Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo)
Chia sẻ bởi Vũ Thanh Tâm |
Ngày 10/05/2019 |
69
Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo) thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Bài thuyết trình lịch sử
Nhóm 3
Tên thành viên:
Nguyễn Quốc Ân
Vũ Quỳnh Anh
Phan Thu Trang
Hà Khánh Huyền
Vũ Thanh Tâm
- Nguyễn Phương Linh
Phạm Thảo Đan
Hoàng Ngọc Lan
Dương Quốc Sơn
Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
Khúc Thừa Dụ
Quê ở Hồng Châu ( Ninh Giang, Hải Dương), thuộc dòng dõi lớn, con nhà hào phú.
Ông sống khoan hòa, hay thương người, được dân chúng mến phục.
Giữ chức Hào trưởng Chu Diên.
Trị vì: 905-907
Là người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc Việt sau gần 1000 năm vì các triều đại Trung Hoa đô hộ.
Hoàn cảnh
Cuối thế kỉ IX, ở Trung Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào khiến nhà Đường suy yếu. Nhân cơ hội đó Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ.
Diễn biến
Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đã đem quân đánh chiếm thành Tống Bình (Hà Nội) rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.
Về hình thức vẫn giữ nguyên cách tổ chức của chính quyền đô hộ nhưng thực chất chính quyền ấy là chính quyền tự chủ. Tất cả bọn quan lại phương Bắc bị bãi bỏ, thay bằng người Việt.
Đầu 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ.
Ngày 7 tháng 2 năm Bính Dần (906), vua Đường phong cho ông Tĩnh Hải quân tiết độ sứ tước Đồng bình chương sự.
Ông phong cho con là Khúc Hạo chức “ Tĩnh Hải quân Tư mã quyền tri lưu hậu”, chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha. Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ được hơn một năm thì mất ngày 23 tháng 7 năm Đinh Mão (907), giao quyền lại cho con là Khúc Hạo
Ý nghĩa
Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập tự chủ.
Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc: “độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa”. Tuy chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng thực chất Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc.
Ông là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Việt Nam rơi vào tay nhà Hán.
Nhóm 3
Tên thành viên:
Nguyễn Quốc Ân
Vũ Quỳnh Anh
Phan Thu Trang
Hà Khánh Huyền
Vũ Thanh Tâm
- Nguyễn Phương Linh
Phạm Thảo Đan
Hoàng Ngọc Lan
Dương Quốc Sơn
Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
Khúc Thừa Dụ
Quê ở Hồng Châu ( Ninh Giang, Hải Dương), thuộc dòng dõi lớn, con nhà hào phú.
Ông sống khoan hòa, hay thương người, được dân chúng mến phục.
Giữ chức Hào trưởng Chu Diên.
Trị vì: 905-907
Là người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc Việt sau gần 1000 năm vì các triều đại Trung Hoa đô hộ.
Hoàn cảnh
Cuối thế kỉ IX, ở Trung Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào khiến nhà Đường suy yếu. Nhân cơ hội đó Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ.
Diễn biến
Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đã đem quân đánh chiếm thành Tống Bình (Hà Nội) rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.
Về hình thức vẫn giữ nguyên cách tổ chức của chính quyền đô hộ nhưng thực chất chính quyền ấy là chính quyền tự chủ. Tất cả bọn quan lại phương Bắc bị bãi bỏ, thay bằng người Việt.
Đầu 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ.
Ngày 7 tháng 2 năm Bính Dần (906), vua Đường phong cho ông Tĩnh Hải quân tiết độ sứ tước Đồng bình chương sự.
Ông phong cho con là Khúc Hạo chức “ Tĩnh Hải quân Tư mã quyền tri lưu hậu”, chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha. Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ được hơn một năm thì mất ngày 23 tháng 7 năm Đinh Mão (907), giao quyền lại cho con là Khúc Hạo
Ý nghĩa
Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập tự chủ.
Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc: “độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa”. Tuy chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng thực chất Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc.
Ông là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Việt Nam rơi vào tay nhà Hán.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thanh Tâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)