Bài 15. Tiêu hoá ở động vật
Chia sẻ bởi Đặng Phương Hồng |
Ngày 09/05/2019 |
53
Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Tiêu hoá ở động vật thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
ChƯƠng 5:
“Sinh lý tiêu hoá”
Lớp 2- Nhóm 1
5.1.Ý NGHĨA CỦA SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN
Đối với thế giới động vật, từ những động vật bậc thấp đến động vật bậc cao, chức năng dinh dưỡng được thực hiện nhờ hệ tiêu hoá.
Hệ tiêu hóa hay còn gọi là ống tiêu hóa, cùng với một số tổ chức khác trong cơ thể như gan, tuyến tuỵ, là cơ quan tiếp nhận và chế biến mọi dạng vật chất cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cơ thể từ môi trường bên ngoài.
Sau quá trình chế biến cơ học và hóa học, các chất dinh dưỡng như glucid, lipid, protein... ở dạng thô được chuyển thành dạng đơn giản như các đường đơn, các aminoacid, acid béo và glycerin...
Cuối cùng các chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ống tiêu hóa vào máu và biến thành nguyên liệu để xây dựng cơ thể, để dự trữ, để cung cấp năng lượng cho mọi quá trình sống. Thông qua cơ quan tiêu hoá, một số chất cặn bã được thải ra ngoài.
Mọi hệ thống sống muốn tồn tại và duy trì sự sinh trưởng phát triển, cần phải thực hiện quá trình trao đổi chất và năng lượng thường xuyên giữa cơ thể với môi trường. Quá trình này nhằm ổn định một chu trình liên tục phân huỷ và tái tạo vật chất ở mức độ phân tử.
Do tính đa dạng của môi trường, trong quá trình phát triển chủng loại, các hệ thống sống đã thích nghi và phân hoá rất phức tạp.
Về mặt phôi sinh học, hai đoạn đầu (miệng) và cuối (hậu môn) của ống tiêu hóa bắt nguồn từ lá ngoại phôi bì, còn phần chủ yếu có nguồn gốc từ lá nội và trung phôi bì.
Trong quá trình phát triển chủng loại, ở những động vật đơn bào, hệ tiêu hóa chưa phát triển, quá trình tiêu hóa được thực hiện trực tiếp trong tế bào (như amib dùng giả túc thu nhận thức ăn; thực bào của bạch cầu...). Đó là quá trình tiêu hóa nội bào.
SỰ TIẾN HÓA HỆ TIÊU HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
Từ động vật ruột khoang đã có túi tiêu hóa nhưng chưa hình thành hậu môn mà ống tiêu hóa mới chỉ có một lỗ, vừa thu nhận vật chất vào, vừa thải bã ra. Từ cức bì (da gai), ống tiêu hóa phát triển và đã có miệng, hậu môn.
Động vật càng ở thang tiến hóa cao, hệ tiêu hóa càng phát triển và phân hóa thành nhiều phần phức tạp, từ miệng đến hậu môn và các tuyến tiêu hóa.
Quá trình chế biến thức ăn trong ống tiêu hóa rồi được hấp thu qua thành của nó gọi là quá trình tiêu hóa ngoại bào.
Tùy vào loại thức ăn, ở mỗi nhóm động vật còn phát triển thêm những phần đặc biệt như diều và dạ dày cơ của chim, dạ dày bốn túi của động vật nhai lại...
Sinh vật đơn bào: Tiêu hóa nội bào nhờ men ti thể (lyzosome) như : trùng roi, trùng đế giày
Túi tiêu hóa: túi thông với bên ngoài qua một lỗ thủng. Nhờ đó, thức ăn được nhận vào và chất bã được thải ra.
Ống tiêu hóa: từ da gai trở lên, ống có thành riêng biệt, thông với bên ngoài qua miệng và hậu môn.
6
Thanhtay university
Cấu tạo hệ tiêu hóa của người được coi là hoàn chỉnh nhất, điển hình cho các loài ăn tạp, dạ dày một túi.
Hệ tiêu hóa bao gồm các phần chính:
− Khoang miệng, trong đó có răng, lưỡi, hầu, các tuyến nước bọt.
