Bài 16. Ôn tập
Chia sẻ bởi Phạm Thị Bảy |
Ngày 06/05/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Ôn tập thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN
TRƯỜNG TiỂU HỌC SƠN MỸ
CHUYÊN ĐỀ
Sơn Mỹ, ngày 9 tháng 11 năm 2015
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với trẻ. Nó vừa thoả mãn nhu cầu được chơi, được giải trí của trẻ vừa góp phần phát triển các chức năng tâm lí và hình thành nhân cách cho trẻ. Khi được tổ chức đúng cách, hợp lí, trò chơi sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Sử dụng trò chơi trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập, giao lưu; hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện.
Sử dụng trò chơi trong dạy học không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức đó.
1. Vai trò của trò chơi
2. Một số khái niệm
2.2. Trò chơi
- Chơi là một hoạt động vô tư, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự nhiên - xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho con người một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu.
- Trò chơi là một kiểu chơi có luật. Hay nói cách khác chơi mà có luật thì gọi là trò chơi.
Trò chơi rất phong phú, đa dạng nhưng với học sinh tiểu học có thể phân ra thành 2 loại:
Trò chơi vận động là loại trò chơi có sự vận động cơ bắp.
Trò chơi trí tuệ là trò chơi dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo của trẻ
2.2. Trò chơi học tập
Trò chơi học tập là trò chơi có luật và nội dung cho trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá các biểu tượng đã có, nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết cho trẻ, trong đó có nội dung học tập được kết hợp với hình thức chơi.
3. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi
Khi lựa chọn trò chơi, giáo viên cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo tính giáo dục.
- Đảm bảo tính mục tiêu.
- Đảm bảo tính vừa sức.
- Đảm bảo tính khả thi.
- Đảm bảo tính hiệu quả.
- Đảm bảo tính khoa học và sư phạm.
4. Thiết kế trò chơi
- Xác định rõ mục tiêu của bài học để chọn trò chơi phù hợp. Việc xác định mục tiêu của bài học là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp.
- Tiến hành thiết kế trò chơi:
Tên trò chơi:
Mục đích:
Chuẩn bị: Tuỳ thuộc từng trò chơi nêu các phương tiện vật chất cần thiết như đồ chơi, phần thưởng.
Cách tiến hành: Nội dung trò chơi, luật chơi, cách đánh giá.
5. Tổ chức rò chơi
Bước 1: Đặt vấn đề
- Giới thiệu tên trò chơi.
- Nêu yêu cầu của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn trò chơi
Giáo viên giải thích rõ ràng, mạch lạc nội dung chơi, luật chơi và chơi thử (nếu cần).
Bước 3: Thực hiện chơi
Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu. Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện các hành động chơi của học sinh; theo dõi khả năng tư duy, ngôn ngữ của học sinh; động viên, khuyến khích học sinh tham gia chơi.
Bước 4: Nhận xét đánh giá sau khi chơi
Giáo viên giúp học sinh nhận xét về:
- Mức độ thực hiện và nắm vững luật chơi.
- Thành tích của học sinh trong khi chơi.
- Những quan hệ của học sinh trong nhóm chơi.
Giáo viên nhận xét lại (sửa chữa, bổ sung các ý kiến nhận xét chưa chính xác), nhận xét chung, phát phần thưởng (nếu có).
Bước 5: Củng cố (nếu cần)
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhắc lại các kiến thức, kĩ năng cần ôn tập trong trò chơi.
TRÌNH BÀY CÁCH TỔ CHỨC MỘT TRÒ CHƠI
6. Xây dựng ngân hàng trò chơi
6.1. Trò chơi vận động rèn kĩ năng
Mục đích chung: Sau mỗi hoạt động, mỗi tiết học giáo viên sử dụng các trò chơi vận động nhằm giúp học sinh thư giản, tạo hứng thú học tập cho học sinh cho những hoạt động tiếp theo.
Trò chơi 1: Gió thổi (trái, phải, trước, sau)
Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó.
Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.
Quản trò:(Hô) Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên trái, bên trái.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.
Quản trò: Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên phải, bên phải.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.
Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.
Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhanh.
Trò chơi 2: Truyền điện
1 . Mục đích :
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em lơp 1 đến 5
2 . Chuẩn bị :
Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
3. Cách chơi :
Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 1000 chẳng hạn “358 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”.
Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 142 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 216”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “358 truyền cho B, mà B nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng.
Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
Trò chơi 3: VÒNG QUAY THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
I. Mục đích
- Ôn luyện những thành ngữ, tục ngữ được học trong chương trình môn Tiếng Việt; trò chơi chủ yếu dành cho HS các lớp 4, 5
- Rèn trí nhớ và năng lực ứng xử nhanh về thành ngữ, tục ngữ đã học
II. Chuẩn bị
- Cuốn Sổ tay từ ngữ tiếng Việt Tiểu học (tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hưởng do NXB Giáo dục, hoặc NXB đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành)
- Làm chiếc vòng quay bằng bìa cứng (hoặc gỗ mỏng) gồm 2 lớp: Lớp phía dưới (vòng to) cố định, mép ngoài ghi mũi tên chỉ vào
chỗ dừng ở vòng bên trong; lớp phía trên (vòng nhỏ) quay được trên trục (đỉnh) giữa, mếp ngoài ghi các chữ cái đầu của thành ngữ, tục ngữ - (xem hình vẽ).
III. Cách tiến hành
- Lần lượt từng người tham gia chơi theo cách sau: Cầm mép vòng nhỏ quay nhẹ; khi vòng dừng lại, mũi tên (ở vòng ngoài) chi vào chữ cái nào, người quay vòng phải đọc thuộc ngay 1 thành ngữ hay tục ngữ đã học (theo sách Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt Tiểu học).
Ví dụ:
+ Mũi tên chỉ ô chữ A - Ă, có thể đọc : Anh em như thể tay chân Hoặc Ăn cây nào, rào cây ấy...
+ Mũi tên chỉ ô chữ B - C, có thể đọc : Bão táp mưa sa hoặc chết vinh còn hơn sống nhục...
+ Mũi tên chỉ ô chữ D, có thể đọc : Dám nghĩ dám làm hoặc Dữ như cọp...
- Trọng tài và những người chứng kiến cùng đánh giá (có thể mở sách để kiểm tra lại) và ghi điểm từng người chơi: Đọc đúng ngay thành ngữ, tục ngữ, được 10 điểm. (Nếu đọc sai, hoặc đếm từ 1 đến 5 mới đọc được thì chỉ cho 5 điểm). Có thể chơi một hay 2 - 3 lượt theo thứ tự từng người. Khi kết thúc, cộng số điểm đạt được của từng người để xếp giải Nhất, Nhì, ba.
Trò chơi 4: THI ĐỌC TIẾP SỨC
I. Mục đích
- Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các bài văn, bài thơ đã học trong sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5)
- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu nối tiếp
II. Chuẩn bị
- 01 đồng hồ (dùng để tính thời gian đọc của mỗi nhóm)
- Mỗi học sinh trong nhóm thi có một cuốn sách giáo khoa tuỳ theo lớp thi
- Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 01 người làm trọng tài; xác định bài văn (thơ) sẽ thi đọc
III. Cách tiến hành
- Từng nhóm thi đọc tiếp sức lần lượt lên đứng thành hàng ngang, quay mặt về phía các bạn; mỗi người cầm một quyêt sách giáo khoa đã mở sắn trang có bài văn (thơ) sẽ thi đọc.
- Khi nghe lệnh trọng tài hô "bắt đầu", người số 01 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh. Dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, người số 2 (cạnh vị trí số 10 mới được đọc tiếp câu thứ hai ... cứ như vậy cho đến người cuối cùng của nhóm; nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến lượt người số 1 đọc - người số 2 đọc ... cho đến hết bài thì dừng lại. Trọng tài tính thời gian và ghi lại kết quả số phút đọc xong toàn bài của từng nhóm.
