Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

Chia sẻ bởi Hồ Đức Ngọc | Ngày 19/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÝ DÂN CƯ
Dựa trên hình 9.3, hãy nêu nhận xét về hướng di chuyển và tần suất của bão vào tháng 10 - 11 ở Việt Nam?
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Từ Biển Đông thổi vào đất liền.
- Theo hướng đông - tây, vào tháng 10 với tần suất từ 1 đến 1,3 cơn bão/ tháng.
- Theo hướng đông - tây nam, vào tháng 11 với tần suất từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng.
Câu 2: Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào ?
- Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI -X, tập trung ở vùng núi phía Bắc,
- Suốt dải miền Trung, vào các tháng X - XII lũ quét cũng xảy ra ở nhiều nơi từ Hà Tĩnh tới Nam Trung Bộ.
ĐỊA LÝ DÂN CƯ
Tiết chương trình: 19
Bài 16
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
I/ ĐÔNG DÂN, CÓ NHIỀU THÀNH PHẦN DÂN TỘC
Chứng minh?
Ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội?
Bài 16 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
I/ ĐÔNG DÂN, CÓ NHIỀU THÀNH PHẦN DÂN TỘC
a/ Đông dân.
- Năm 2006: 84.156.000 người, thứ 3 Đông Nam Á, thứ 13 trên thế giới.
- Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nhưng khó khăn trong phát triển kinh tế, nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm.
b/ Nhiều thành phần dân tộc.
- 54 dân tộc, trong đó người Kinh (Việt) chiếm 86,2%, các dân tộc ít người 13,8% dân số.
- Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá, truyền thống sản xuất.
- Khó khăn: sự phát triển không đồng đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc.
Bài 16 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
II/ DÂN SỐ CÒN TĂNG NHANH, CƠ CẤU DÂN SỐ TRẺ
I/ ĐÔNG DÂN, CÓ NHIỀU THÀNH PHẦN DÂN TỘC
a/ Dân số còn tăng nhanh.
* Chứng minh:
* Nguyên nhân:
Do tỉ lệ sinh còn cao, tỉ lệ tử giảm nhanh.
* Hậu quả:
- Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên giai đoạn 2002 - 2005 là 1,32%, tuy có
giảm so với trước, nhưng vẫn còn cao so với thế giới.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Sức ép đối với môi trường.
- Ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế.
Quy mô dân số của 13 nước có số dân lớn nhất thế giới - 2007
Những nước có số dân và mật độ dân số cao hơn Việt Nam năm 2006
0
21-26
1.86
36- 39
31- 36
39- 43
43- 51
51- 54
54- 60
60- 65
65- 70
70- 76
76- 79
79- 89
89- 99
99- 02
02- 05
26- 31
0.69
1.39
%
năm
1.09
3.06
0.5
1.32
1.32
1.7
2.1
2.16
3.0
3.24
2.93
1.1
3.93
Hình 16.1 Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm qua các giai đoạn
Bài 16 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
II/ DÂN SỐ CÒN TĂNG NHANH, CƠ CẤU DÂN SỐ TRẺ
I/ ĐÔNG DÂN, CÓ NHIỀU THÀNH PHẦN DÂN TỘC
b/ Cơ cấu dân số trẻ
* Theo số liệu điều tra năm 2005, tỉ lệ các nhóm tuổi như sau:
- Từ 0 đến 14 tuổi: 27,0%.
- Từ 15 đến 59 tuổi: 64,0%.
- Từ 60 trở lên: 9,0%.
* Mỗi năm tăng thêm 1,15 triệu người.
? Nguồn lao động dồi dào, năng động, sáng tạo. Nhưng nhu cầu về việc làm lớn, tăng nhanh hàng năm.
27%
64%
9%
Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta
năm 2005 (ĐVT: %)
Từ 0 đến 14 tuổi
Từ 15 đến 59 tuổi
Từ 60 tuổi trở lên
CHÚ THÍCH
Bài 16 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
II/ DÂN SỐ CÒN TĂNG NHANH, CƠ CẤU DÂN SỐ TRẺ
I/ ĐÔNG DÂN, CÓ NHIỀU THÀNH PHẦN DÂN TỘC
III/ PHÂN BỐ DÂN CƯ CHƯA HỢP LÝ
Nhận xét sự phân bố dân cư nước ta?
Bài 16 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
II/ DÂN SỐ CÒN TĂNG NHANH, CƠ CẤU DÂN SỐ TRẺ
I/ ĐÔNG DÂN, CÓ NHIỀU THÀNH PHẦN DÂN TỘC
III/ PHÂN BỐ DÂN CƯ CHƯA HỢP LÝ
a/ Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
- Đồng bằng tập trung 75% dân số. Mật độ dân số rất cao.
- Miền núi chiếm 25% dân số, mật độ dân cư thưa thớt.
Biểu đồ so sánh tỉ lệ dân số ở đồng bằng, duyên hải với� miền núi, trung du
75%
25%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1990
1995
2000
2003
2005
nông thôn
thành thị
19,5
80,5
79,2
20,8
24,2
75,8
25,8
26,9
74,2
73,1
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ trọng dân số thành thị nông thôn
b/ Không đều giữa nông thôn với thành thị:
- Năm 2005: có 73,1% dân số sinh sống ở nông thôn, 26,9% dân số tập trung ở thành thị.
- Tỉ lệ thị dân tuy có tăng lên, nhưng còn chậm.
254
1225
429
89
Biểu đồ so sánh mật độ dân số một số khu vực nước ta năm 2006 (người/km2)
c/ Chênh lệch lớn giữa các vùng:
- Mật độ dân số cả nước năm 2006 là 254 người/ km2.
- Đồng bằng sông Hồng: 1.225 người/ km2.
- Đồng bằng sông Cửu Long: 429 người/ km2.
- Tây Nguyên : 89 người/ km2.
Vì sao Đồng bằng sông Cửu long có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng hơn so với Đồng bằng sông Hồng, nhưng mật độ dân số lại thấp hơn?
Bài 16 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
II/ DÂN SỐ CÒN TĂNG NHANH, CƠ CẤU DÂN SỐ TRẺ
I/ ĐÔNG DÂN, CÓ NHIỀU THÀNH PHẦN DÂN TỘC
III/ PHÂN BỐ DÂN CƯ CHƯA HỢP LÝ
* Nguyên nhân:
- Lịch sử khai thác các vùng.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Trình độ phát triển kinh tế của từng vùng.
* Hậu quả: Gây khó khăn trong việc giải quyết việc làm, và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bài 16 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
II/ DÂN SỐ CÒN TĂNG NHANH, CƠ CẤU DÂN SỐ TRẺ
I/ ĐÔNG DÂN, CÓ NHIỀU THÀNH PHẦN DÂN TỘC
III/ PHÂN BỐ DÂN CƯ CHƯA HỢP LÝ
IV CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DÂN SỐ HỢP LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN LAO ĐỘNG Ở NƯỚC TA
- Tiếp tục kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.
- Xây dựng chính sách di cư phù hợp.
- Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đưa xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
CỦNG CỐ BÀI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Đức Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)