− Thực quản.
− Dạ dày.
− Ruột bao gồm: tá tràng, ruột non, ruột già.
− Trực tràng và hậu môn.
Các tuyến như tuyến tuỵ, mật (của gan)
5.2.SƠ LƯỢC CẤU TẠO HỆ TIÊU HÓA
5.2.1.ống tiêu hoá:
I. Tiêu hóa ở Khoang Miệng và Thực Quản
Khoang miệng (cavum oris) là đoạn mở đầu của ống tiêu hóa,nơi tiếp nhận các dạng vật chất từ môi trường ngoài. Giới hạn của khoang miệng ở phía trước là hai môi, phía sau là hầu (họng), phía trên là vòm khẩu cái, phía dưới là nền miệng cùng với lưỡi và hai bên là má.
Trong miệng có các cấu tạo chính là răng cắm chặt vào hàm trên và hàm dưới, lưỡi và các tuyến nước bọt gồm ba đôi dưới hàm, dưới lưỡi và đôi tuyến mang tai.
1. Răng
Mỗi răng gồm 3 phần: thân răng lộ ra ngoài, chân răng cắm chặt trong huyệt răng ở xương hàm và cổ răng giữa chân và thân răng. Trong lòng răng có khoang rỗng chứa tủy răng cùng với mạch máu và thần kinh.
Răng gồm ba loại với ba chức năng chính là:
- Răng cửa dùng để cắt thức ăn (nhai cắt là chính)
- Răng nanh dùng để xé thức ăn
- Răng hàm dùng để nghiền thức ăn (nhai nghiền là chính)
3. Hầu
Hầu là một ống ngắn nối tiếp với khoang miệng. Phần hầu có liên quan với khoang mũi ở phía trên, với thanh quản, khí quản và thực quản ở phía dưới. Ở đây có cấu tạo sụn thanh-thiệt làm nhiệm vụ đóng kín khí quản khi nuốt thức ăn.
2. Lưỡi
Lưỡi là khối cơ vân chắc phủ ngoài bằng lớp màng nhầy. Lưỡi có nhiều mạch máu và thần kinh. Lưỡi có hai mặt trên, dưới. Phần đầu mỏng hơn cử động tự do, phần gốc dầy dính với nền khoang miệng.
Ở gốc lưỡi có ba đôi cơ: đôi cơ trâm-lưỡi, Đôi cơ móng - lưỡi, Đôi cơ cằm - lưỡi một đầu bám chắc vào gai xương cằm. Phần cơ vân của lưỡi gồm các sợi dọc, sợi ngang và sợi thẳng đan vào nhau.
II. Dạ Dày
Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hóa, nằm trong khoang bụng.
- Thành dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ trơn: lớp cơ dọc ở ngoài, lớp cơ vòng ở giữa, lớp cơ chéo ở trong. Bao phủ toàn bộ mặt trong là niêm mạc có rất nhiều nếp nhăn. Giữa lớp cơ trơn và niêm mạc có tổ chức thần kinh là đám rối.
- Hình dạng dạ dày là một túi hơi cong với bờ cong bé phía phải và bờ cong lớn phía trái. Đầu phía trên bờ cong bé có lỗ thông với thực quản gọi là tâm vị. Dạ dày được chia ra ba phần là tâm vị, môn vị và phần thân.
- Từ dạ dày thông xuống tá tràng qua lỗ môn vị. Xung quanh môn vị, có vòng cơ thắt để đóng mở môn vị. Lớp niêm mạc ở đây có nếp gấp làm thành một van vị. Lớp tế bào thượng bì của niêm mạc hình lăng trụ, có nhiều tuyến tiết ra chất nhầy và dịch vị.
III. Ruột Non
- Ruột non là đoạn giữa và dài nhất của ống tiêu hóa. Ở người, là một ống dài từ 3-6 m, rộng 4 cm, gấp 2-4 lần chiều cao cơ thể. Ở động vật ăn cỏ ruột còn dài hơn và gấp tới 20 lần cơ thể.
