Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Chia sẻ bởi Trần Huyền | Ngày 19/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Sóng. Thủy triều. Dòng biển thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
KHỞI ĐỘNG
1. Đại dương
2. Sóng biển
3. Triều cường
4. Mặt Trăng
5. Muối biển
1. Sóng thần
2. Dòng biển
3. Điện thủy triều
4. Mặt Trời
5. Ngô Quyền
Đội 1
Đội 2
I. Sóng biển:
1. Khái niệm
2. Nguyên nhân
3. Sóng thần
II. Thủy triều:
1. Khái niệm
2. Nguyên nhân
3. Đặc điểm
III. Dòng biển:
1. Phân loại
2. Phân bố
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
I. SÓNG BIỂN
Quan sát đoạn video clip và dựa vào nội dung tài liệu nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:
1. Sóng biển là gì? Nguyên nhân nào sinh ra sóng biển, sóng thần?
2. Sóng thần có đặc điểm gì? Kể một số tác hại của sóng thần mà em biết.
3. Nêu những biện pháp để phòng chống sóng thần có hiệu quả.
NHIỆM VỤ HỌC TẬP 1 (Nhóm: Sóng biển)
Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
I. SÓNG BIỂN
1. Khái niệm:
Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
2. Nguyên nhân:
Chủ yếu là do gió, gió càng mạnh thì sóng càng to.
3. Sóng thần:
- Đặc điểm: Có chiều cao lớn (20-40m), di chuyển nhanh (400-800 km/h), có sức tàn phá lớn.
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do động đất và núi lửa dưới đáy biển hoặc bão mạnh.
(Video sóng thần ở Nhật bản năm 2011)
Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
II. THỦY TRIỀU
Quan sát các hình 16.1, 16.2, 16.3 ở SGK, video và dựa vào nội dung tài liệu nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:
1. Thủy triều là gì? Nguyên nhân nào sinh ra thủy triều?
2. Khi nào có “triều cường”, “triều kém”? Đó là những ngày nào trong tháng? Khi đó ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?
3. Ý nghĩa của thủy triều đối với đời sống?
NHIỆM VỤ HỌC TẬP 2 (Nhóm: Thủy triều)
Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
II. THỦY TRIỀU
1. Khái niệm:
Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có tính chu kì của nước biển và đại dương.
2. Nguyên nhân:
Do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
3. Đặc điểm:
- Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng -> dao động thủy triều lớn nhất (triều cường).
- Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc -> dao động thủy triều nhỏ nhất (triều cường).
Sản xuất muối biển
Nhà máy điện thủy triều
Ứng dụng thủy triều trong đời sống
(Video tàu lợi dụng thủy triều để vào cảng)
Đánh giặc giữ nước
Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
III. DÒNG BIỂN
Quan sát bản đồ, và dựa vào nội dung tài liệu nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:
1. Trên biển và đại dương có những loại dòng biển nào?
2. Ở vùng chí tuyến, bờ nào của các lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều, bờ nào có khí hậu khô? Tại sao?
3. Ở vùng ôn đới, bờ đại dương nào có khí hậu lạnh mưa ít, bờ lục địa nào có khí hậu ấm áp mưa nhiều? Tại sao?
NHIỆM VỤ HỌC TẬP 3 (Nhóm: Dòng biển)
Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
III. DÒNG BIỂN
1. Phân loại:
Trên biển và đại dương có hai loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh
2. Phân bố:
- Các dòng biển nóng phát sinh ở hai bên xích đạo chảy về phía Tây, gặp các lục địa, chảy về hai cực.
- Các dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 ở bờ đông các đại dương, chảy về xích đạo hợp với dòng biển nóng
- Ở bán cầu Bắc còn có các dòng biển lạnh chảy từ vùng cực theo bờ tây các đại dương về xích đạo.
- Ở vùng gió mùa có các dòng biển đổi chiều theo mùa.
- Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương.
Củng cố bài học
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
1. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng biển là do:
A. Trái Đất quay qanh trục
B. Gió thổi
C. Sức hút của Mặt trăng
D. Cả 3 nguyên nhân trên

2. Dao động của thủy triều lớn nhất (triều cường) khi:
A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng.
B. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm vuông góc với nhau
C. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí chéo nhau

3. Các dòng biển nóng và lạnh thường phân bố:
A. Song song với nhau trên các đại dương.
B. Cùng chiều với nhau trên các đại dương
C. Đối xứng nhau qua bờ các đại dương
D. Dọc theo các đường chí tuyến
- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài học.
-Nghiên cứu trước nội dung bài 17 và tìm hiểu các nội dung sau:
1. Đất là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của đất. Đất có vai trò gì đối với sản xuất và đời sống con người? (Cả lớp)

2. Trình bày vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất:
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ
Vị trí của Mặt trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày triều cường
Vị trí của Mặt trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày triều kém
(30,1 ÂL)
(15,16 ÂL)
Dòng biển nóng
Dòng biển lạnh
1. Sóng biển:
- Khái niệm: Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nhưng lại làm cho người ta có cảm giác là nước biển chuyển động theo chiếu ngang từ ngoài khơi xô vào bờ.
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do gió, gió càng mạnh thì sóng càng to, mặt nước càng nhấp nhô.
2. Sóng thần:
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.
- Đặc điểm: Có chiều cao khỏng 20-40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ nhanh (400-800 km/h), khi vào bờ có sức tàn phá lớn.
- Tác hại: Sóng thần khi vào bờ có sức tàn phá lớn, làm phá hủy nhà cửa, công trình, tàu thuyền, thiệt hại về con người...
- Biện pháp phòng chống: Có biện pháp cảnh báo kịp thời, sơ tán dân cư ven biển khi có cảnh báo động đất ở biển...
Nhóm: SÓNG BIỂN
1. Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có tính chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương.

2. Nguyên nhân: Do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

3. Đặc điểm:
- Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì có “triều cường”, đó là những ngày giữa tháng hoặc cuối tháng, khi đó ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Trăng tròn hoặc không Trăng.
- Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc thì có “triều kém”, đó là những ngày đầu tháng, khi đó ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Trăng khuyết.

4. Ý nghĩa của thủy triều: Thủy triều được vận dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như làm muối, sản xuất điện, quân sự...
Nhóm: THỦY TRIỀU
1. Phân loại: Trên biển và đại dương có hai loại dòng biển là dòng biển nóng và dòng biển lạnh
2. Ở vùng chí tuyến:
+ Bờ đông của các lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều, vì có các dòng biển nóng chảy gần bờ cung cấp nhiều hơi ẩm làm cho khí hậu ẩm và cho mưa nhiều
+ Bờ tây các lục địa có khí hậu khô ít mưa, do có các dòng biển lạnh chảy gần bờ làm cho khí hậu khô.
3. Ở vùng ôn đới:
+ Bờ đông các đại dương có khí hậu lạnh mưa ít,vì có các dòng biển lạnh từ cực chảy xuống
+ Bờ tây lục địa Á-Âu, lục địa Bắc Mĩ có khí hậu ấm áp mưa nhiều, do có các dòng biển nóng chảy sát bờ.
Nhóm: DÒNG BIỂN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)