Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Chia sẻ bởi Lê Chí Tuất | Ngày 29/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy, cô giáo
và các em học sinh
TRUỜNG PTDTNT LỘC NINH
GV: Lê Chí Tuất
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:Em hãy cho biết tình hình kinh tế
nước ta nửa sau thế kỉ XIV?
Trả lời:
- Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Nên nhiều năm bị mất mùa đói kém, nông dân phải bán ruộng đất, vợ con.
- Vương hầu, qúy tộc, nhà chùa, địa chủ chiếm đoạt nhiều ruộng đất làm cho đời sống nông dân ngày càng bấp bênh, cực khổ.
- Triều đình bắt dân nghèo phải nộp thuế đinh.
Thứ tư, ngày 02 tháng 12 năm 2009
Môn: Lịch Sử 8, PPCT: 31

Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV ( Tiếp theo )
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1. Nhà Hồ thành lập ( 1400 )
Câu hỏi:
Cuối thế kỉ XIV tình hình
nhà Trần Như thế nào?
Câu hỏi:
Nhà Hồ do ai thành lập?

Hồ Quý Ly (1336-1407) tự là Lý Nguyên dòng dõi trạng nguyên Hồ Hưng Dật - người Chiết Giang ở Trung Quốc, sau sang ở Quỳnh Lưu - Nghệ An.
Đến đời thứ 12 là Hồ Liêm đến sống ở Thanh Hóa và làm con nuôi của Tuyên ý Lê Huấn nên đổi thành họ Lê. Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm.
- Hồ Quý Ly ( Lê Quý Ly ) là người có tài, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông, đã sinh hạ được 3 vị vua Trần: Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, nên ông rất được vua Trần trọng dụng.
- 1375 Ông giữ chức Tham mưu quân sự.
1379 Ông giữ chức Tiểu tư không kiêm khu mật đại sứ.
1380 Ông giữ chức Nguyên nhung Hải tây đô thống chế.
- 1388 Thái Úy Trần Ngạc và một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly nhưng không thành.
1395 Ông được phong chức Nhập nội phụ chính thái sư bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên trung vệ quốc đại vương.
1397 xây dựng kinh đô mới ở An Tôn ( Vĩnh Lộc - Thanh Hóa )
1400 Ông phế truất vua Trần và lên làm vua đặt niên hiệu là Thánh Nguyên , đổi quốc hiệu là Đại Ngu.
HỒ QUÝ LY
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
- Chính trị:


Câu hỏi:
Về chính trị, Hồ Quý Ly đã thi hành những biện pháp cải cách nào?

- Năm 1397 đổi trấn Thanh Hóa làm trấn Thanh Đô, trấn Quốc Oai làm trấn Quảng Oai, trấn Đà Giang làm trấn Thiên Hưng, trấn Trường Yên
làm trấn Thiên Quan, Lạng Sơn phủ làm Lạng Sơn trấn.
- Khu vực quanh kinh thành đổi tên là Đông đô lộ
Cho dời kinh đô vào An Tôn ( thành Tây đô )
( Khâm định Việt sử thông giám cương mục )
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1. Nhà Hồ thành lập ( 1400 )

Quy định cơ chế làm việc : Lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện.
- Đông đô lộ do phủ đô hộ cai quản.
- Phàm những việc hộ tịch , tiền thóc, kiện tụng đều làm gộp một sổ của Lộ đến cuối năm báo lên sảnh để làm bằng mà kiểm xét.

( Khâm định Việt sử thông giám cương mục )
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
- Chính trị:

Câu hỏi:
Em hãy nêu những biện pháp cải cách về kinh tế, tài chính của Hồ Quý Ly?
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1. Nhà Hồ thành lập ( 1400 )
- Kinh tế, tài chính:
Tiền đồng thời nhà Hồ
Tiền giấy thời nhà Hồ
Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy gọi là `` thông bảo hội sao ``
gồm 7 loại: 10 đồng, 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền, 1 quan, cấm
dùng tiền bằng đồng, ai có tiền bằng đồng phải đem đổi cho nhà nước
lấy tiền giấy, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan hai tiền giấy.
- Chính sách hạn điền: là chính sách hạn chế số
lượng ruộng đất của địa chủ theo quy định của nhà
nước phong kiến:
- 1397 ban hành chính sách `` Hạn điền `` quy định:
Đại Vương và Trưởng công chúa không bị hạn chế số
lượng ruộng đất tư, số còn lại không được sở hữu quá 10
mẫu, người nào nhiều ruộng được phép lấy ruộng chuột
tội, số ruộng thừa phải sung công.


1402 nhà Hồ định lại biểu thuế đinh, chỉ đánh vào người có ruộng, người không có ruộng, trẻ mồ côi, đàn bà góa không phải nộp. Thuế ruộng đánh theo phép lũy tiến, có nhiều ruộng đóng nhiều, không có ruộng không phải đóng: người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan.
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
- Chính trị:

