Bài 15. Tính từ và cụm tính từ

Chia sẻ bởi Trần Thị Ngọc | Ngày 21/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Tính từ và cụm tính từ thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

giáo án điện tử
Người thực hiện: Trần Thị Ngọc
Trường: THCS Đinh Tiên Hoàng – Cư Mgar – Đắc Lắc
KIỂM TRA BÀI CŨ
? ĐỘNG TỪ CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ? CÓ MẤY LOẠI? VD
? NÊU CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CĐT? VD
Tiết 63 – Tiếng Việt
tính từ và cụm tính từ
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ
VD: ( SGK)
Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.( Ếch ngồi đáy giếng)
Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm xoan vàng lịm[…]. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. ( Tô Hoài)
? Tìm tính từ trong các câu văn trên?
a. bé, oai
b. Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, nhạt, héo
tính từ và cụm tính từ
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ
VD: ( SGK)
a. bé, oai
b. Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, nhạt, héo
? Kể thêm một số tính từ mà em biết ?
VD: xanh, đỏ, tím, vàng, to, nhỏ…
Chua, cay, ngọt, bùi…
Lệch, nghiêng, thẳng, đứng….
? Nêu ý nghĩa khái quát của tính từ?
Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ
VD: ( SGK)
- Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
+ Về khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, cùng, vẫn…
Tính từ có khả năng như ĐT
VD: Tôi sẽ đi chơi. Quả này sẽ chín.  C ụm tính từ
ĐT TT
- So sánh ĐT với TT:
+ Về khả năng kết hợp với: hãy đừng, chớ
Động từ mạnh, tính từ yếu.
VD: Không thể nói: hãy lùi, chớ chua, đừng ngọt…
Có khi nói: Đừng xanh như lá, bạc như vôi
+ Về khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ:
ĐT và TT như nhau: có thể làm CN, VN; TT làm CN hạn chế hơn ĐT.
VD: Bé ngã.  Là 1 câu; Bé chăm  là CT chưa là 1 câu
tính từ và cụm tính từ
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ
Thế nào là tính từ? Tính từ có những đặc điểm gì?
Ghi nhớ: ( SGK/154)
? Đặt một câu có tính từ.
tính từ và cụm tính từ
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ
II. PHÂN LOẠI TÍNH TỪ
? Trong các TT ở VD1, những từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi., quá, lắm..? Những từ nào không kết hợp được, giải thích?
Được: bé, oai, nhạt, héoTT tương đối
Không được: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi TT tuyệt đối
? Có mấy loại tính từ? Vẽ mô hình?
tính từ và cụm tính từ
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ
II. PHÂN LOẠI TÍNH TỪ
TÍNH TỪ
TT chỉ đặc điểm tương đối
( Kết hợp được với từ chỉ mức độ)
TT chỉ đặc điểm tuyệt đối
( Không kết hợp được với từ chỉ mức độ)
Ghi nhớ: ( SGK/154)
tính từ và cụm tính từ
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ
II. PHÂN LOẠI TÍNH TỪ
III. CỤM TÍNH TỪ
VD: ( SGK)/155
? CTT có mấy bộ phận? Nhiệm vụ của từng phần?
Ghi nhớ: (SGK)/155
tính từ và cụm tính từ
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ
II. PHÂN LOẠI TÍNH TỪ
III. CỤM TÍNH TỪ
IV. LUYỆN TẬP
1. Tìm CTT trong các câu
HĐ Nhóm 3’
sun sun như con đỉa
chần chẫn như cái đòn càn
bè bè như cái quạt thóc
sừng sững như cái cột đình
tun tủn như cái chổi sể cùn
2. Tác dụng…
Các tính từ đều là từ láy gợi cảm.
3. So sánh việc dùng ĐT, TT; cho biết sự khác biệt nói lên điều gì?
ĐT, TT dùng ở lần sau mạnh hơn lần trướcsự đòi hỏi quá quắt của mụ vợ làm biển phải thay đổi
? Tính từ có đặc điểm gì? Có mấy loại tính từ? CTT có cấu tạo ntn?
DẶN DÒ
Học bài
Làm bài tập còn lại
Soạn: Thầy thuốc giỏi nhất cốt ở tấm lòng: ND, ý nghĩa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)