Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận | Ngày 09/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 24, 25, 26 – Bài 16
GV: NGUY?N CHÍ THU?N
TRU?NG THPT DI AN - BÌNH DUONG
PHONG TRÀO GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945)
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
I. Tình hình VN trong những năm 1939-1945
II. Phong trào GPDT (9-1939 đến 3-1945)
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
IV. Nước VNDCCH được thành lập (2-9-1945)
V. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của CM tháng Tám năm 1945
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
I. Tình hình VN trong những năm 1939-1945
1. Tình hình chính trị
9-1939, Pháp tuyên chiến với Đức.
6-1940 Pháp đầu hàng Đức.
9-1940 Nhật chiếm Đông Dương và giữ nguyên hệ thống chính quyền của TD Pháp.
9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
Tình hình chính trị nước Pháp và Nhật những năm 1939-1945 ?
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
I. Tình hình VN trong những năm 1939-1945
1. Tình hình KT-XH
9-1939 Pháp huy động tiềm lực quân sự, nhân lực, sản phẩm, nguyên liệu, tăng thuế để cung cấp về nước và nộp cho Nhật.
Một số Cty của Nhật khai thác quặng mỏ phục vụ cho quân sự.
Đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực, 2 triệu người chết đói năm 1945.
Đòi hỏi Đảng ta phải kịp thời nắm bắt, đánh giá chính xác tình hình, đề ra đương lối đấu tranh phù hợp.
Tình hình KT-XH ở VN 1939-1945 đòi hỏi Đảng ta phải làm gì ?
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
II. Phong trào GPDT (9-1939 đến 3-1945)
1. Hội nghị BCHTW ĐCS ĐD tháng 11-1939





Nội dung (SGK)
Nhiệm vụ , mục tiêu trước mắt
Chủ trương
Phương pháp đấu tranh
Ý nghĩa
Địa điểm: Bà Điểm ( Hóc Môn_ Gia Định ) do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì , được coi là sự mở đầu cho việc điều chỉnh chủ trương cách mạng của Đảng.
Tại sao Đảng phải chuyển hướng chỉ đạo chiến lược về phương pháp đấu tranh ?
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
II. Phong trào GPDT (9-1939 đến 3-1945)
2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới
a. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940)
Nêu lãnh đạo, lực lượng và kết quả của khởi nghĩa Bắc Sơn 27-9-1940 ?
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
Khởi nghĩa Bắc Sơn là một cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại quân Pháp diễn ra tại Bắc Sơn, Lạng Sơn vào năm 1940 trong thời kỳ Đệ nhị thế chiến. Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn ngày 22 tháng 9 năm 1940, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút lui qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, đảng bộ lãnh đạo Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền Cách mạng (27-9-1940). Nhưng sau đó Nhật thỏa hiệp với Pháp để quay trở lại đàn áp phong trào khởi nghĩa, dồn dân, giết cán bộ, đốt phá nhà cửa, cướp bóc tài sản.
Bắc Sơn
Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
II. Phong trào GPDT (9-1939 đến 3-1945)
2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới
b. Khởi nghĩa Nam Kì 23-11-1940
Nêu lãnh đạo, lực lượng và kết quả của khởi nghĩa Nam Kì 23-11-1940 ?
LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG LẦN ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Khởi nghĩa Nam Kì 23-11-1940
Nguyễn Hữu Tiến
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
b.Khởi nghĩa Nam Kì 23-11-1940
Trong đêm 22 rạng ngày 23-11-1940, nhân dân các xã ở các huyện Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Thủ Đức, Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước đã nổi dậy đánh trống mỏ, phèng la, thùng thiếc… vang dội, kéo ra đường tuần hành thị uy, hô vang khẩu hiệu, rải truyền đơn, kêu gọi tề, lính đầu hàng, chặt cây cản đường, phá cầu, cắt dây điện thoại, chiếm đốt nhà việc và uy hiếp tinh thần địch.
Đội quân khởi nghĩa gồm các thanh niên nam nữ tự trang bị giáo mác, dao, rựa, búa, phảng, cuốc, xẻng, xà beng, tầm vông vạt nhọn, dây trói… tiến công vào các bót địch.
Lược đồ khởi nghĩa Nam Kì
Lược đồ Binh biến Đô Lương
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
c. Binh biến Đô Lương13-1-1941
Phong trào cách mạng của quần chúng đã ảnh hưởng đến tinh thần của binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Tại Nghệ An, binh lính rất bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho Pháp chống Thái Lan.
Ngày 13-1-1941, dưới sự chỉ huy của Đội Cung (Nguyễn Văn Cung), binh lính đồn Chợ Rạng (Thanh Chương-Nghệ An) đã nổi dậy. Tối hôm đó, họ đánh chiếm đồn Đô Lương rồi lên ôtô kéo về Vinh định cùng anh em binh lính ở đây giết giặc chiếm thành. Kế hoạch không thành. Đội Cung bị Pháp bắt và bị xử tử cùng với 10 đồng chí của ông tại Vinh. Nhiều người khác bị kết án khổ sai và đưa đi đày.
Nêu lãnh đạo, lực lượng và kết quả binh biến Đô Lương 13-1-1941 ?
BÀI TẬP 1
1. Sự kiện không ảnh hưởng đến tình hình nước ta trong giai đoạn 1939-1945 là
A. Pháp thua Đức và làm tay sai cho Đức (6-1940).
B. Nhật Bản tiến quân vào Đông Dương (9-1940).
C. Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945).
D. Đức tấn công nước Anh (9-1940).

