Bài 16: LX XD CNXH 1921-1941
Chia sẻ bởi Trương Chánh Trực |
Ngày 11/05/2019 |
106
Chia sẻ tài liệu: Bài 16: LX XD CNXH 1921-1941 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ TÀI : " MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH NẮM SÂU KIẾN THỨC BẰNG CÁCH KHAI THÁC đồ dùng trực quan SÁCH GIÁO KHOA"
I./ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Đã có nhiều biện pháp khác nhau trong việc sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả giờ học. Hầu hết chúng ta đều thống nhất rằng chỉ có thể sử dụng tốt sách giáo khoa khi cả giáo viên và học sinh đều hiểu sâu sắc nội dung bài viết (kênh chữ), cũng như tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ (kênh hình) của sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc khai thác nội dung kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Nguyên nhân của tình trạng đó có nhiều, song chủ yếu là:
Chúng ta chỉ mới chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa, coi đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy học mà không thấy rằng kênh hình là nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp một lượng thông tin đáng kể, mà nó còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh .
Không ít giáo viên chưa hiểu rỏ xuất xứ nội dung, ý nghĩa của kênh hình trong SGK. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách giáo khoa, chúng ta hầu như chỉ được giải thích về cấu tạo chương trình, những đổi mới về nôi dung ( kênh chữ ) mà không được bồi dưỡng cụ thể về kênh hình, mặc dù số lượng hình ảnh trong sách giáo khoa lịch sử hiện hành tăng lên đáng kể so với trước.
Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lại ngại sử dụng sợ mất thời gian, hoặc sử dụng mang tính hình thức, minh họa cho bài giảng.
Chính vì vậy, trải qua thực tế dạy học bộ môn lịch sử ở trường THCS tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Theo thống kê về số lượng tranh ảnh trong sách giáo khoa, biểu đồ, sơ đồ tăng lên rất nhiều so với trước.
Tranh ảnh không chỉ để minh họa, mà nó còn là cơ sở để giáo viên và học sinh trao đổi và nâng cao khả năng nhận thức của học sinh , cung cấp một lượng thông tin đáng kể và gây hứng thú học tập cho học sinh .
Tranh ảnh còn giúp cho học sinh hình dung đúng lịch sử của đất nước qua các thời đại , nhận thức cụ thể về các thành tựu văn hóa của dân tộc và thế giới, qua tranh ảnh lịch sử học sinh có thể dựng lại được bức tranh lịch sử một cách rõ ràng và chính xác.
Tuy nhiên việc khai thác tranh ảnh SGK cho học sinh không phải là việc làm đơn giản. Để đạt hiệu quả trong việc khai thác tranh ảnh trong SGK lịch sử, đòi hỏi giáo viên phải thu thập những thông tin chính xác, nhận thức đầy đủ gía trị, nội dung của kênh hình bằng cách tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trên cơ sở đó ghi thành tập tư liệu, tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản cần thiết và luôn cập nhật những thông tin trong quá trình giảng dạy.
Trong quá trình giảng dạy để học sinh có thể khai thác kênh hình hiệu quả, trước hết giáo viên cần giới thiệu nội dung và phương pháp sử dụng để học sinh quan sát và nhận xét, đánh giá đúng nội dung cần truyền đạt. Đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát tranh ảnh.
Cụ thể như qua bài : Cách mạng tư sản Pháp 1798 - 1794, khi nói về " tình cảnh của nông dân Pháp trước cách mạng" ( Hình 5 SGK ) .
BỨC TRANH TÌNH CẢCH NGƯỜI NÔNG DÂN PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh sao cho học sinh thấy được khái quát về nội dung bức tranh miêu tả người nông dân đã già nua, ốm yếu nhưng phải cõng trên mình hai người có thân hình béo khỏe. Đó là những ai ? Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng cấp quí tộc và tăng lữ trong xãhội Pháp trước cách mạng. Người ngồi trước mặt áo choàng, nét mặt có vẽ phởn chí, thỏa mãn là tăng lữ, người ngồi sao đeo một thanh kiếm dài cạnh sườn, có nhiều đồ trang sức tranh phục rất đẹp đó là quí tộc. Trong túi quần và túi áo của tăng lữ và quí tộc là các loại văn tự, khế ước cho vay nợ, cho thuê ruộng, những qui định về nghĩa vụ phong kiến đối với nông dân : các thứ thuế vô lí , lao dịch… vì phải cõng trên lưng quí tộc và tăng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Chánh Trực
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)