- Ruột non chia làm 3 đoạn chính. Đoạn đầu khoảng 20 cm gọi là tá tràng. Ống tuỵ và ống mật đổ vào đoạn đầu của tá tràng. Hai đoạn tiếp theo là hỗng tràng chiếm khoảng 2/5 chiều dài, hồi tràng chiếm 3/5 chiều dài của ruột.
Thành ruột non được cấu tạo bởi 2 lớp cơ trơn: cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong. Lớp trong cùng là niêm mạc ruột.
Niêm mạc ruột có rất nhiều lông ruột làm cho mặt trong của ruột như một lớp nhung. Xen kẽ trong lớp lông nhung có rất nhiều tuyến tiết ra chất nhầy và dịch ruột.
IV. Ruột Già
Ruột già (intestinum crassum) là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa, ngắn hơn ruột non nhưng tiết diện lại lớn hơn. Chia ra làm
ba phần: manh tràng, kết tràng và trực tràng.
- Manh tràng là một đoạn ngắn khoảng 6-8cm tính từ chỗ ruột non đổ vào. Phía đầu bịt kín có một đoạn ngắn hình giun gọi là ruột thừa.
- Kết tràng gồm ba đoạn uốn cong hình chữ U ngược trong ổ bụng. Đoạn từ hố chậu phải đi lên góc gan là kết tràng lên. Đoạn tiếp theo vắt ngang qua gan, dạ dày sang bên trái là kết tràng ngang. Đoạn thứ ba quặt theo bờ trái xuống hố chậu trái là kết tràng xuống.
- Trực tràng dài khoảng 15-20 cm nối liền với hậu môn (anus). Ở hai đoạn trên, thành ruột già cấu tạo khác với ruột non, lớp cơ trơn dọc không phân bố đều mà tập trung thành ba dải cách đều.
5.2.2.CÁC TUYẾN TIÊU HÓA
I. Tuyến Nước Bọt
Là một tuyến ngoại tiết, gồm 3 đôi tuyến hình chùm.
đôi tuyến mang tai đôi tuyến dưới hàm và đôi tuyến lưới lưỡi, có nhiệm vụ tiết nước bọt, theo ống dẫn đổ vào khoang miệng.
2. Tuyến Vị (dạ dày)
Trong niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến vị tiết ra dịch vị. Mỗi tuyến vị được cấu tạo bởi các loại tế bào khác nhau, trong đó:
- Tế bào chính tiết ra enzym pepsinogen và các enzym tiêu hóa khác.
- Tế bào thành (hay còn gọi là tế bào bờ) tiết ra HCl.
- Tế bào cổ tuyến tiết ra chất nhầy mucin.
- Tế bào nội tiết tiết ra hormon gastrin.
3. Tuyến Ruột
- Phân bố trên lớp niêm mạc ruột, có nhiệm vụ tiết ra nhiều loại ezim tiêu hóa Gluxit (như Amilaza, Maltaza, Saccaraza, Lactara), enzim tiêu hóa Lipit, enzim tiêu hóa Protit.
- Dịch ruột là một chất lỏng, rất nhớt và đục do có nhiều mảnh vụn của tế bào niêm mạc. Độ pH là 8,3.
- Trong thành phần của dịch ruột có:
+ Nước chiếm 98%
+ Chất vô cơ 1% gồm: các muối kiềm như carbonat, phosphat, clorua.
+ Chất hữu cơ 1% gồm: chất nhầy mucin, mảnh vỡ tế bào, các enzym tiêu hóa.
4. Tuyến gan
- Là tuyến ngoại tiết lớn nhất cơ thể. Trọng lượng 1,2kg nằm phía phải ổ bụng, dưới cơ hoành.
- Mật là một dịch lỏng, trong suốt, có mầu thay đổi từ xanh đến vàng tuỳ thuộc vào thành phần các sắc tố mật và mức độ đặc loãng khác nhau. Mật mới tiết ra có pH kiềm khoảng 8 - 8,6; còn mật ở túi mật có pH khoảng 7-7,6
5. Tuyến Tụy
- Là tuyến màu xám hồng, nằm ngang phía sau dạ dày, ngay phần tá tràng, dài 15 - 20cm, rộng 4cm, nặng 70 – 80g.
