Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Anh |
Ngày 29/04/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Môn: Lịch Sử
GV dạy: Nguyễn Thị Kim Anh
Tháng 12/2010
Chào mừng quí thầy cô về dự giờ lớp 7
Kiểm tra bài cũ
Bài tập: Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau.
Câu 1:Nhiều người nông dân thời Trần cuối thế kỉ XIV, đã phải bán ruộng , bán vợ, con cho quý tộc, địa chủ thì họ trở thành tầng lớp nào?
A. Nông dân bần cùng. B. Nông nô.
C. Nô tì. D. Các tầng lớp trên.
Câu 2: Nguyờn nhõn no dó d?n d?n cỏc cu?c kh?i nghia c?a nụng dõn vo cu?i th? k? XIV?
A. Do mõu thu?n gi?a d?a ch?, phong ki?n v?i nh Tr?n.
B. Do mõu thu?n gay g?t gi?a giai c?p th?ng tr? v?i nụng dõn, nụng nụ v nụ tỡ.
C. Do mõu thu?n gi?a nụng dõn v?i d?a ch? , phong ki?n.
D. Do mõu thu?n gi?a nụng dõn, nụng nụ, nụ tỡ v?i nh Minh.
C
B
Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN (tt)
II/ NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
1/ Nhà Hồ thành lập(1400)
Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?
Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm,dòng dõi Hồ Hưng Dật,người Chiết Giang,làm thái thú Diễn Châu vào đầu thế kỉ X.Hồ Liêm di cư ra Đại Lại-Thanh Hoá rồi xin làm con nuôi của tuyên uý Lê Huấn,từ đó mang họ Lê.Quý Ly có hai người cô đều là vợ Trần Minh Tông và là mẹ của ba vua Trần Hiến Tông,Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông,nhờ đó rất được Trần Nghệ Tông tin yêu.
Hồ Quý Ly
1/ Nhà Hồ thành lập(1400)
Nhà Trần suy sụp, xã hội khủng hoảng, ngoại xâm đang đe doạ
Năm 1400 Hồ Quý Ly truất phế vua Trần, lên làm vua, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu.
2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
- Hồ Quý Ly đã thực hiện cải cách trên những lĩnh vực nào?
Chính trị
Kinh tế
tài chính
Cải cách
Quân sự
Xã hội
Văn hoá
giáo dục
2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
- Về chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp của họ Trần, cải cách bộ máy chính quyền
Chính trị:
Năm 1379, Hồ Quý Ly đổi trấn Thanh Hoá làm trấn Thanh Đô, trấn Quốc Oai làm trấn Quảng Oai, Lạng Sơn phủ làm Lạng Sơn trấn v v. và quy định "Lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện. Phàm những việc hộ tịch, tiền thóc, kiện tụng đều gộp làm một sổ của lộ, đến cuối năm báo lên sảnh để kiểm xét.
Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy, gọi là "thông bảo hội sao" gồm 7 loại: 10 đồng, 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 ti?n, 1 quan; cấm dùng tiền bằng đồng (ai có tiền bằng đồng phải đem đổi cho nhà nước lấy tiền giấy).
*Kinh tế:
Tiền đồng thời Trần
Tiền Giấy thời Hồ
2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
- Về chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp của họ Trần, cải cách bộ máy chính quyền
Kinh tế- tài chính: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng
2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
- Về chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp của họ Trần, cải cách bộ máy chính quyền
Kinh tế- tài chính: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng
- Xã hội:
Ban hành chính sách hạn nô.
Trong các khoa thi đặt thêm ra kì thi toán pháp (phải dùng thước để đo, bàn tính để làm tính)
Giáo dục
Văn hóa, giáo dục
2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
- Về chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp của họ Trần, cải cách bộ máy chính quyền
Kinh tế- tài chính: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng
Xã hội: Ban hành chính sách hạn chế nô tì
- Văn hoá giáo dục: Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi chế độ thi cử, học tập
Tớch c?c s?n xu?t v ch? t?o vu khớ.
Phũng th? ? nh?ng noi hi?m y?u.
Hình 40-Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hoá).
Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ còn có tên gọi là thành An Tôn,thành Tây Giai hay thành Tây Đô là một công trình kiến trúc tiêu biểu thời Hồ(1407-1427),thành được xây dựng từ năm Đinh Sửu(1397), đời Trần Thuận Tông.Thành nhà Hồ được xây dựng trên địa thế tự nhiên,hiểm trở. Nhìn ra bốn phía thì có núi Thổ Tượng(Voi Đất), ở phía Bắc,núi Hắc Khuyển(chó đen) ở phía Đông;núi Ngưu Ngoạ(Trâu Nằm) ở phía tây và núi Đốn Sơn(còn gọi là núi Đún,núi Cung) ở phía Nam.Bốn dãy núi như bao bọc lấy toà thành ở giữa,làm bình phong che đỡ cho toàn thành.
Em có nhận xét như thế nào về quân sự thời Hồ?
2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
- Về chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp của họ Trần, cải cách bộ máy chính quyền
Kinh tế- tài chính: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng
Xã hội: Ban hành chính sách hạn chế nô tì
- Văn hoá giáo dục: Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi chế độ thi cử, học tập
- Quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường và củng cố quốc phòng
3/ Ý nghĩa tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly
THẢO LUẬN NHÓM
Câu hỏi: Những cải cách của Hồ Quý Ly có tác dụng tích cực và hạn chế như thế nào?
Tích cực:
+ Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, góp phần hạn chế việc tập trung ruộng đất trong tay quý tộc, địa chủ.
+ Làm suy yếu thế lực của nhà Trần.
+ Tăng nguồn thu nhập cho đất nước.
+ Văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ.
Hạn chế:
Một số chính sách chưa triệt để, chưa giải quyết yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân.
Em có suy nghĩ như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly và những cải cách của ông?
Thơ Hồ Quý Ly
" Dục vấn An Nam sự
An Nam phong tục thuần
Y quan Đường chế độ
Lễ nhạc Hán quân thần
Ngọc ủng khai tâm tửu
Kim đao chước tế lân
Niên niên nhị tam nguyệt
Đào lý nhất ban xuân" .
Tạm dịch:
" An Nam muốn hỏi rõ
Xin đáp: phong tục thuần
Lễ nhạc nghiêm như Hán
Y quan chẳng kém Đường
Dao vàng cá nhỏ vẩy
Bình ngọc rượu lừng hương
Mỗi độ mùa xuân tới
Mận đào nở chật vườn" .
Bài tập: Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau.
Câu1. Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy vào năm nào?
A. 1399. B. 1340. C. 1367. D. 1396.
D
Câu 2. Những cải cách của Hồ Quý Ly đã góp phần làm suy yếu thế lực nào của nhà Trần?
A. Quý tộc tôn thất nhà Trần. B. Địa chủ nhà Trần.
C. Quý tộc nhà Trần. D. Tất cả các thế lực trên.
A
Câu 3. Cải cách của Hồ Quý Ly đối với gia nô, nô tì như thế nào?
A. Đã giải phóng thân phận nô lệ.
B. Chưa giải phóng thân phận nô lệ.
C. Chuyển gia nô và nô tì trở thành nông dân tự do.
D. Gia nô, nô tì không còn lệ thuộc quan lại.
B
Dặn dò:
Học bài cũ.
Tìm hiểu thêm về triều đại nhà Hồ.
Xem trước bài Bài 17: Ôn tập chương II và chương III.
TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC!
CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE, CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)