Bài 16. Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới

Chia sẻ bởi Đặng Trí | Ngày 20/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới thuộc Lịch sử 5

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN: LỊCH SỬ 5
Người thực hiện: ĐẶNG TRÍ
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐAI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN TỐNG
HẬU PHƯƠNG TRONG NHỮNG NGÀY
SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GiỚI
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2008
Lịch sử:
Kiểm tra:
1-Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông nhằm mục đích gì?
+ Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
2-Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu- đông 1950.
+Thu- đông 1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới và giành thắng lợi. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường.
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2008
Lịch sử:
Hậu phương trong những ngày sau chiến dịch Biên giới
I.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951)
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra trong thời gian nào?
+Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào tháng 2- 1951.
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra những nhiệm vụ gì?
+Đề ra nhiệm vụ đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua sản xuất, chia ruộng đất cho nhân dân.
II.Sự lớn mạnh của hậu phương sau chiến dịch Biên giới.

1)Sự lớn mạnh của hậu phương sau chiến dịch Biên giới trên các mặt kinh tế, văn hoá,giáo dục thể hiện như thế nào?

2)Theo em, vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?

3)Sự phát triển vững mạnh ở hậu phương có tác động như thế nào đến tiền tuyến?
Ở các vùng tự do, nhân dân ta đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm. Các trường Đại học Sư phạm, Đại học Y- Dược vẫn đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến. Học sinh phổ thông vừa học tập, vừa hăng hái tham gia sản xuất.

Vì có Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước, nhân dân có tinh thần yêu nước cao.

Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao.
Hình 2. Bác Hồ thăm công binh - xưởng đầu tiên ở Việt Bắc
Hình 3. Bộ đội giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp
III. Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I.
-Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
+Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức ngày 1-5 1952.
-Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn?
+Các anh hùng được bầu chọn là: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên, Hoàng Hanh, Ngô Gia Khảm, Nguyễn Quốc Trị, Trần Đại Nghĩa.
-Kể về chiến công của một trong 7 anh hùng?
+La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt địch ở cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
-Qua bài học các em học tập được gì ở các anh hùng trong đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I ?
+Em học tập được ở các anh hùng: tinh thần lao động, chiến đấu hết mình; lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

-Các em phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các anh hùng dân tộc?
+ Ra sức học tập, lao động thật tốt để sau này giúp ích cho xã hội.
Củng cố:
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra những nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
Dặn dò:
-Làm bài trong vở bài tập.
-Ôn tập chuẩn bị thi cuối kỳ I
-Xem trước bài: chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
KÍNH CHÀO TẠM BIỆT
HẸN GẶP LẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Trí
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)