Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Luy | Ngày 10/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 16
THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TT)
II. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ( từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X )
1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến thế kỉ X
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
a, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( 40 – 43 )
- Diễn biến:

+ Năm 40 Khởi nghĩa nổ ra ở Hát Môn,thu hút đông đảo nhân dân tham gia
Chiếm Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu. Cuộc Khởi nghĩa giành thắng lợi,Trưng Trắc xưng vương,đóng đô ở Mê Linh, xây dựng chính quyền tự chủ

+ Hè năm 42 nhà hán xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến do Hai Bà Trưng lãnh đạo diễn ra quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại ( năm 43 )

- Ý nghĩa : Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống đô hộ của nhân dân ta,khẳng định vai trò của phụ nữ trong đấu tranh chống ngoại xâm
ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG
b, Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân:
- Diễn biến:
+ Năm 542 Lý Bí liên kết nhân dân các châu nỗi dậy khởi nghĩa, chiếm thành Long Biên ( BắcNinh ) lật đổ chính quyền đô hộ.
+ Năm 544 Lý Bí lên ngôi ( Lý Nam Đế ) thành lập nước Vạn Xuân, kinh đô ở sông Tô Lịch ( Hà Nội)
+ Năm 545 nhà Lương xâm lược nước ta, Lý Bí trao quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến. Năm 550 giành thắng lợi, Triệu Quang Phục lên ngôi

+ Năm 571 Lý Phật Tử cướp ngôi  năm 603 nhà Tùy xâm lược, nước Vạn Xuân kết thúc

Ý nghĩa: Khẳng định sự trưởng thành ý thức dân tộc,đánh dấu bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc
c, Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ ( 905 )
Lợi dụng sự suy yếu củ nhà Đường , năm 905 Khúc Thừa Dụ nổi dậy khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội ) lật đổ chính quyền đô hộ, giữ chức Tiết độ sứ.
- Năm 907 Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều cải cách nhằm xây dựng chính quyền tự chủ. Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước
d, Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Ngô Quyền ( 898 – 944 ) quê ở Đường Lâm ( Sơn Tây – Hà Tây ) cha là Ngô Mân, mẹ là bà họ Phạm. Giỏi bắn cung tên, tinh thông binh pháp…..
LƯỢC ĐỒ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG 938
NGÔ QUYỀN CHỈ HUY TRẬN ĐÁNH
- Nguyên nhân:
+ Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, xưng Tiết độ sứ thay họ Khúc.

+ Năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn giết hại và cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cơ hội đó, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta.
+ Năm 938 quân Nam Hán xâm lược nước ta
+ Ngô quyền lãnh đâọ nhân dân giết chết Kiều Công Tiễn, tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ( dùng kế đóng cọc , cho quân mai phục hai bên bờ sông và nhử địch vào trận địa bãi cọc ) giành thắng lợi và đập tan âm mưu của nhà Nam Hán.
Ý nghĩa :
+ Mở ra thời đại mới – thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc
+ Chấm dứt vĩnh viễn hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
- Diễn biến:
II. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ( từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X )
1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến thế kỉ X
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
a, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( 40 – 43 )
b, Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân
c, Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ ( 905 )
d, Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
CỦNG CỐ BÀI HỌC
THÂN ÁI CHÀO CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Luy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)