- Trọng tài cùng các bạn theo dõi nhóm đọc cùng nhận xét và tính điểm "đọc tiếp sức" như sau: Mỗi câu văn (thơ) đọc chính xác, đúng quy định - 1 điểm; không được tính điểm nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Đọc sai, lẫn hay thừa, thiếu tiếng trong câu;
+ Đọc tiếp câu sau, khi người đọc câu trước chưa xong;
+ Đọc liền 2 câu trở lên
* Chú ý: Nếu người đọc câu trước lỡ đọc sang câu sau một vài tiếng rồi mới dừng lại thì người tiếp theo vẫn phải đọc lại từ đầu câu mà mình phải đọc, cả nhóm sẽ bị kéo dài thêm về thời gian.
- Khi các nhóm đã đọc xong, trọng tài công bố kết quả về thời gian đọc và số điểm đọc của từng nhóm. Nhóm được nhiều điểm nhất (ít hoặc không mắc lỗi) và có thời gian đọc ít nhất là nhóm giành phần thắng trong cuộc thi "đọc tiếp sức" theo sách.
Trò chơi 5: TÌM NHANH CẶP TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục đích
Luyện kỹ năng tìm nhanh các cặp từ trái nghĩa
trong tiếng Việt; củng cố kiến thức từ ngữ đã học
từ lớp 2 đến lớp 5.
II . Chuẩn bị
Kẻ các cột chữ ghi từ trên giấy theo
từng cặp (A - B) như sau:
Chuẩn bị bút để thực hiện yêu cầu bài tập. Có thể mời
một bạn làm trọng tài để đánh giá
kết quả và cho điểm (nối đúng mỗi cặp từ trái nghĩa,
được 1 điểm)
III. Cách tiến hành
Đọc những từ ở cột A và cột B rồi dùng bút nối những
cặp từ trái nghĩa ở cột 2 cột
với nhau trong khoảng thời gian nhanh nhất.
- Đánh giá kết quả để xác định số điểm của từng người.
Ai nhiều điểm nhất là người thắng cuộc; hai người có
số điểm banừg nhau
thì phần thắng thuộc về người thực hiện nhanh hơn.
GIẢI ĐÁP
Nối các cặp từ trái nghĩa như sau là đúng:
(1) to - nhỏ, béo - gày, cao - thấp, dài - ngắn, nhanh - chậm
(2) ồn ào - im lặng, vui vẻ - buồn bã, chăm chỉ - lười biếng,
nhanh nhẹn - chậm chạp, hạnh phúc - đau khổ.
Trò chơi 6 : Ai nhiều điểm nhất (Tiết 58 : Luyện tập)
I. Mục đích :
+ Luyện tập củng cố kỹ năng cộng 2 số có nhớ trong
phạm vị 100
+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm
-II. Chuẩn bị
+ 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2
+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu
trắng ghi các phép tính như
367 + 125 93 + 58 367 + 120
487 + 130 168 + 503 487 + 302
+ Phấn màu
+ Đồng hồ theo dõi thời gian
+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký
III.Cách chơi :
Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
- Cách tính điểm :
+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm
+ Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắng cuộc.
* lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn.
Lưu ý:
- Giáo viên cũng không nên quá lạm dụng những trò chơi. Ở mỗi tiết học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 - 2 trò chơi trong khoảng 5 -7 phút. Do vậy, người giáo viên cần có kĩ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy tối đa vai trò học tập của học sinh. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập sẽ có tác dụng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập giúp tiết học đạt hiệu quả cao.
- Khi tổ chức trò chơi học tập, giáo viên cần phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, dựa vào thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Giáo viên cần chuẩn bị kế hoạch tổ chức trò chơi một cách chu đáo để đạt hiệu quả cao. Tránh lặp đi lặp lại trò chơi học tập trong tiết học sẽ không hấp dẫn học sinh, không thu hút học sinh.
