Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Giang | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

CHÚC CÁC EM CÓ GIỜ HỌC TỐT
GIÁO VIÊN: BÙI THỊ LÝ
TỔ KHXH 2
CHÀO MỪNG
THẦY CÔ VÀ CÁC EM
ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP
BÀI 16. SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
I- SÓNG BIỂN


Qua những hình ảnh vừa quan sát và kiến thức trong sách giáo khoa, em hãy cho cô biết: sóng biển là gì?
1. Khái niệm:
Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng
Xem đoạn video, hãy cho biết nguyên nhân nào gây ra sóng biển?
PHÂN LOẠI
O Cơ sở phân loại: theo nguồn gốc phát sinh là chủ yếu.
Các loại sóng: sóng bạc đầu, sóng nội (do nguyên nhân mật độ nước biển), sóng thần (do hoạt động của đất và núi lửa), sóng triều (do lực hấp dẫn của các thiên thể)…
2. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân chủ yếu là do gió
Ngoài ra, sóng còn được tạo ra do động đất, núi lửa.
A. SÓNG BẠC ĐẦU
Qua hình ảnh vừa quan sát và nội dung mục I - SGK, em hãy cho cô biết thế nào là sóng bạc đầu?
Do các giọt nước biển chuyển động lên cao, khi rơi xuống va đập vào nhau vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng xóa, gọi là sóng bạc đầu.

B. SÓNG THẦN
Khái niệm:
Sóng thần là sóng cao dữ dội, có chiều cao khoảng 20 đến 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ có thể tới 400 đến 800 km/h. Khi tràn vào bờ, sóng thần có sức phá hoại rất lớn.
Nguyên nhân:
Sóng thần chủ yếu là do động đất gây ra, ngoài
ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển
hoặc bão...

Quan sát hình ảnh sau đây và cho biết khái niệm sóng thần?
Một số hình ảnh về động đất và núi lửa phun ngầm dưới đáy biển
Vậy, hiện tượng sóng thần gây ra những hậu quả gì?
Hậu quả:
Sóng thần xảy ra gây nên những thiệt hại vô cùng nặng nề về người và của.
Dấu hiệu nhận biết sóng thần:
- Cảm thấy đất rung nhẹ dưới chân khi đứng trên bờ.
- Nước biển sủi bọt,một thời gian sau nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ.
- Nước có mùi trứng thối (khí hydro sunfua) hay mùi xăng dầu.
- Có vệt sáng đỏ ở đường chân trời
Các loài động vật ở gần bờ cảm giác được sự nguy hiểm và bỏ chạy lên vùng đất cao trước khi những con sóng tràn tới.
- Cuối cùng một bức tường nước khổng lồ sẽ đột ngột tiến nhanh vào bờ, tàn phá tất cả những gì trên đường sóng đi qua.
Hãy kể một số
trận sóng thần lớn trên thế giới
và những thiệt hại do chúng gây ra?
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và hình ảnh vừa
quan sát, em hãy cho cô biết, thủy triều là gì?
1. Khái niệm :
“ Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương ”.

- Thực chất, thủy triều mang tính chất như một dao động sóng nên cũng có thể nói : “Thủy triều là một sóng dài và phức tạp”
II-THỦY TRIỀU
Quan sát
hình ảnh sau
Quan sát hình 8.1, hãy cho biết nguyên nhân gây ra thủy triều là gì?
2. Nguyên nhân :
- Do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất.
- Ngoài ra thủy triều còn có
thể sinh ra do điều kiện khí tượng (khí áp), gọi là
khí triều hoặc địa chất
(dao động của vỏ Trái Đất)
gọi là địa triều.
Theo em, sức hút của Mặt Trăng hay Mặt Trời
tới Trái Đất là lớn hơn?
Tuy Mặt Trời lớn hơn Mặt Trăng tới 27 .106 lần nhưng khoảng cách của Mặt Trời tới Trái Đất lại lớn hơn khoảng cách của Mặt Trăng tới Trái Đất tới 400 lần nên lực tạo triều của Mặt Trăng lớn hơn của Mặt Trời 2,17 lần.
1- Không trăng 3- Trăng tròn
2- Trăng khuyết 4- Trăng khuyết
1
2
3
4
Vị trí của Mặt trăng,Mặt trời và Trái đất ?
3 .Đặc điểm:

