Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Chia sẻ bởi Bùi Thanh Liêm | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

SVTH: Bùi Thanh Liêm – Lớp 06 SDL
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỊA LÝ 10
(chương trình cơ bản)
Bài 16:
Sóng
- Thủy triều
- Dòng biển
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Có mấy loại vòng tuần hoàn nước? Hãy nêu đặc điểm của chúng?
Có 2 vòng Tuần hoàn nước trên Trái Đất:
a. Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây lên cao gặp lạnh tạo thành mưa rồi rơi lại xuống biển.
b. Vòng tuần hoàn lớn:
- Nước bốc hơi từ bề mặt biển và đại dương hay bề mặt sông, hồ, đầm hay thảm thực vật... tạo thành mây, mây gặp gió được đưa sâu vào lục địa.
- Khi gặp địa hình chắn gió, mây bốc lên cao gặp lạnh và gây mưa ở vùng địa hình thấp, những vùng có địa hình cao (như đỉnh núi cao, cao nguyên cao...) tạo nên tuyết.
- Mưa và tuyết tan chảy theo sông và các dòng nước ngầm từ lục địa ra biển.
Câu 2: Em hãy trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông?
I. Sóng biển
II. Thủy triều
III. Dòng biển
Bài 16
Sóng. Thủy triều. Dòng biển
I. SÓNG BIỂN
Sóng biển
Em hãy quan sát đoạn phim sau và cho biết: Sóng là gì?
1. Khái niệm:
I. SÓNG BIỂN
Quan sát sự chuyển động của quả bóng trên mặt nước...
Sóng là hình thức dao động của nước theo chiều thẳng đứng
Sóng bạc đầu là một dạng sóng, được hình thành do các phần tử nước biển chuyển động lên cao, khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
thế nào là sóng bạc đầu
I. SÓNG BIỂN
Gió nhẹ
Gió lớn
I. SÓNG BIỂN
2. Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió
Em hãy cho biết nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng?
3. Sóng thần:
- Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm
dưới đáy biển, bão lớn...
- Đặc điểm: Cao 20 – 40m, truyền theo chiều
ngang, vận tốc 400 – 800km/h, có sức tàn phá lớn...
Em hãy nêu nguyên nhân, đặc điểm của sóng thần?
Động đất
Núi lửa
I. SÓNG BIỂN
Ví dụ: thiệt hại về người của trận sóng thần ở Ấn Độ Dương cuối tháng 12/2004.
Tính đến 12/01/05
- Indonesia có ít nhất 95 000 người chết và khoảng 77 000 người mất tích.
- Sri Lanka có ít nhất 29 825 người chết và 5 806 người mất tích
Sóng thần cuối tháng 12/2004
I. SÓNG BIỂN
Em hãy nêu một vài tác hại của thảm hoạ sóng thần?
II. THỦY TRIỀU
Em hãy cho biết: thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều?
1. Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động
thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước
trong các biển và đại dương.
2. Nguyên nhân
Hình thành chủ
yếu do sức hút
của Mặt Trăng và
Mặt Trời.
Hiện tượng thỷ triều
Mô hình thuỷ triều
II. THỦY TRIỀU
1 Âm lịch
15 Âm lịch
8 Âm lịch
23 Âm lịch
Dao động thủy triều lớn nhất (triều cường)
Khi Mặt trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng
nằm trên một đường thẳng.
Dao động thủy triều nhỏ nhất (triều kém)
Khi Mặt trời, Mặt Trăng và trái đất
vuông góc với nhau.
Em hãy cho biết dao động thủy triều lớn nhất và nhỏ nhất xảy ra khi nào?
Vào các ngày triều cường và triều kém, ở Trái Đất sẽ thấy mặt Trăng như thế nào?
- Không Trăng
- Trăng tròn
- Trăng khuyết
- Trăng khuyết
II. THỦY TRIỀU
II. THỦY TRIỀU
4. Ảnh hưởng của thủy triều
Bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số ảnh hưởng của thủy triều đến đời sống và sản xuất?
TÍCH CỰC
- Thuỷ triều là nguồn năng lượng có giá trị
- Xây dựng hải cảng và phát triển một số ngành kinh tế biển (làm muối,nuôi trồng hải sản,...)
- Bảo vệ an ninh đất nước
HẠN CHẾ
Triều cường gây ngập úng nhiều vùng cửa sông, ven biển.
Làm nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
Thuyền vào Cảng
III. DÒNG BIỂN
Dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết:
- Dòng biển là gì? có mấy loại dòng biển?
- Nguyên nhân tạo ra dòng biển?
3. Nguyên nhân:
Do sự chênh
lệch về độ mặn, nhiệt độ; do gió,
lực côriôlit,...
1. Khái niệm:
Dòng biển là sự di chuyển của
các khối nước trong các biển và
đại dương
Cả lớp chia thành 4 nhóm: Dựa vào SGK và bản đồ phân bố các dòng biển trên thế giới em hãy hoàn thiện phiếu học tập sau:
III. DÒNG BIỂN
4. Đặc điểm phân bố:
Thảo luận nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm 1, 3: Em hãy trình bày đặc điểm của các
dòng biển ở Bắc bán cầu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm 2, 4: Em hãy trình bày đặc điểm của các
dòng biển ở Nam bán cầu
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua 2 bờ các đại dương
Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng nước đổi chiều theo mùa
Vòng hoàn lưu lớn ở BCB theo chiều kim đồng hồ, còn ở BCN thì ngược lại
Dòng biển bắc
Ấn Độ Dương
DB theo gió mùa tháng 1
Tháng7
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?
Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bên bờ đại dương.
b. Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển nóng, lạnh đổi chiều theo mùa.
c. Các dòng biển nóng thường xuất hiện ở hai cực chảy về phía xích đạo.
d. Các dòng biển nóng thường xuất phát từ hai bên đường xích đạo chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 2: Câu nào dưới đây không chính xác?
a. Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng
b. Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều nằm ngang
c. Nguyên nhân gây sóng thần là do động đất dưới đáy biển
d. Nguyên nhân chủ yếu của sóng biển và sóng bạc đầu là gió
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Các em về nhà xem lại bài và làm các bài tập trang 62 sách giáo khoa.

Đọc trước bài 17: Thổ nhưỡng quyển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.
CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO
VÀ CÁC EM HỌC SINH
Bùi Thanh Liêm - 06 SDL
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thanh Liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)