Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Chia sẻ bởi Vũ Tiến Dũng | Ngày 29/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

LỊCH SỬ 7
GV:Nguyễn Thị Thanh Bình
Phòng giáo dục và đào tạo đồng hỷ
Trường thcs vân hán
BÀI 16
SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
CUỐI THẾ KỈ XIV
KIỂM TRA BÀI CŨ
Em có nhận xét gì về tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần?
* VĂN HÓA
- Các tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân.
- Đạo Phật và Nho giáo phát triển.
- Nho giáo có địa vị cao trong xã hội.
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa phổ biến: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đấu vật...
- Tập quán sống giản dị.
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển.
* GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC
- Học hành thi cử được mở rộng.
- Mở trường học khắp nơi.
- Sử học: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu).
- Quân sự: Binh thư yếu lược (Trần Hưng Đạo).
- Chế tạo súng (Hồ Nguyên Trừng).
- Y học: Nghiên cứu thuốc nam (Tuệ Tĩnh).
- Thiên văn: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.
* NGHỆ THUẬT
- Nhiều công trình có qui mô lớn, rất phát triển.
BÀI 16

SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
CUỐI THẾ KỈ XIV
BÀI 16
SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
CUỐI THẾ KỈ XIV
I/ TÌNH HÌNH KINH TẾ-
XÃ HỘI
BÀI 16 SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
CUỐI THẾ KỈ XIV
I/ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1/ Tình hình kinh tế.
Em hãy nêu nhận xét về vương triều Trần trước đây?
Tháp Phổ Minh
Thành Tây Đô
Tháp Bình Sơn
Thạp gốm hoa nâu
Hình ảnh về quân xâm lược
Mông- Nguyên.
Tình hình kinh tế nước ta nửa sau thế kỉ XIV như thế nào? Nguyên nhân?
Em có nhận xét gì
qua những câu thơ trên?
Vào nửa sau thế kỉ XIV có 9 lần vỡ đê lụt lớn.
Nhiều năm vừa bị hạn vừa bị lụt. Có hơn 10 nạn đói lớn. Nguyễn Phi Khanh
đỗ thái học sinh thời Trần, đã mô tả tình cảnh dân chúng bấy giờ như sau:
Đồng lúa ngàn dặm đỏ như cháy
Đồng quê than vãn trông vào đâu?
... Lưới chài quan lại còn vơ vét
Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi...
BÀI 16 SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
CUỐI THẾ KỈ XIV
I/ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1/ Tình hình kinh tế.
Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
- Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con
và biến thành nô tỳ.
Đời sống người dân phải gánh chịu thêm những khó khăn gì?
- Quý tộc, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng
đất công. Bắt dân nghèo phải nộp tiền thuế đinh.
Tướng quốc triều Trần là Trần Nguyên Đán mới ngày nào còn vui mừng
thốt lên: “ Trăm họ mừng ca cảnh thịnh giàu” thì nay đã buồn rầu viết lên
mấy câu thơ:
“ Năm nay hè hạn, thu nước to.
Mạ thối nước khô hại biết bao
Đọc sách triệu trang mà bất lực,
Bạc đầu xin phụ nỗi thương dân ”
BÀI 16 SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
CUỐI THẾ KỈ XIV
I/ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
1/ Tình hình kinh tế.
2/ Tình hình xã hội.
Trước tình hình đất nước như vậy, nhà Trần làm gì?

“ Vua buông tuồng ăn chơi vô độ ... nghiện rượu mê đàn hát,
xa xỉ làm cung điện nguy nga...., lãng phí tiền của, hoang dâm
chơi bời: món gì Dụ Tông cũng mắc! Cơ nghiệp nhà Trần
sao khỏi suy được? ”

( Khâm định Việt sử thông giám cương mục )
Trần Khánh Dư nói:
“ Tướng là chim ưng, dân là vịt,
lấy vịt nuôi chim ưng có gì là lạ.”
BÀI 16 SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
CUỐI THẾ KỈ XIV
I/ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1/ Tình hình kinh tế.
2/ Tình hình xã hội.
Vua, quan, quý tộc vẫn lao vào ăn chơi
sa đọa.
Nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối
loạn kỉ cương phép nước.
Chu Văn An (1292-1370) tên thật là Chu An
hiệu là Tiều Ân. Là một thầy giáo, thầy thuốc,
đại quan nhà Trần. Được phong tước Văn
Trịnh Công. Ông dâng sớ lên vua đòi chém 7
tên nịnh thần nhưng Dụ Tông không nghe.
Ông đã xin “treo mũ” từ quan.