TRƯỜNG TiỂU HỌC SƠN MỸ
CHUYÊN ĐỀ
Sơn Mỹ, ngày 9 tháng 11 năm 2015
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với trẻ. Nó vừa thoả mãn nhu cầu được chơi, được giải trí của trẻ vừa góp phần phát triển các chức năng tâm lí và hình thành nhân cách cho trẻ. Khi được tổ chức đúng cách, hợp lí, trò chơi sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Sử dụng trò chơi trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập, giao lưu; hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện.
Sử dụng trò chơi trong dạy học không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức đó.
1. Vai trò của trò chơi
2. Một số khái niệm
2.2. Trò chơi
- Chơi là một hoạt động vô tư, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự nhiên - xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho con người một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu.
- Trò chơi là một kiểu chơi có luật. Hay nói cách khác chơi mà có luật thì gọi là trò chơi.
Trò chơi rất phong phú, đa dạng nhưng với học sinh tiểu học có thể phân ra thành 2 loại:
Trò chơi vận động là loại trò chơi có sự vận động cơ bắp.
Trò chơi trí tuệ là trò chơi dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo của trẻ
2.2. Trò chơi học tập
Trò chơi học tập là trò chơi có luật và nội dung cho trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá các biểu tượng đã có, nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết cho trẻ, trong đó có nội dung học tập được kết hợp với hình thức chơi.
3. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi
Khi lựa chọn trò chơi, giáo viên cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo tính giáo dục.
- Đảm bảo tính mục tiêu.
- Đảm bảo tính vừa sức.
- Đảm bảo tính khả thi.
- Đảm bảo tính hiệu quả.
- Đảm bảo tính khoa học và sư phạm.
4. Thiết kế trò chơi
- Xác định rõ mục tiêu của bài học để chọn trò chơi phù hợp. Việc xác định mục tiêu của bài học là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp.
- Tiến hành thiết kế trò chơi:
Tên trò chơi:
Mục đích:
Chuẩn bị: Tuỳ thuộc từng trò chơi nêu các phương tiện vật chất cần thiết như đồ chơi, phần thưởng.
Cách tiến hành: Nội dung trò chơi, luật chơi, cách đánh giá.
5. Tổ chức rò chơi
Bước 1: Đặt vấn đề
- Giới thiệu tên trò chơi.
- Nêu yêu cầu của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn trò chơi
Giáo viên giải thích rõ ràng, mạch lạc nội dung chơi, luật chơi và chơi thử (nếu cần).
Bước 3: Thực hiện chơi
Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu. Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện các hành động chơi của học sinh; theo dõi khả năng tư duy, ngôn ngữ của học sinh; động viên, khuyến khích học sinh tham gia chơi.
Bước 4: Nhận xét đánh giá sau khi chơi
Giáo viên giúp học sinh nhận xét về:
- Mức độ thực hiện và nắm vững luật chơi.
- Thành tích của học sinh trong khi chơi.
- Những quan hệ của học sinh trong nhóm chơi.
Giáo viên nhận xét lại (sửa chữa, bổ sung các ý kiến nhận xét chưa chính xác), nhận xét chung, phát phần thưởng (nếu có).
Bước 5: Củng cố (nếu cần)
Giáo viên tổ chức cho học sinh nhắc lại các kiến thức, kĩ năng cần ôn tập trong trò chơi.
TRÌNH BÀY CÁCH TỔ CHỨC MỘT TRÒ CHƠI
6. Xây dựng ngân hàng trò chơi
6.1. Trò chơi vận động rèn kĩ năng
Mục đích chung: Sau mỗi hoạt động, mỗi tiết học giáo viên sử dụng các trò chơi vận động nhằm giúp học sinh thư giản, tạo hứng thú học tập cho học sinh cho những hoạt động tiếp theo.
Trò chơi 1: Gió thổi (trái, phải, trước, sau)
Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó.
Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.