- Dịch tụy do phần tuyến tuỵ ngoại tiết tiết ra. Tuỵ (pancrea) là tuyến pha. Phần nội tiết, các tế bào tập hợp thành đảo Langerhans, tiết ra hormon. Phần ngoại tiết gồm rất nhiều nang, trong mỗi nang có hai loại tế bào: tế bào nang và tế bào trung tâm (hay các tế bào ống). Các nang được bao bọc bởi mô liên kết bên trong có mạch máu, thần kinh và các ống tiết.
5.3.Quá trình biến đổi thức ăn
trong ống tiêu hóa
- Biến đổi cơ học là biến đổi dạng thức ăn từ rắn, cục thành các dạng nhỏ hơn để dễ tiêu hóa hơn,
- Biến đổi hóa học là biến đổi từ thức ăn thành các chất ion khoáng, nước, axit amin, nucleotit, axit béo, glixerol, glucozo. Nhờ tác dụng của các loại enzim
- Biến đổi sinh học là quá trình chuyển hóa xenluloz thành glucoz
Tiêu hoá là một quá trình sinh lý phức tạp diễn ra trong ống tiêu hoá biến đổi các chất thức ăn từ những dạng phức tạp, đặc hiệu và không hoà tan thành những dạng đơn giản, không đặc hiệu, hoà tan và hấp thu vào máu, bạch huyết.
Khoang miệng: : là khoang mở đầu của ống tiêu hóa, nơi tiếp nhận các dạng vật chất từ môi trường bên ngoài. ở hầu hết các loài động vật thì khoang miệng có cấu tạo chủ yếu là răng, lưỡi, các tuyến nước bọt, hai bên là má, ở các loài khác nhau thì có sồ lương răng và hàm răng khác nhau, ở người trưởng thành có khoảng 32 răng.
25
Tiêu hóa tại khoang miệng
Nhai: nhờ sự co bóp của cơ nhai và sự vận động phối hợp của lưỡi và má. Ðộng vật ăn thịt, nhai là nhờ sự vận động lên xuống của hàm dưới. Ðộng vật ăn cỏ, lại là sự vận động qua lại của hàm dưới. Bình quân 1 ngày bò sữa nhai 42000 lần.
Tác dụng: có tác dụng nghiền nát thức ăn làm tăng diện tích tiếp súc cúa thức ăn với các men, giúp dễ nuốt thức ăn và tạo phản xạ tiết nước bọt.
26
Tiêu hoá cơ học
Thức ăn vào miệng chịu tác dụng cơ học là sự nhai
Khi thức ăn vào khoang miệng nhờ hoạt động của cơ nhai, thức ăn dược răng cắt và nghiền nhỏ.
Nhờ hoạt động đào trộn của lưỡi, thức ăn được thấm đều với nước bọt sau đó được vê thành những viên nhỏ đưa xuống hầu và xuống dạ dày thông qua phản xạ nuốt.
Tác dụng tiêu hoá hoá học
Trong khoang miệng ,tác dụng tiêu hoá của nước bọt chủ yếu đối với tinh bột có trong thức ăn do enzyme amylase đảm nhận. Enzyme amylase thuỷ phân tinh bột chín thành dextrin rồi thành maltose.
