Bài 16. Thân to ra do đâu ?

Chia sẻ bởi Trần Xuân Thiện | Ngày 23/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Thân to ra do đâu ? thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Thân to ra do đâu
Bài 16
Kiểm tra bài cũ
(?) Xác định lại các thành phần của thân non trên hình vẽ.


(?) Thân dài ra do bộ phần nào?
Phim về những cây gỗ lớn
Chú ý: Nhấp chuột vào phim để xem
(?) Vì sao những cây này lại có thể lớn như vậy?
Mở bài:
Bài trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cấu tạo trong của thân non, sự dài ra của thân là do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ngọn. Như vậy, cấu tạo trong của thân trưởng thành khác gì với thân non, thân to ra do đâu, vì sao lại có những thân cây to lớn như trên đoạn phim chúng ta vừa xem và khi nắm được những vấn đề này thì chúng ta vận dụng được gì trong thực tiễn. Để giải quyết các câu hỏi đó hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 16: “Thân to ra do đâu?”.

1. Tầng phát sinh
Vỏ
Tầng sinh vỏ
Mạch gỗ
Tầng sinh trụ
Mạch rây
Thịt vỏ
(?) Tìm điểm khác biệt cơ bản của thân non và thân trưởng thành?
Những điểm khác nhau cơ bản:
- Có lớp tầng sinh vỏ nằm giữa vỏ và thịt vỏ.
- Có lớp tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.
(Trên hình vẽ là hai vòng màu vàng)
Kết luận:
Thân trưởng thành có thêm tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ.
Phim của thân non và trưởng thành
Chú ý: Nhấp chuột vào phim để xem
Một số hình ảnh về cấu tạo thân
Mạch rây
Mạch gỗ
Tầng sinh trụ
Mạch rây
Mạch gỗ
Thân non
Thân trưởng thành
Một số hình ảnh về cấu tạo thân
Vỏ
Tầng sinh trụ
Ruột
Mạch rây
Mạch gỗ
Tìm hiểu thân to ra do đâu?
(?) Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?
(?) Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?
(?) Thân cây to ra do đâu?
Quan sát đoạn phim sau để trả lời các câu hỏi trên.
Tìm hiểu thân to ra do đâu?
Chú ý: Nhấp chuột vào phim để xem
C: tế bào tầng sinh trụ
P: tế bào mạch rây
X: tế bào mạch gỗ
Kết luận:
Thân to ra do sự phân chia các tê bào của các mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.
-Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ, hàng năgm sinh ra phía ngoài một lớp tế bào vỏ và phía trong một lớp thịt.
-Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hàng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây, phía trong một lớp mạch gỗ.
Khi bóc vỏ cây, mạch rây đã bị bóc theo vỏ.
Mạch rây bị bóc ra
2. Vòng gỗ hàng năm
(?) Vì sao lại có vòng hàng năm như vậy?
(?) Việc xác định vòng gỗ hàng năm đối với cây lâu năm có ý nghĩa gì?
Quan sát đoạn phim sau và trả lời 2 câu hỏi trên.
Phim vòng gỗ hàng năm
Chú ý: Nhấp chuột vào phim để xem
Kết luận:
Đối với cây ở vùng nhiệt đới hàng năm về mùa mưa, cây hấp thụ được nhiều thức ăn, tầng sinh trụ tạo được nhiều mạch gỗ to, có thành mỏng, xếp thành một vòng dày, màu sáng. Mùa khô, ít thức ăn, các tế bào gỗ sinh ra ít hơn, bé hơn, có thành dày, xếp thành một vòng mỏng, màu sẫm.
3. Dác và ròng
(?) Tìm sự khác nhau cơ bản của dác và ròng?
(?) Điều này có ý nghĩa gì trong việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng?
Quan sát hình sau và trả lời câu hỏi trên.
Hình vẽ dác và ròng
Kết luận:
- Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
- Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây.
Cấu tạo chung toàn bộ thân
Kết luận chung:
Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
Hàng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuổi cây.
Cây gỗ lâu năm có dác và ròng.
Mở rộng:
(?) Tiêu chuẩn nào để có sự khai thác hợp lí cây rừng khi dựa vào cấu tạo cây?
(?) Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?
(?) Hiện nay cây nào được mệnh danh là to nhất?
(?) Vi sao khi khai thác cây cao su thì đòi hỏi việc cạo vỏ chính xác độ dày là rất quan trọng để cây cho được nhiều mủ nhất?
Kiểm tra - đánh giá
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Làm các câu trắc nghiệm sau:

Do đâu mà đường kính của các cây gỗ trưởng thành to ra? (Nhấp vào ô vuông chọn câu trả lời đúng nhất)
Gồm thịt vỏ và mạch rây.
Gồm biểu bì, thịt vỏ và ruột.
Gồm biểu bì và thịt vỏ.
Gồm thịt vỏ và ruột.

Đáp án: d


Kiểm tra - đánh giá
Dặn dò
Đọc mục “Em có biết”.
Chuẩn bị bài “vận chuyển các chất trong thân”.
Có thể cho HS tham khảo thêm phần mở rộng tại nhà.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Xuân Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)