2. Ngay khi tiến vào Đông Dương, quân Nhật đã
A. hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương.
B. giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét, bóc lột.
C. bắt lính người Việt đi làm bia đỡ đạn thay cho người Nhật.
D. thiết lập bộ máy thống trị mới của Nhật.

4. Ý không phản ánh đúng tình hình quân Pháp khi quân Nhật tiến vào Đông Dương là
A. Pháp bắt tay với quân Nhật và chia xẻ quyền lợi ở Đông Dương cho chúng.
B. Pháp tăng cường bóc lột hơn nữa nhân dân Đông Dương.
C. Pháp phục tùng và tuyên truyền cho sức mạnh của Nhật Bản.
D. Pháp tiến hành xuất cảng các nguyên liệu chiến lược sang Nhật Bản.

5. Tại Hội nghị tháng 11-1939, BCHTW ĐCS Đông Dương đã xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của CM Đông Dương là
A. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
B. Tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đáât cho dân cày.
C. Đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
D. Đánh đổ Nhật – Pháp , làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

6. Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị BCHTW ĐCS Đông Dương tháng 11-1939 đề ra là
A. đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.
B. đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp.
C. đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
D. đấu tranh nghị trường.

7. Hình thức Mặt trận được Đảng chủ trương thành lập năm 1939 là
A. Hội Phản đế Đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

8. Ý không phản ánh đúng hoàn cảnh bùng nổ khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940) là
A. Nhật Bản mở rộng phạm vi chiếm đóng khắp Đông Dương.
B. Quân Pháp ở Lạng Sơn thua trận, hoang mang, lo sợ.
C. Đảng bộ Bắc Sơn trưởng thành.
D. Thời cơ cướp chính quyền từ tay Pháp xuất hiện.

9. Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940) là
A. đòn cảnh cáo phát xít Nhật khi vừa đặt chân đến Đông Dương.
B. mở đầu cho phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc sau khi có chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng.
C. để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Đảng.
D. thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc.

10.Yếu tố xuất hiện lần đầu tiên trong khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940) là
A. khẩu hiệu đánh đổ Nhật – Pháp.
B. cở đỏ sao vàng.
C. cở đỏ búa liềm.
D. truyền đơn kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của binh lính.

