Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận | Ngày 09/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 3 – Bài 16
GV: NGUY?N CHÍ THU?N
TRU?NG THPT DI AN - BÌNH DUONG
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 - 1945)
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ RA ĐỜI
Tiết 3
3. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
a) Khởi nghĩa từng phần (tháng 3-1945 đến giữa tháng 8-1945)
b) Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa
c) Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
4. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập (2-9-1945)
5. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945
3. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
a) Khởi nghĩa từng phần (tháng 3-1945 đến giữa tháng 8-1945)
- Nhật đảo chính Pháp :
Tối 9-3-1945 : ...............................................
Nhật tuyên bố : .............................................
3. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
a) Khởi nghĩa từng phần (tháng 3-1945 đến giữa tháng 8-1945)
- Nhật đảo chính Pháp :
Tối 9-3-1945 : Nhật đảo chính Pháp; Pháp đầu hàng.
Nhật tuyên bố : "giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập" ; dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm "Quốc trưởng". Thực chất là độc chiếm Đông Dương.
Tối 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp; Pháp đầu hàng.
dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim
đưa Bảo Đại làm "Quốc trưởng".
- Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" :
- Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị:....................................
Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là:....................................................................
Khẩu hiệu "Đánh đuổi Pháp – Nhật" được thay bằng:.......................................................
Hình thức đấu tranh:.....................................
Quyết định:.....................................................
- Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" :
- Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị : "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Chỉ thị nêu rõ :
Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
Khẩu hiệu "Đánh đuổi Pháp – Nhật" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật".
Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị ... sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
Quyết định "phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước".
- Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước :
Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng : ......................................................
Ở Bắc Kì:......................................
Ở Quảng Ngãi:.............................
Ở Nam Kì:....................................
- Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước :
Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân cùng với quần chúng giải phóng nhiều xã, châu, huyện.
Ở Bắc Kì, khẩu hiệu "Phá kho thóc giải quyết nạn đói" thu hút hàng triệu người tham gia.
Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng (11-3), tổ chức Đội du kích Ba Tơ.
Ở Nam Kì, Việt Minh hoạt động mạnh mẽ, nhất là ở Mĩ Tho, Hậu Giang.
b) Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa
Chú ý các sự kiện :
Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4-1945) quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang.
Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Uỷ ban Dân tộc giải phóng các cấp (4-1945).
Khu giải phóng Việt Bắc và Uỷ ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập (6-1945).
Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4-1945) quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang.
Khu giải phóng Việt Bắc và Uỷ ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập (6-1945).
c) Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố :
Ngày 9-8-1945 : ......................................
Ngày 15-8-1945 : ....................................
Ngày 13-8-1945 : ....................................
Các ngày 14, 15-8-1945 :........................
Tiếp đó, từ ngày 16 đến 17-8-1945 :......
c) Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố :
Ngày 9-8-1945, Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật.
Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang lo sợ, điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố
đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Ngoại trưởng Nhật Shigemitsu ký
văn kiện đầu hàng Đồng minh
Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố "Quân lệnh số 1", phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
Ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội quốc dân ở
Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa
- Nhận biết đây là thời cơ "ngàn năm có một" cho cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi :
Chưa có lúc nào như lúc này, cách mạng nước ta hội tụ được những điều kiện thuận lợi như thế.
Thời cơ "ngàn năm có một" chỉ tồn tại trong thời gian từ sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật (đầu tháng 9-1945).
Chúng ta kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh (Anh – Pháp – Tưởng) vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu.
Chú giải
Nơi địa phương giành được chính quyền
Vua Bảo Đại thoái vị

30/8
Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa
- Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám :
Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị của đội Việt Nam Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.
Tại Hà Nội, ngày 19-8, hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch, như Phủ Khâm sai, Toà Thị chính..., khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
Tiếp đó, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23-8-1945), Sài Gòn (25-8-1945).
Ở các nơi khác nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.
Tại Hà Nội, ngày 19-8, hàng vạn nhân dân đánh chiếm
Phủ Khâm sai, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
Tại Hà Nội, ngày 19-8, hàng vạn
nhân dân đánh chiếm Toà Thị chính
4. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập (2-9-1945)
Ngày 25-8-1945, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng về Hà Nội.
Uỷ ban Dân tộc giải phóng cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (28-8-1945).
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ngày 30-8: Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ PK sụp đổ.
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
5. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945
a) Nguyên nhân thắng lợi
- Nguyên nhân chủ quan :
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc ; vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi thì cả dân tộc nhất tề đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu.
Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh.
Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân quyết tâm cao. Các cấp bộ Đảng chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ.
- Nguyên nhân khách quan : quân Đồng minh đánh thắng phát xít, tạo cơ hội khách quan thuận lợi cho nhân dân ta khởi nghĩa thành công.
b) Ý nghĩa lịch sử
Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp hơn 80 năm và Nhật gần 5 năm, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà...
Mở ra một kỉ nguyên mới : kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm chính quyền, làm chủ đất nước.
Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít ; cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng.

Đảng đề ra bản Đề cương văn hoá VN, vận động thành lập Hội Văn hoá Cứu quốc VN và Đảng Dân chủ Việt Nam nhằm mục đích chính là
A. giáo dục chính trị cho quần chúng.
B. tập họp rộng rải các lực lượng tham gia vào Mặt trận Việt Minh và nâng cao uy tín cho Mặt trận Việt Minh.
C. tuyên truyền, vận động cử tri bỏ phiếu cho những ứng cử viên cửa Đảng tham gia chính quyền địch trong cuộc bầu cử vào Viện Dân biểu Bắc Kì.
D. Các ý A, B và C đều đúng.

Căn cứ địa CM đầu tiên của nước ta là
A. căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai.
B. căn cứ Cao Bằng.
C. căn cứ Đồng Tháp.
D. Liên khu V.

Công tác chuẩn bị toàn diện cho Tổng khởi nghĩa được gấp rút tiến hành từ
A. tháng 6-1941, khi Đức tấn công Liên Xô.
B. cuối năm 1942, khi Mĩ tuyên chiến với Nhật Bản.
C. năm 1943, khi Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công trên khắp các mặt trận.
D. năm 1944, khi Pháp được giải phóng : Anh – Mĩ triển khai các hoạt động tấn công Nhật Bản.

Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) nhằm
A. giữ Đông Dương không cho quân Đồng minh kéo vào.
B. ép các đảng phái phản động ở Đông Dương ủng hộ Nhật chống Pháp.
C. chứng tỏ sức mạnh của Nhật Bản trước quân Đồng Minh.
D. cảnh cáo Pháp vì không đáp ứng đủ các yêu cầu của quân Nhật.

Ngày 28-8-1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được cải tổ từ
A. Tổng bộ Việt Minh.
B. Uỷ ban Quân sự Cách mạng Bắc Kì.
C. Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc.
D. Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)