3.1.2.Quá trình tiêu hoá ở dạ dày
a, Sự co bóp cơ học Không có cơ vòng thắt
Tâm vị: Đóng mở dựa theo độ pH nhờ lớp niêm mạc dày lên và cơ vòng xung quanh
Cử động nhu động từ trên xuống
Dạ dày Thân và hạ vị và dưới lên (thân vị)
Co bóp mạnh để nghiền nát thức ăn (hạ vị) Môn vị Có cơ vòng thắt
Sự đóng mở do nhu động dạ dày, pH của vị trấp và tá tràng
Bệnh trào ngược dạ dày
Ống tiêu hoá
b, Tiêu hoá hoá học
Tế bào chính: tiết enzim pepsinogen và enim tiêu hoá khác
Tế bào thành: tiết HCl
Tuyến vị
Tế bào cổ tuyến: tiết chất nhầy mucin
Tế bào nội tiết: tiết hoocmon gastrin
Pepsin: phân giải protein, hoạt động trong môi trường axit
Chymosin: men đông sữa, pH tối ưu là 4
Tác dụng Lipase: phân giải lipid, pH tối ưu là 6
HCl: hoạt hoá pepsinogen thành pepsin, sát trùng dạ dày, tăng tiết secretin (kích thích tăng tiết dịch tuỵ), gây tiết dịch vị, mật
Mucin: bảo vệ dạ dày khỏi tác động của pepsin, HCl
Tiêu hoá hoá học ở dạ dày
Dịch vị do các tuyến của dạ dày tiết ra.Vùng quanh tâm vị tiết nhiều chất nhày và một ít enzyme pepsinogen. Vùng hang vị tiết vị tố gastrin và một ít chất nhày. Vùng tế bào bờ (tế bào thành) tiết ra HCl. Acid này đóng vai trò quan trọng tạo môi trường acid (pH = 1-2) cho pepsinogen hoạt động. Tham gia vào làm trương nở protid tạo thuận lợi cho quá trình tiêu hoá ở dạ dày.
3.1.3. Quá trình biến đổi thức ăn ở ruột non
a, Tiêu hoá cơ học
Cử động quả lắc: lớp cơ dọc ở Co thắt: cơ vòng thành
ruột thay nhau co dãn, làm xáo trộn ruột co dãn, từng đoạn ruột
thức ăn, tăng tốc độ tiêu hoá thu nhỏ tiết diện làm dịch tiêu
hoá ngấm sâu vào thức ăn
Cử động
ruột non
Cử động nhu động: những co thắt Phản nhu động: co thắt làn
lan truyền kiểu làn sóng từ dạ dày sóng theo chiều ngược lại với
xuống ruột già, có tác dụng vận nhu động, dồn thức ăn ngược
chuyển thức ăn và tăng hấp thu lại, kéo dài thời gian tiêu hoá (hấp thu)
Tiêu hóa ở ruột non
Cử động cơ học của ruột non
Vách ngang
Nhung mao
Cơ niêm
Ruột non ( hổng tràng)
ruột non
- Ruột non là một cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể.
- Ruột non cuộn thành nhiều vòng trong ổ bụng, và nếu kéo dãn ra nó sẽ có chiều dài khoảng 6m tính từ dạ dày đến ruột già. Tại điểm nối với dạ dày, ruột non có đường kính khoảng 4cm. Đến khi nối với ruột già, đường kính của nó giảm xuống còn 2.5cm. Mặc dù nó dài hơn ruột già rất nhiều, nhưng vẫn bị gọi là "non" vì đường kính của nó nhỏ hơn ruột già.
Ruột non được chia ra làm 3 phần. Phần đầu tiên là tá tràng, có chiều dài khoảng 25cm, gần với dạ dày nhất. Dưỡng trấp từ dạ dày và các dịch tiết từ tụy và gan được đổ vào tá tràng. Phần giữa là hổng tràng, dài khoảng 2.5m. Sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu ở đây. Phần cuối cùng là hồi tràng, nó là phần dài nhất, khoảng 3.4 m. Hồi tràng kết thúc bởi van hồi manh tràng, là một cơ vòng để kiểm soát lưu lượng dưỡng trấp đi từ hồi tràng đến ruột già.
- Mặt trong của ruột non được phủ bởi những nhung mao có hình dạng giống như những sợi vải của khăn bông. Những nhung mao này làm gia tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc của ruột non để hấp thu các chất dinh dưỡng.
-Trong mỗi nhung mao có các mao mạch và mạch bạch huyết. Các phân tử thức ăn đã được tiêu hóa sẽ được hấp thu qua thành của các nhung mao vào trong các mao mạch và mạch bạch huyết.
-Ở đáy các nhung mao có các tuyến tiết ra dịch ruột. Dịch này có chứa các enzyme tiêu hóa có khả năng chuyển thức ăn thành những dạng cấu tạo đơn giản hơn mà cơ thể có thể sử dụng được. Trung bình có khoảng 1.8 l dịch ruột được tiết ra vào ruột non mỗi ngày.