Quản trò:(Hô) Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên trái, bên trái.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.
Quản trò: Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên phải, bên phải.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.
Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.
Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhanh.
Trò chơi 2: Truyền điện
1 . Mục đích :
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em lơp 1 đến 5
2 . Chuẩn bị :
Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
3. Cách chơi :
Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 1000 chẳng hạn “358 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”.
Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 142 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 216”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “358 truyền cho B, mà B nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng.
Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
Trò chơi 3: VÒNG QUAY THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
I. Mục đích
- Ôn luyện những thành ngữ, tục ngữ được học trong chương trình môn Tiếng Việt; trò chơi chủ yếu dành cho HS các lớp 4, 5
- Rèn trí nhớ và năng lực ứng xử nhanh về thành ngữ, tục ngữ đã học
II. Chuẩn bị
- Cuốn Sổ tay từ ngữ tiếng Việt Tiểu học (tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hưởng do NXB Giáo dục, hoặc NXB đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành)
- Làm chiếc vòng quay bằng bìa cứng (hoặc gỗ mỏng) gồm 2 lớp: Lớp phía dưới (vòng to) cố định, mép ngoài ghi mũi tên chỉ vào
chỗ dừng ở vòng bên trong; lớp phía trên (vòng nhỏ) quay được trên trục (đỉnh) giữa, mếp ngoài ghi các chữ cái đầu của thành ngữ, tục ngữ - (xem hình vẽ).
III. Cách tiến hành
- Lần lượt từng người tham gia chơi theo cách sau: Cầm mép vòng nhỏ quay nhẹ; khi vòng dừng lại, mũi tên (ở vòng ngoài) chi vào chữ cái nào, người quay vòng phải đọc thuộc ngay 1 thành ngữ hay tục ngữ đã học (theo sách Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt Tiểu học).
Ví dụ:
+ Mũi tên chỉ ô chữ A - Ă, có thể đọc : Anh em như thể tay chân Hoặc Ăn cây nào, rào cây ấy...
+ Mũi tên chỉ ô chữ B - C, có thể đọc : Bão táp mưa sa hoặc chết vinh còn hơn sống nhục...
+ Mũi tên chỉ ô chữ D, có thể đọc : Dám nghĩ dám làm hoặc Dữ như cọp...
- Trọng tài và những người chứng kiến cùng đánh giá (có thể mở sách để kiểm tra lại) và ghi điểm từng người chơi: Đọc đúng ngay thành ngữ, tục ngữ, được 10 điểm. (Nếu đọc sai, hoặc đếm từ 1 đến 5 mới đọc được thì chỉ cho 5 điểm). Có thể chơi một hay 2 - 3 lượt theo thứ tự từng người. Khi kết thúc, cộng số điểm đạt được của từng người để xếp giải Nhất, Nhì, ba.
Trò chơi 4: THI ĐỌC TIẾP SỨC
I. Mục đích
- Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các bài văn, bài thơ đã học trong sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5)
- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu nối tiếp
II. Chuẩn bị
- 01 đồng hồ (dùng để tính thời gian đọc của mỗi nhóm)
- Mỗi học sinh trong nhóm thi có một cuốn sách giáo khoa tuỳ theo lớp thi
- Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 01 người làm trọng tài; xác định bài văn (thơ) sẽ thi đọc
III. Cách tiến hành
- Từng nhóm thi đọc tiếp sức lần lượt lên đứng thành hàng ngang, quay mặt về phía các bạn; mỗi người cầm một quyêt sách giáo khoa đã mở sắn trang có bài văn (thơ) sẽ thi đọc.
- Khi nghe lệnh trọng tài hô "bắt đầu", người số 01 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh. Dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, người số 2 (cạnh vị trí số 10 mới được đọc tiếp câu thứ hai ... cứ như vậy cho đến người cuối cùng của nhóm; nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến lượt người số 1 đọc - người số 2 đọc ... cho đến hết bài thì dừng lại. Trọng tài tính thời gian và ghi lại kết quả số phút đọc xong toàn bài của từng nhóm.