Câu hỏi:
Về xã hội Hồ Quý Ly thi hành những biện pháp cải cách nào?
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1. Nhà Hồ thành lập ( 1400 )
- Kinh tế, tài chính:
- Xã hội:
Chính sách hạn nô là chính sách hạn chế số nô
tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.
- 1401 nhà Hồ quy định chiếu theo phẩm cấp,
các quan lại, quý tộc chỉ được nuôi một số gia nô
nhất định. Số thừa ra sung công. Mỗi gia nô thừa
ra được nhà nước đền bù 5 quan tiền, trừ loại mới
nuôi hoặc gia nô người nước ngoài, số gia nô còn
lại phải ghi dấu hiệu ở trán theo tước phẩm của chủ.
Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để:
- Hạn chế bớt số lượng ruộng đất, nô tì của
vương hầu, quý tộc, địa chủ nhà Trần.
- Hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng
đất, đặc biệt là điền trang của quý tộc.
- Xóa bỏ độc quyền của quý tộc nhà Trần, nâng
cao quyền lực của chính quyền trung ương.
Câu hỏi:
Nhà Hồ thực hiện chính sách
hạn điền,hạn nô để làm gì?
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
- Chính trị:
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1. Nhà Hồ thành lập ( 1400 )
- Kinh tế, tài chính:
- Xã hội:
Nhà Hồ đặt Quảng tế thự và cử ông Nguyễn Đại Năng giữ
chức Quảng tế thư thừa chuyên lo việc chữa bệnh cho dân.
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
- Chính trị:
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1. Nhà Hồ thành lập ( 1400 )
- Kinh tế, tài chính:
- Xã hội:
- Văn hóa, giáo dục:
Câu hỏi:
Em hãy cho biết những biện pháp cải cách về văn hóa, giáo dục?

- 1396 Hồ Quý Ly sửa đổi chế độ thi cử: thi
Hương ở địa phương, thi Hội ở kinh thành.

- 1397 Hồ Quý Ly đề nghị đặt chức học quan ở
các lộ và cấp ruộng công cho các địa phương để sử
dụng vào việc học.
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
- Chính trị:
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1. Nhà Hồ thành lập ( 1400 )
- Kinh tế, tài chính:
- Xã hội:
- Văn hóa, giáo dục:
- Quân sự:
Câu hỏi:
Về quân sự:
Hồ Quý Ly thực hiện
những biện pháp gì?
Hình ảnh viên đạn súng thần cơ bằng đá tìm thấy ở thành Tây Đô – Thanh Hoá
Hình ảnh thuyền chiến ( lâu thuyền )
Di tích thành nhà Hồ ( Thanh Hóa )
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
- Chính trị:
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1. Nhà Hồ thành lập ( 1400 )
- Kinh tế, tài chính:
- Xã hội:
- Văn hóa, giáo dục:
- Quân sự:
Câu hỏi:
Em có nhận xét gì về
chính sách quân sự,
quốc phòng của
Hồ Quý Ly?

Đây là một chính sách tích cực,
sáng tạo nhằm tăng cường, củng cố
sức mạnh về quân đội, quốc phòng.
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1. Nhà Hồ thành lập ( 1400 )
3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.
a. Ý nghĩa:
b. Tác dụng:
- Tiến bộ:
- Hạn chế:
Câu hỏi:
Những biện pháp cải cách
của Hồ Quý Ly có nghĩa gì?
Câu hỏi:
Những biện pháp cải cách của
Hồ Quý Ly có gì
tiến bộ?
Câu hỏi:
Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly còn hạn chế ở điểm nào?
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1. Nhà Hồ thành lập ( 1400 )
3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.
Câu hỏi:
Em có nhận xét, đánh
giá như thế nào về
Hồ Quý Ly?
Hồ Quý Ly là người yêu nước tiến bộ, là một
nhà cải cách có tài nổi tiếng trong lịch sử
nước ta thời phong kiến. Ông đã đưa ra những
biện pháp cải cách khá toàn diện trên các lĩnh
vực: chính trị, kinh tế, tài chính, xã hội, văn hóa,
giáo dục, quân sự đã đưa đất nước ta thoát khỏi
tình trạng khủng hoảng cuối thế kỉ XIV.
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY.
1. Nhà Hồ thành lập ( 1400 )
3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.
- Biết ơn công lao to lớn của Hồ Quý Ly.
- Là học sinh chúng ta phải cố gắng học tập
thật giỏi, góp phần xây dựng quê hương,
đất nước.
- Trân trọng và bảo vệ những di tích lịch
sử của nhà Hồ còn để lại.
Toàn cảnh khu di tích đền Hồ Quý Ly ở núi
Thiên Cầm - Hà Tỉnh
Chánh điện khu di tích đền Hồ Quý Ly ở núi
Thiên Cầm - Hà Tỉnh
SƠ KẾT BÀI HỌC
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà theo em là đúng nhất:
Câu hỏi: Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh:
A. Nhà Trần suy sụp, không còn đủ sức để cai quản đất nước.

B. Xã hội khủng hoảng, kinh tế trì trệ, làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút.

C. Ngoại xâm đe dọa.

D. Cả câu A, câu B và câu C đều đúng.
D
Em hãy nối các ý sau để được những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly:
Chính trị
Xã hội
Kinh tế
tài chính
Quân sự
Văn hóa,
giáo dục
Cải tổ hàng ngũ võ quan.
Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn.
Đặt lệ cử quan ở triều đình về thăm hỏi nhân
dân và tình hình làm việc của quan lại
Phát hành tiền giấy.
Ban hành chính sách hạn điền.
Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng
Ban hành chính sách hạn nô.
Bắt nhà giàu bán cho dân đói.
Tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục.
Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.
Làm lại sổ đinh.
Sản xuất vũ khí.
Bố phòng những nơi hiểm yếu.
Xây thành kiên cố.
Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Soạn vào vở bài 17: ôn tập chương II và chương III.
KÍNH CHÚC QUÍ THẦY, CÔ SỨC KHOẺ
CÁC EM HỌC GIỎI
CÁM ƠN QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Chí Tuất
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)