Bài 16. Ôn tập

Chia sẻ bởi Lê Nguyễn Minh Sơn | Ngày 13/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Ôn tập thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:

Địa lí: Ôn thi học kì I
Giáo viên thực hiện: Lê Nguyễn Minh Sơn
Bài 1:
- Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia), thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta vừa có đất liền vừa có biển, đảo và quần đảo.
- Nước ta là một bộ phận của châu Á, có vùng biển thông với đại dương. Vị trí địa lí đó thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
- Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc-Nam, với đường bờ biển cong như hình chữ S. Diện tích lãnh thổ nước ta vào khoảng 330 000 km vuông và vùng biển có diện tích rộng hơn phần đất liền nhiều lần.
Bài 2:
- Trên phần đất liền nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp, chỉ có 1/4 diện tích là đồng bằng.
- Đồi núi của nước ta chạy dài khắp các tỉnh biên giới phía Bắc và từ Bắc vào Nam. Các dãy núi phần lớn có hướng tây bắc-đông nam, một số còn lại có hình cánh cung.
- Đồng bằng nước ta phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp, có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.
- Nước ta có nhiều khoáng sản như: Dầu mỏ, khí tự nhiên (Biển Đông), bô-xít (Tây Nguyên), sắt (Hà Tĩnh), a-pa-tít (Lào Cai), than (Quảng Ninh),...
- Khoáng sản được dùng làm nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Chúng ta cần khai thác khoáng sản một cách hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
Bài 3:
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
- Trong một năm có hai mùa gió chính: Một mùa có gió đông bắc, còn mùa kia là gió tây nam hoặc đông nam.
- Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, với ranh giới là dãy núi Bạch Mã.
- Ở miền Bắc, ứng với hai mùa gió là mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ trời nóng và có nhiều mưa. Mùa đông lạnh và ít mưa. Giữa hai mùa là thời kì chuyển tiếp, quen gọi là mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân có mưa phùn ẩm ướt, mùa thu trời se lạnh, khô hanh.
- Ở miền Nam khí hậu nóng quanh năm, chỉ có mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có mưa rào. Mùa khô hầu như không mưa, ban ngày nắng chói chang, ban đêm dịu mát hơn.
- Khí hậu nước ta nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển. Tuy vậy, hằng năm thường hay có bão, có năm mưa lớn gây lũ lụt, có năm lại xảy ra hạn hán làm ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động sản xuất của con người.
Bài 4:
- Nước ta có mạng lưới sông ngời dày đặc nhưng ít sông lớn. Các con sông lớn ở miền Bắc là: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình,...Ở miền Nam là: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai,...Sông ở miền Trung thường ngắn, dốc, lớn hơn cả là: sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng,...
Mùa mưa: Nước sông dâng lên nhanh chóng, tràn ngập cả hai bên bờ. Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của, giao thông đường thủy gặp khó khăn,...
Mùa khô: Nước sông hạ thấp, lòng sông trơ ra những bãi cát. Có thể gây nên hạn hán, thiếu nước cho đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, thủy điện,...
- Sông ngòi bồi đắp cho nhiều đồng bằng, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống người dân. Sông ngòi còn là đường giao thông quan trọng, nguồn thủy điện lớn, cho ta nhiều thủy sản...
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp cả nước .
Bài 5:
- Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông. Biển bao bọc phía đông, nam và tây nam phần đất liền nước ta.
Nước không bao giờ đóng băng: Thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản.
Miền Bắc và miền Trung hay có bão: Gây nhiều thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển.
Hằng ngày nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống, đó là thủy triều: Nhân dân vùng ven biển thường lợi dụng thủy triều để làm muối và ra khơi đánh bắt hải sản,...
- Vai trò của biển:
Biển có vai trò điều hòa khí hậu.
Biền là nguồn tài nguyên lớn, cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá, tôm,...
Ven có nhiều nơi du lịch nghỉ mát.
- Chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
Bài 6:
- Nước ta có nhiều loại đất, chiếm diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lít ở vùng đồi núi và đất phù sa ở đồng bằng.
Đất phe-ra-lít ở vùng đồi núi, có màu đỏ hoặc đỏ vàng, nghèo mùn. Nếu được hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp và phì nhiêu.
Đất phù sa ở đồng bằng. Được hình thành do sông ngòi bồi đắp và rất màu mỡ.
- Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
- Nước ta có nhiều rừng, trong đó chiếm phần lớn diện tích là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
Rừng rậm nhiệt đới chủ yếu ở vùng đồi núi. Nhiều loại cây, cây cối rậm rạp, nhiều tầng.
Rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất ven biển có thủy triều lên xuống hằng ngày.Thân cây nhỏ, bộ rễ phát triển mạnh nâng cây vượt khỏi mặt nước và giữ đất lại, làm cho đất liền ngày càng lấn rộng ra biển.
Bài 6:
- Vai trò của rừng:
Rừng có vai trò to lớn đối với đời sống và sản xuất của con người, cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu.
