Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Kiệt | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO CÁC EM
Câu 1: Trình bày vòng tuần hòan của nước trên Trái Đất.
Câu 2: Trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ của nước sông.
* Chế độ mưa.
* Băng tuyết.
* Địa thế.
* Thực vật.
* Hồ, đầm

SÓNG, THỦY TRIỀU, DÒNG BIỂN
I.SÓNG BIỂN:
* Sóng biển là một hình thức di động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
* Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió. Gió càng mạnh thì sóng càng to.
* Sóng thần là sóng thường có chiều cao khỏang 20 - 40m, truyền theo chiều ngang với vận tốc có thể tới 400 - 800 km/g
Gió lớn trong các trận bão gây nên những đợt sóng lớn
Sóng bạc đầu ở Ha-oai
II.THỦY TRIỀU:
* Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên
có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương, do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.
* Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất.
Khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí vuông góc thì dao động thủy triều nhỏ nhất.
III.DÒNG BIỂN:
* Dòng biển còn gọi là hải lưu, là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
* Nguyên nhân chủ yếu sinh ra dòng biển là họat động của các lọai gió thường xuyên như: gió Mậu dịch (Tín phong), gió Tây.
Ngòai ra còn có một số nguyên nhân khác nữa như: sự chênh lệch về độ mặn, về nhiệt độ, về tỉ trọng của nước giữa các biển.
CHÀO TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Kiệt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)