Hình ảnh tượng và đền thờ
Chu Văn An
BÀI 16 SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
CUỐI THẾ KỈ XIV
I/ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1/ Tình hình kinh tế.
2/ Tình hình xã hội.
Vua, quan, quý tộc vẫn lao vào ăn chơi
sa đọa.
Nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối
loạn kỉ cương phép nước.
Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369),
Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình rối loạn,
nông dân khởi nghĩa khắp nơi.
Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà
Trần nửa cuối thế kỉ XIV?
THẢO LUẬN NHÓM (4’)
Nhóm 1- 2: Em hãy nêu tên, thời gian, địa bàn hoạt động
của các cuộc khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỉ XIV?
Nhóm 3-4: Em hãy nhận xét các cuộc khởi nghĩa trong
thòi gian này về tính chất, qui mô, kết quả, ý nghĩa?
* Khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương
(1344- 1360).
Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh,
Nguyễn Kỵ ở Thanh Hóa (1379).
* Khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai- Sơn Tây (1390).
* Khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây (1399).
*Nhận xét các cuộc khởi nghĩa:
Tính chất: là cuộc khởi nghĩa của tầng lớp
nông dân, nô tỳ.
Qui mô: rộng lớn, ở nhiều địa phương.
Kết quả: đều thất bại, do triều đình đàn
Áp (thiếu sự liên kết, thiếu người lãnh đạo
chung, diễn ra không cùng thời gian nên
triều đình dễ đàn áp.)
- Ý nghĩa: góp phần làm cho nhà Trần suy yếu.
BÀI 16 SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
CUỐI THẾ KỈ XIV
I/ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1/ Tình hình kinh tế.
2/ Tình hình xã hội.
Vua, quan, quý tộc vẫn lao vào ăn chơi
sa đọa.
Nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối
loạn kỉ cương phép nước.
Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước
không còn quan tâm đến sản xuất
nông nghiệp.
Nông dân phải bán ruộng đất,
vợ con và biến thành nô tỳ.
- Quý tộc, địa chủ ra sức cướp
đoạt ruộng đất công.
Bắt dân nghèo phải nộp
tiền thuế đinh.
Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369),
Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình rối loạn,
nông dân khởi nghĩa khắp nơi.
Nửa sau thế kỉ XIV (thời nhà Trần) tình hình kinh tế xã hội ngày càng suy sụp và đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, thể hiện ở các mặt: ( Em hãy ghi những thông tin cần thiết vào các tiểu mục sau để thể hiện điều đó )
A. Tình hình ruộng đất, công tác thuỷ lợi:
…………………………………………………………………………
................................................................................................................
B. Đời sống nhân dân:
…....……………………………………………………………………
................................................................................................................
C. Vua và quan lại:
………………………………………………………...………………
................................................................................................................
D. Hậu quả:
…………………………………………………………..……………..
................................................................................................................
Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.
Đê điều thuỷ lợi không được chăm sóc.
Vô cùng cực khổ, đói kém, mất mùa.
Phải bán ruộng đất, vợ con, bị biến thành nô tỳ.
Vua buông tuồng, ăn chơi vô độ
Quan thả sức ăn chơi và bóc lột dân chúng.
Nhà Trần bạc nhược, không bảo vệ nổi an toàn cho đất nước
và nhân dân, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tỳ diễn ra.
SƠ KẾT BÀI HỌC
1344- 1360
Hải Dương
Nguyễn Thanh,
Nguyễn Kỵ
1390
Phạm Sư Ôn
Sơn Tây
Nguyễn Nhữ Cái
Em hãy hoàn thành bảng thống kê sau về
các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa sau thế kỉ XIV.
DẶN DÒ
Học bài kết hợp lược đồ.
Xem trước bài mới: phần II/
Nhà Hồ và cải cách của Hồ
Quý Ly. (SGK/77).
XIN CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Tiến Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)