- Trọng tài cùng các bạn theo dõi nhóm đọc cùng nhận xét và tính điểm "đọc tiếp sức" như sau: Mỗi câu văn (thơ) đọc chính xác, đúng quy định - 1 điểm; không được tính điểm nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Đọc sai, lẫn hay thừa, thiếu tiếng trong câu;
+ Đọc tiếp câu sau, khi người đọc câu trước chưa xong;
+ Đọc liền 2 câu trở lên
* Chú ý: Nếu người đọc câu trước lỡ đọc sang câu sau một vài tiếng rồi mới dừng lại thì người tiếp theo vẫn phải đọc lại từ đầu câu mà mình phải đọc, cả nhóm sẽ bị kéo dài thêm về thời gian.
- Khi các nhóm đã đọc xong, trọng tài công bố kết quả về thời gian đọc và số điểm đọc của từng nhóm. Nhóm được nhiều điểm nhất (ít hoặc không mắc lỗi) và có thời gian đọc ít nhất là nhóm giành phần thắng trong cuộc thi "đọc tiếp sức" theo sách.
Trò chơi 5: TÌM NHANH CẶP TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục đích
Luyện kỹ năng tìm nhanh các cặp từ trái nghĩa
trong tiếng Việt; củng cố kiến thức từ ngữ đã học
từ lớp 2 đến lớp 5.
II . Chuẩn bị
Kẻ các cột chữ ghi từ trên giấy theo
từng cặp (A - B) như sau:
Chuẩn bị bút để thực hiện yêu cầu bài tập. Có thể mời
một bạn làm trọng tài để đánh giá
kết quả và cho điểm (nối đúng mỗi cặp từ trái nghĩa,
được 1 điểm)
III. Cách tiến hành
Đọc những từ ở cột A và cột B rồi dùng bút nối những
cặp từ trái nghĩa ở cột 2 cột
với nhau trong khoảng thời gian nhanh nhất.
- Đánh giá kết quả để xác định số điểm của từng người.
Ai nhiều điểm nhất là người thắng cuộc; hai người có
số điểm banừg nhau
thì phần thắng thuộc về người thực hiện nhanh hơn.
GIẢI ĐÁP
Nối các cặp từ trái nghĩa như sau là đúng:
(1) to - nhỏ, béo - gày, cao - thấp, dài - ngắn, nhanh - chậm
(2) ồn ào - im lặng, vui vẻ - buồn bã, chăm chỉ - lười biếng,
nhanh nhẹn - chậm chạp, hạnh phúc - đau khổ.
Trò chơi 6 : Ai nhiều điểm nhất (Tiết 58 : Luyện tập)
I. Mục đích :
+ Luyện tập củng cố kỹ năng cộng 2 số có nhớ trong
phạm vị 100
+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm
-II. Chuẩn bị
+ 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2
+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu
trắng ghi các phép tính như
367 + 125 93 + 58 367 + 120
487 + 130 168 + 503 487 + 302
+ Phấn màu
+ Đồng hồ theo dõi thời gian
+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký
III.Cách chơi :
Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
- Cách tính điểm :
+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm
+ Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắng cuộc.
* lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn.
Lưu ý:
- Giáo viên cũng không nên quá lạm dụng những trò chơi. Ở mỗi tiết học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 - 2 trò chơi trong khoảng 5 -7 phút. Do vậy, người giáo viên cần có kĩ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy tối đa vai trò học tập của học sinh. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập sẽ có tác dụng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập giúp tiết học đạt hiệu quả cao.
- Khi tổ chức trò chơi học tập, giáo viên cần phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, dựa vào thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Giáo viên cần chuẩn bị kế hoạch tổ chức trò chơi một cách chu đáo để đạt hiệu quả cao. Tránh lặp đi lặp lại trò chơi học tập trong tiết học sẽ không hấp dẫn học sinh, không thu hút học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Bảy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)