Rừng có tác dụng che phủ đất.
Rừng rậm nhiệt đới hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt.
Rừng ngập mặn chống bão biển, bảo vệ nhân dân vùng ven biển.
- Rừng nước ta bị tàn phá nhiều. Để bảo vệ và khuyến khích trồng rừng, Nhà nước đã có những biện pháp thiết thực. Nhờ đó, hàng triệu héc-ta rừng đã được trồng mới.
Bài 8:
Bài 8:
- Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng một triệu người.
- Dân số tăng nhanh gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu trong cuộc sống của người dân. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, những năm gần đây tốc độ tăng dân số đã giảm hơn so với trước.
- Nước ta có diện tích vào loại trung bình nhưng lại thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.
Bài 9:
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các vùng đồng bằng, ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
+ Vùng núi phía Bắc: Dao, Mông, Thái, Mường, Tày,...
+ Vùng núi Trường Sơn: Bru, Vân Kiều, Pa-cô,...
+ Vùng Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng,...
- Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 km vuông diện tích đất tự nhiên.
- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển. Thưa thớt ở vùng núi và cao nguyên.
- Ở đồng bằng, ven biển đất chật người đông, thừa lao động. Ở vùng núi, nhiều tài nguyên nhưng lại thưa dân và thiếu lao động. Do đó, Nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng.
- Khoảng 3/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, phần lớn làm nghề nông. Chỉ có khoảng 1/4 dân số sống ở thành thị.
Bài 10:
- Trong nông nghiệp nước ta, trồng trọt là ngành sản xuất chính. Trồng trọt đóng góp tới gần 3/4 giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Do có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nước ta có nhiều loại cây trồng, chủ yếu là cây xứ nóng. Lúa gạo được trồng nhiều nhất. Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Cây công nghiệp là cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
- Nguồn thức ăn ngày càng đảm bảo đã tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng. Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng núi; lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
- Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý hơn tới việc phòng chống bệnh dịch cho gia súc, gia cầm để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, vững chắc.
Bài 11:
- Lâm nghiệp có 2 hoạt động chính là: Trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Trước đây, nước ta có rất nhiều rừng. Do khai thác bừa bãi, hàng triệu héc ta rừng đã trở thành đất trống, đồi núi trọc. Nhà nước đã và đang vận động nhân dân trồng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng của nước ta đã tăng lên đáng kể.
- Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du.
- Thủy sản có hai ngành chính là: Thủy sản khai thác; thủy sản nuôi trồng.
- Những điều kiện để phát triển thủy sản:
+ Vùng biển rộng có nhiều hải sản.
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm.
+ Nước chưa bao giờ đóng băng.
+ Nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng.
- Nhờ những điều kiện thuận lợi như vậy, việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản đang ngày càng phát triển.
- Ngành thủy sản đang phát triển mạnh ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
Bài 11:
Bài 12:
- Các ngành công nghiệp của nước ta đã làm ra nhiều mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Nước ta có rất nghề thủ công. Đó là những nghề chủ yếu dựa vào truyền thống, sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
- Những mặt hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa là: lụa tơ tằm Hà Đông (Hà Tây), Quảng Nam; hàng cói Nga Sơn (Thanh Hóa), Kim Sơn (Ninh Bình); đồ gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Biên Hòa (Đồng Nai), gốm Chăm (Ninh Thuận), chạm khắc đá Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).
Bài 13:
- Công nghiệp được phân bố rộng khắp đất nước, nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển. Những nơi có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu phong phú, dân cư đông đúc, là nơi tập trung các ngành công nghiệp cơ khí, dệt may và thực phẩm. Công nghiệp khai thác khoáng sản được phân bố ở nơi có mỏ khoáng sản.
- Công nghiệp thủy điện được phát triển trên các sông ở miền núi. Những nơi gần nguồn nguyên liệu như than, dầu khí là nơi có công nghiệp nhiệt điện phát triển.
- Trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Những điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước: Giao thông thuận lợi; dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao; đầu tư nước ngoài; trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật; ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm.
Bài 14:
- Nước ta có mạng lưới đường giao thông tỏa đi khắp đất nước. Đường sắt Bắc-Nam và quốc lộ 1A là các tuyến đường sắt và đường ô tô dài nhất nước ta.
Bài 15:
- Việc mua bán ở trong nước gọi là hoạt động nội thương. Việc mua bán với nước ngoài gọi là hoạt động ngoại thương. Hoạt động thương mại gồm cả nội thương và ngoại thương.
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước.
- Nước ta chủ yếu bán ra nước ngoài (xuất khẩu) các khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp, nông sản và thủy sản; mua của nước ngoài (nhập khẩu) các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu.
- Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,...Trong đó, các địa điểm được công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam),...là những nơi thu hút nhiều khách du lịch.
- Các trung tâm du lịch lớn của nước ta là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Nguyễn Minh Sơn
Dung lượng: 102,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)