Cũng như trong dạ dày, lớp dịch nhầy bao phủ bên trên giúp bảo vệ niêm mạc của ruột non. Và vì các enzyme tiêu hóa có tác dụng quá mạnh nên các tế bào niêm mạc này được thay mới hoàn toàn sau mỗi 2 ngày
a, Cấu tạo lông ruột
Ruột non là nơi hấp thu chủ yếu các chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá hoá học và cơ học
Cơ chế hấp thu: sự thẩm thấu, sự vận chuyển tích cực, cơ chế lọc
b, Hấp thu các chất
- Hấp thu protein: dưới dạng các acid amin qua lông ruột vào máu
thông qua cơ chế vận chuyển tích cực
- Hấp thu glucid: màng của các tế bào biểu mô trên bề mặt niêm mạc
ruột non có enzim disaccharidase phân giải đường đôi thành đường đơn,
đường này kết hợp với chất tải và được vận chuyển tích cực vào máu
- Hấp thu lipid: dưới dạng các acid béo tự do và monoglycerid qua quá
trình thẩm thấu
- Hấp thu vitamin: hầu hết được
hấp thu tích cực bởi tế bào niêm mạc
không cần trải qua biến đổi hoá học
- Hấp thu muối khoáng: dưới
dạng các ion thông qua vận tải
tích cực
- Hấp thu nước: theo cơ chế thụ
động theo các chất hoà tan
Lông nhung trong thành ruột
b, Tiêu hoá hoá học
Enzim phân giải Protein: Tripsin, Chymotripsin,
Cacboxypolypeptidase
Dịch tuỵ Enzim phân giải Lipid: Lipase, Phospholipase,
Cholesterolesterase
Enzim phân giải Glucid: Amylase, Maltase
NaHCO3
Enzim phân giải Protein: Aminopeptidase,
Dịch tiêu Inminopeptidase, tripepidase,dipeptidase,
hoá Nuclease, nucleotidase
Dịch ruột
Enzim phân giải Lipid: giống dịch tuỵ
Enzim phân giải Glucid: Maltase, Amylase, Lactase, Saccharase
Enzim khác: Phosphatase, Eterokinase
Muối mật
Dịch mật Sắc tố mật
Chất bài tiết theo mậta
.Sự tiêu hoá thức ăn ở ruột già
- Ruột già kéo dài từ đầu cuối của ruột non cho đến hậu môn và dài khoảng 1.5m, đường kính khoảng 7.5cm. Ruột già chia ra làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng.
Có khoảng 1.5 lít vật chất dạng lỏng đi qua ruột già mỗi ngày. Ở ruột già không có các hoạt động tiêu hóa diễn ra mà chỉ có sự tái hấp thu nước. -------- Những chất dịch nhầy được các tế bào niêm mạch của ruột già sản xuất giúp đẩy những chất cặn bã đi theo chúng. Do nước càng bị lấy đi khỏi những chất này ngày càng nhiều nên nó kết lại thành những khối mềm được gọi là phân. Phân bao gồm nước, cellulose và những chất không thể tiêu hóa được cùng với vi khuẩn còn sống hay đã chết. Những mảnh thừa của các tế bào hồng cầu bị hư hại làm cho phân có màu nâu. Chỉ có khoảng 85 đến 200 gram phân đặc còn sót lại sau khi ruột già đã hấp thu gần như toàn bộ nước. Chúng được tống xuất ra ngoài cơ thể qua hậu môn, quá trình này được gọi là đi đại tiện.
Quá trình biến đổi thức ăn ở ruột già
- Quá trình tiêu hoá được xem
như kết thúc ở ruột non, ruột già có
chức năng chính là nhận các chất
cặn bã còn lại ở ruột non, hấp thu
những chất sót lại cần cho cơ thể
- Chỉ có cử động nhu động và
phản nhu động để dồn chất thải
- Dịch ruột già chứa chất nhày để
bảo vệ,không có enzim tiêu hoá
Chất thải ở ruột già
5.4. Các con đường hấp thu thức ăn
- Sau khi thức ăn được biến đổi thành các chất dễ hấp thu, sẽ được hấp thụ theo 2 con đường: đường mạch máu và đường mạch bạch huyết, trong đó đường mạch máu là chủ yếu.
