.
+Cuộc khởi nghĩa của Khúc Dụ Thừa thắng lợi đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang trong hơn nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu bền của dân tộc.
_Ngô Quyền:
+Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn vừa trả thù cho chủ tướng vừa thủ tiêu nội ứng lợi hại của Nam Hán.
+Thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.
+Cuộc khởi nghĩa và chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra một bước ngoặt mới, thời đại mới-thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)