11.Nguyên nhân dẫn tới cuộc binh biến Đô Lương (13-1-1941) là
A. binh lính hưởng ứng cuộc đấu tranh của nhân dân Đô Lương.
B. binh lính bất bình vì bị bắt sang Lào đánh quân Thái Lan.
C. binh lính thực hiện chỉ thị của Đảng bộ Đô Lương.
D. binh lính phản đối việc Pháp xử bắn Đội Cung và 10 đồng chí của ông.

12. Ý không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương là
A. thực dân Pháp còn mạnh và câu kết với quân Nhật để đàn áp nhân dân.
B. thời cơ cách mạng chưa chín muồi.
C. sự chuẩn bị chưa tốt.
D. nội bộ lãnh đạo không thống nhất.

13.Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và cuộc binh biến Đô Lương chứng tỏ
A. thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền từ tay địch đã xuất hiện.
B. sự trưởng thành của các tổ chức Đảng ở cơ sở.
C. thời cơ đấu tranh vũ trang quyết liệt đã đến.
D. Các ý A, B và C đều đúng.
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
II. Phong trào GPDT (9-1939 đến 3-1945)
3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo CM. HN lần thứ 8 BCHTW ĐCS ĐD (5-1941)



28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo CM.
10 đến 19-5-1941 chủ trì HN lần thứ 8 BCHTW Đảng tại Pắc Bó (Hà Quảng-Cao Bằng)
Người đã xa đất nước trọn 30 năm, tại sao ở thời điểm cuối năm 1938, Người quyết định trở về nước ?
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
HN lần thứ 8 BCHTW ĐCS ĐD (5-1941)
Nội dung của Hội nghị : (SGK)
Đề cao nhiệm vụ GPDT
Khẩu hiệu
Chủ trương
Quyết định
Kết quả
Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp tại Cao Bằng lập ra Mặt trận Việt Minh. Thông qua mặt trận này, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền.
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
II. Phong trào GPDT (9-1939 đến 3-1945)
4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
a. Bước đầu xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang: (SGK)
Xây dựng lực lượng chính trị
Xây dựng lực lượng vũ trang
Xây dựng căn cứ địa
Vai trò của Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng ?
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
b. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (SGK)
Đầu năm 1943
Từ ngày 25 đến 28-2-1943
Ngày 25-2-1944
Ngày 7-5-1944
Ngày 22-12-1944
Giữa tháng 5-1945
Tại sao Đảng chỉ đạo phải gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ?
Đội VN tuyên truyền giải phóng quân
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên.
Quân kỳ
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945)
a. Hoàn cảnh
Đầu năm 1945, Liên Xô tiến đánh Béc-lin, Đồng minh tấn công Nhật ở Đông Dương. Mâu thuẫn Nhật – Pháp trở nên sâu sắc.
Ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp chiếm Đông Dương dựng lên Chính phủ Trần Trọng Kim và Quốc trưởng Bảo Đại.
Quốc trưởng Bảo Đại
Chính phủ Trần Trọng Kim
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945)
b. Chủ trương
12-3-1945 : Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
Khẩu hiệu : “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Phát động : “cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”
Tầm quan trọng của chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ?
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945)
c. Khởi nghĩa từng phần (SGK)
Ở Cao - Bắc - Lạng
Ở Quảng Ngãi
Từ ngày 15 đến ngày
20-4-1945
Ngày 16-4-1945
Ngày 15-5-1945
Tháng 5-1945
Ngày 4-6-1945
Hội nghị Quân sự CM Bắc Kì từ 15 đến 20-4-1945 đã chuẩn bị điều gì ?
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945)
2. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (SGK)
a. Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố
Ngày 13- 5-1945
Từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945
Ngày 15-8-1945
Ngày 16 đến 17-8-1945
Đại hội Quốc dân ở Tân Trào
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
2. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (SGK)
b. Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa
Giữa tháng 8-1945
Ngày 18-8-1945
Ngày 19-8-1945
Ngày 23-8-1945
Ngày 25-8-1945
Ngày 28-8-1945
Chiều 30-8, Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến sụp đổ.
Chú giải
Nơi địa phương giành được chính quyền
Vua Bảo Đại thoái vị

