Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Kỳ Dương Trường | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 16:
Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
Thứ năm, ngày 8 tháng 2 năm 2017
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc
I- CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (Từ TK I đến TK X)
1, Khái quát phong trào đấu tranh từ TK I đến đầu TK X
2, Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Hoàn cảnh lịch sử
Từ khi An Dương vương để mất nước, đất nước Âu Lạc chi thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Chính quyền phương Bắc ra sức thực hiện chính sách đồng hóa, dẫn đến nhân dân bất bình. Từ khi Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ năm 34, ách thống trị của phương Bắc ngày càng nặng nề. Tô Định tàn bạo và tham lam, tăng cường phục dịch và thuế khóa với người Việt khiến mâu thuẫn giữa người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt. Vì vậy nhân dân  Lạc đã đoàn kết nhau lại để chống đối.
Thứ năm, ngày 8 tháng 2 năm 2017
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc
Trong số các Lạc tướng có ý chống lại sự thống trị của nhà Hán, nổi lên nhà Trưng Trắc ở Mê Linh và nhà Thi Sách ở Chu Diên. Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị có cá tính mạnh mẽ, không chịu ràng buộc theo pháp luật mà Tô Định áp đặt.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách. Hai nhà đồng lòng tập hợp lực lượng chống lại sự cai trị của nhà Hán và đã tập hợp được sự ủng hộ của khá nhiều thủ lĩnh địa phương khác.
Thứ năm, ngày 8 tháng 2 năm 2017
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Thứ năm, ngày 8 tháng 2 năm 2017
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Trước khí thế chống đối của các thủ lĩnh người Việt, Tô Định đã bắt giết Thi Sách để hy vọng dập tắt sớm ý định chống đối. Thù chồng bị giết càng khiến Trưng Trắc hành động gấp rút trong việc khởi binh chống nhà Hán.
Thứ năm, ngày 8 tháng 2 năm 2017
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà, Trưng Trắc cùng với em Trưng Nhị tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng khởi nghĩa đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, dựng nền độc lập non sông.
Tháng 9 năm 39, Trưng Trắc và Trưng Nhị tập hợp các tướng lĩnh cùng nhau làm Hội thề ở cửa sông Hát (huyện Phúc Thọ, Hà Nội), phất cờ khởi nghĩa, thề rằng:
"Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"
Thứ năm, ngày 8 tháng 2 năm 2017
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc
Diễn biến cuộc khởi nghĩa
Thứ năm, ngày 8 tháng 2 năm 2017
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc
Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Khi xuất quân Trưng Trắc vẫn chưa hết tang chồng, bà trang điểm rất đẹp. Các tướng hỏi vì sao, bà đáp rằng:
Việc binh không thể ảnh hưởng. Nếu giữ lễ và làm xấu dung nhan thì nhuệ khí tự nhiên suy kém. Cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm nhiều màu sắc của quân, khiến cho bọn giặc trông thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng.
Mọi người nghe đều thán phục là không bằng bà.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa
Thứ năm, ngày 8 tháng 2 năm 2017
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc
Quân Hai Bà trước tiên tấn công đô úy trị quận ở Mê Linh.
Chiếm được nơi đây, Hai Bà Trưng tiến đánh chiếm thành Cổ Loa.
Trên đà thắng lợi, Hai Bà Trưng mang quân vượt sông đánh trụ sở Giao Chỉ ở Luy Lâu.
Quân khởi nghĩa tấn công quá nhanh khiến Tô Định không kịp trở tay. Trước thế mạnh của quân khởi nghĩa, các viên quan cầm đầu không trở tay kịp và không dám chống cự, bỏ chạy về phương Bắc. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định hoảng sợ cạo tóc, cạo râu, trà trộn vào loạn quân, vứt bỏ ấn tín mà chạy.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng rất nhiều. Sau khi Luy Lâu bị hạ, các thành khác nhanh chóng tan vỡ và quy phục. Cuộc khởi nghĩa lan rộng vào Cửu Chân, Nhật Nam, sang Uất Lâm, Hợp Phố…
Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó Vương
TIẾN VÀO MÊ LINH
ĐÁNH CHIẾM
THÀNH LUY LÂU
NGHĨA QUÂN BAO VÂY DINH THÁI THÚ TÔ ĐỊNH
TÔ ĐỊNH SỢ HÃI CẢI TRANG TRỐN VỀ NÝỚC
HAI BÀ TRÝNG CHIẾN THẮNG
Mùa hè năm 42, nhà Hán xâm lược, Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến, nhưng do lực lượng chênh lệch nên cuối cùng thất bại.
Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt ở Lãng Bạc. Trưng Vương phải rút về Cổ Loa. Cổ loa bị thất thủ, quân Trưng Vương về Hạ Lôi lui về giữ Cấm Khê. Quân Mã Viện dồn sức đánh bại quân Hai Bà ở Cấm Khê. Hai Bà Trưng hi sinh. Đại quân của Hai Bà bị tan vỡ, số còn lại rút về chjến đấu ở Cửu Chân cho đến khi bị tiêu diệt
Thứ năm, ngày 8 tháng 2 năm 2017
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc
Kết quả
Ý nghĩa
Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Âu Lạc
Thể hiện ý chí quật cường, tinh thần yêu nước và ý thức độc lập tự chủ của nhân dân ta
Khẳng định khả năng, vai trò của người phụ nữ trong cuộc đấu trang chống ngoại xâm
Đền thờ Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh,
tỉnh Vĩnh Phúc
Tượng Hai Bà Trưng tại đền thờ ở huyện Mê Linh,
tỉnh Vĩnh Phúc
LỄ HỘI HAI BÀ TRÝNG Ở HÁT MÔN
Nghi thức rýớc bánh trôi
BÀI THUYẾT TRÌNH ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC
XIN CẢM ÕN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)