- Quá trình hấp thu được diễn ra ở tất cả các đoạn ống tiêu hóa, nhưng chủ yếu là ở ruột non theo cơ chế thụ động như khuếch tán, thẩm thấu, hút tĩnh điện ...) và cơ chế chủ động thông qua chất mang, tiêu tốn năng lượng và có sự tham gia của enzym, có hệ AMP, GMP hoạt hóa enzym.
+ Hấp thu ở miệng và thực quản
Niêm mạc miệng có thể hấp thụ được một số chất như moocphin, nicotin, rượu, nitroglyxerin (thuốc đau ngực).
+ Hấp thu ở dạ dày (bao tử)
- Dạ dày có thể hấp thu nước và một số chất hòa tan trong nước như đường glucoza, muối ăn, iot, brom, rượu…nhưng không hấp thu được axit amin và các sản phẩm của lipit.
+ Hấp thu ở ruột non (tiểu tràng)
- Sự hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non, vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa và có cấu tạo đặc biệt, thích nghi với chức phận tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng vào máu.
- Ở ruột non thức ăn được tiêu hóa thành chất đơn giản là các axit amin, glucoza, glyxerin, axit béo, muối khoáng và các vitamin là những chất có thể hấp thu dễ dàng.
+ Hấp thu ở ruột già (đại tràng)
- Khi thức ăn xuống đến ruột thì phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thu hết ở ruột non. Song ở ruột già nhất là đoạn đầu có khả năng hấp thu nước qua cơ chế chủ động với số lượng không hạn chế. Vì vậy, các chất bã bị cô đặc để tạo thành phân rồi được thải ra ngoài.
- Ngoài ra ruột già cũng có thể hấp thụ các chất còn sót lại mà ruột chưa hấp thụ hết như glucoza, axit amin và các vitamin. Một số chất như thuốc ngủ, thuốc kháng sinh…cũng có thể hấp thu qua ruột già nên có thể đưa thuốc qua hậu môn để trị một số bệnh.
5. 4.1:Cơ ché hấp thụ thức ăn
Hấp thụ về thực chất là sự vận chuyển các chất qua màng tế bào liên tiếp nhau vì vậy,cơ chế hấp thu cũng là cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào. Sự hấp thu qua máng tế bào qua ba cơ chế sau đây:
+Cơ ché lọc
+ Cơ chế khuyếch tán
+ Cơ chế hoạt tải (vận chuyển tích cực)
+Cơ chế lọc
Do tính chất cấu trúc đặc biệt của màng nhung mao ruột mà sự hấp thu qua nàng có tính thấm chọn lọc, tức là dễ dàng cho qua một số chất và cản trở một số chất khác cụ thể là,chỉ nhưẽng chất dinh dưỡng hoà tan và một số chất khác co lợi cho cơ thể mới được đi qua màng nhung mao ruột, còn các độc tố sẽ không dươc hap thu(nọc rắn độc không độc với thành ruột nguyên lành)
+ Cơ chế khuỵêch tán
(ống ruột) chất trung gian (máu)
glucose
G GX GX G
Hình5.3:Cơ chế khuyếch tán qua chất trung gian
X
X
Màng tế bào
Khái niêm: khuyếch tán là sự chuyển động của các phân tử từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp nhờ năng lượng của chuyển động nhiệt
Vào gradient(độ chênh lệch)
- Tốc độ khuyếch tán
Vào nồng độ của chất khuyếch tán
Khuyếch tán có thể trực tiếp theo gradient nồng độ (chủ yếu là các chất hoà tan trong mỡ)hoăc khuyếch tán nhờ chất trung gian không có tiêu hao năng lượng (các chất tan trong nước ) như glucose(G)
5.4.2. Hấp thu chủ động (tích cực)
- Đây là cơ chế hấp thu quan trọng nhất. Những chất cần thiết cho cơ thể được lựa chọn để hấp thu.