30/8
Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
IV. Nước VNDCCH được thành lập (SGK)
25-8-1945
28-8-1945
2-9-1945
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
V. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của CM tháng Tám năm 1945 (SGK)
1. Nguyên nhân thắng lợi
* Nguyên nhân chủ quan
* Nguyên nhân khách quan
Bài 16 – PT GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
V. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của CM tháng Tám năm 1945 (SGK)
1. Nguyên nhân thắng lợi
2. Ý nghĩa lịch sử
3. Bài học kinh nghiệm

14.Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo CM vào năm
A. 1939.
B. 1940.
C. 1941.
D. 1942.

15.Điểm khác nhau nổi bật nhất về vấn đề dân tộc giữa Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng (5-1941) so với Hội nghị BCHTW Đảng tháng 11-1939 là
A. đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
B. đặt ra vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương.
C. chú trọng đấu tranh vũ trang để giải phóng dân tộc.
D. mở rộng hình thức tập hợp lực lượng và thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

16. Đảng đề ra bản Đề cương văn hoá VN, vận động thành lập Hội Văn hoá Cứu quốc VN và Đảng Dân chủ Việt Nam nhằm mục đích chính là
A. giáo dục chính trị cho quần chúng.
B. tập họp rộng rải các lực lượng tham gia vào Mặt trận Việt Minh và nâng cao uy tín cho Mặt trận Việt Minh.
C. tuyên truyền, vận động cử tri bỏ phiếu cho những ứng cử viên cửa Đảng tham gia chính quyền địch trong cuộc bầu cử vào Viện Dân biểu Bắc Kì.
D. Các ý A, B và C đều đúng.

17. Tiền thân của các lực lượng vũ trang được Đảng đặc biệt chú ý quan tâm xây dựng ngay từ đầu là
A. đội du kích Bắc Sơn.
B. các đội vũ trang tự vệ.
C. hội Cứu quốc.
D. Trung đội Cứu quốc quân.

18. Ý không phản ánh đúng công tác xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng trong những năm 1941-1942 là
A. thành lập Trung đội Cứu quốc quân.
B. nâng cao trình độ lí luận, thực tiễn cho Cứu quốc quân.
C. mở rộng phạm vi hoạt động của Cứu quốc quân và gây ảnh hưởng trong quần chúng.
D. thành lập Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

19. Căn cứ địa CM đầu tiên của nước ta là
A. căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai.
B. căn cứ Cao Bằng.
C. căn cứ Đồng Tháp.
D. Liên khu V.

21. Công tác chuẩn bị toàn diện cho Tổng khởi nghĩa được gấp rút tiến hành từ
A. tháng 6-1941, khi Đức tấn công Liên Xô.
B. cuối năm 1942, khi Mĩ tuyên chiến với Nhật Bản.
C. năm 1943, khi Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công trên khắp các mặt trận.
D. năm 1944, khi Pháp được giải phóng : Anh – Mĩ triển khai các hoạt động tấn công Nhật Bản.

22. Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) nhằm
A. giữ Đông Dương không cho quân Đồng minh kéo vào.
B. ép các đảng phái phản động ở Đông Dương ủng hộ Nhật chống Pháp.
C. chứng tỏ sức mạnh của Nhật Bản trước quân Đồng Minh.
D. cảnh cáo Pháp vì không đáp ứng đủ các yêu cầu của quân Nhật.

26. Ngày 28-8-1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được cải tổ từ
A. Tổng bộ Việt Minh.
B. Uỷ ban Quân sự Cách mạng Bắc Kì.
C. Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc.
D. Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

27. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam ngày
A. 19-8-1945.
B. 25-8-1945.
C. 28-8-1945.
D. 30-8-1945.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước ?
2. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 thể hiện như thế nào ?
3. Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)