Quan sát 2 hình vẽ trên, em hãy cho biết dao động
thủy triều lớn nhất xảy ra khi nào?khi đó ở Trái
Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?
a. Triều cường :
Khi Mặt Trăng, Măt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng
thì dao động thủy triều là lớn nhất (triều cường).
Đó là vào ngày không trăng và ngày trăng tròn.
Thông thường ngày không trăng và ngày trăng
tròn rơi vào những ngày nào?
Thông thường ngày không trăng và ngày trăng tròn
thường rơi vào những ngày đầu tháng (mùng 1 âm
lịch) và ngày giữa tháng (ngày 15 âm lịch). Theo
thuật ngữ dân gian, ngày không trăng còn dược gọi
là ngày sóc, ngày trăng tròn là ngày vọng.
Dựa vào hình vẽ trên,em hãy cho biết dao động thủy triều nhỏ nhất xảy ra khi nào? Khi đó ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?
b. Triều kém:
Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì dao động thủy triều là nhỏ nhất (triều kém).
Triều kém xuất hiện ở các điểm tương ứng với các vị trí số 2 và số 4 ở trên hình vẽ, đó là vào ngày trăng khuyết.
Thông thường ngày trăng khuyết rơi vào những
ngày nào?
Ngày trăng khuyết thường rơi vào ngày mùng 7 và
ngày 23 âm lịch hàng tháng, còn gọi là ngày huyền.
4. Chế độ thủy triều :
a. Nhật triều :
Trong một chu kì triều hay một ngày (khoảng 24 giờ 50 phút ) có 1 lần triều lên và 1 lần triều xuống.
b. Bán nhật triều :
Trong một chu kì triều có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống. Những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo. Đôi khi người ta còn phân biệt chế độ bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.
c.Tạp triều :
Là hiên tượng thủy triều lên xuống không đều
theo chu kì.
Theo em,biển Đông ở Việt Nam có chế độ thủy
triều nào?
Biển Đông Viêt Nam có chế độ nhật triều là
chủ yếu.
5. Ứng Dụng :
Hãy nêu những ứng dụng của Thủy triều?
Làm muối
Sản xuất điện
Đánh bắt và nuôi trồng
thủy hải sản
Giao thông vận tải
Năm 1938,Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán
trên sông Bạch Đằng nhờ lợi dụng chu kì lên
xuống của thủy triều.
III- DÒNG BIỂN
1. Khái niệm:
Dòng biển lạnh
Dòng biển nóng
Là hiện tượng chuyển động của các lớp nước trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương .

Qua hai hình ảnh vừa quan sát, em hãy cho biết có mấy loại dòng biển và rút ra khái niệm về dòng biển?
2. Nguyên Nhân :

Nguyên nhân nào sinh ra dòng biển?
Do hoạt động của các loại gió thường xuyên như
gió tín phong, gió Tây, gió mùa.
- Do chênh lệch về nhiệt độ, độ mặn, tỉ trọng nước
ở các biển khác nhau.
- Ngoài ra, các lực thứ yếu cũng có tác động quan
trọng tới việc hình thành dòng biển. Đó là các lực:
Coriolis, lực ma sát nội, lực li tâm…
3. Đặc Điểm và phân bố:
* Nhóm 1 tìm hiểu về các dòng biển nóng và lạnh ở Bắc bán cầu ( phiếu số 1)

* Nhóm 2 tìm hiểu về các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở Nam bán cầu ( phiếu số 2)
Hãy quan sát các hình trên và hoàn thành phiếu học tập sau
Phiếu số 1
Phiếu số 2
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Phần củng cố :
Chúc các em học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)