- Theo cơ chế này, các chất dinh dưỡng có thể được vận chuyển ngược chiều gradien nồng độ, áp suất, điện thế.-
- Quá trình vận chuyển tích cực đòi hỏi phải có chất vận chuyển, tiêu tốn năng lượng (ATP) và có sự tham gia của các enzim, ATP vòng (cylic adenosine monophotphat) và GMP vòng (cyclic guanosine monophotphat). Các chất được hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực thường là các ion Na+, K+, Ca2+, Cl -, H+, sắt, iot, một số loại đường và axit amin.
Một phần nhỏ chất dinh dưỡng có thể được hấp thu nhờ cơ chế ẩm bào.
Cơ chế hấp thu chủ động gồm ba giai đoạn:
+ Cơ chất hấp thu (S) tập trung lên mặt ngoài màng tế bào được gắn với thụ quan (R) của chất vận chuyển (C) (carier Coenzim), tạo thành phức chất S - C.
+ Phức chất S - C được kích hoạt bởi năng lượng từ ATP và được vận chuyển vào trong tế bào theo các vi kênh trong mạng lưới nội chất.
+ Trong tế bào, hệ thống enzim sẽ tách cơ chất (S) khỏi chất vận chuyển (C), chất vận chuyển quay ra màng tế bào, tiếp tục vận chuyển chất mới, còn cơ chất hấp thu xuyên qua màng tế bào vào mao mạch máu và mao mạch bạch huyết.
5.4.3. Sự hấp thu các chất
♣ Glucide: các hexose tan trong nước nên lúc đẩu được hấp thụ bằng khuyếch tán có chất mang sau đó bằng hoạt tải. Sau khi háp thụ các - ose theo mau đến tíh luỹ trong gan dưới dạng glycogen hoạc phân phối cho tế bào.
♣ Protein: axit amin dược hấp thu bằng hoạt tải nhờ chất tải đặc hiệu. Chúng được giữ không lâu trong gan và nhanh chóng phân phát cho cơ thể.
♣ Lipid: các glyxeron hoá ta=n trong nước được hấp thu như các – ose.stron hấp thụ ở dạng tự do. Các axit béo, mono-,diglyxerine, vitamin hoà tan trong mỡ nhò axit mật vì monoglyrin và axit béo không tan. Khi chúng kết hơp với axit mật sẽ tạo thành các micelle(hoà tan) ó thể đưoc hấp thụ sau khi đươc hấp thụ hầu hết cac axit béo và glyxerine được tổng hợp nga thành lipid cho cơ thể, theo đường bạch huyết đổ về tim.
Vitamin bằng hoạt tải, chẳng hạn, “yếu tố nội tải ”vitamin b12.
Các chất khoáng (ion):hoạt tải
♣ Nước :khuyếch tán hoặc hoạt tải|(ruột già).
Sau khi hấp thụ, một só lipid đi theo đường bạch huyết, còn lại tất cả theo máu qua gan để chuyển hoá hoặc điều hoà nồng độ trước khi về tim để phân phối cho cơ thể
5.4Hấp thụ thức ăn
Ðường hấp thu
Ðường máu: acicid amin, glucose, nước, muối khoáng, vitamin, …
Ðường bạch huyết: Chủ yếu là acid béo và glycerin.
- Vitamin: vận chuyển tích cực
- Lipid: nhũ tương hóa
- Protein: aminoacid, nhờ chất tải
- Carbohydrat: monosaccharid, nhờ chất tải
5.5.Tạo phân và thải bã
Tạo phân:
Quá trình tạo phân diễn ra ở ruột già
Ruột già chỉ có cử động nhu động và phản nhu động
Cử động nhu động không mạnh, mỗi ngày chỉ có 1 hoặc 2 cử động nhu động mạnh để dồn chất bã xuống trực tràng.
Cử động phản nhu động mạnh hơn, giúp các chất bã lưu lại trong ruột già.
Thải bã
Sau khi được hấp thụ nước, cấc chất cặn bã còn lại cô đặc tạo thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn.
Thải phân qua động tác đại tiện là phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu môn.
Trong ngày có cử động nhu động mạnh ở ruột già làm kích thích lớp niêm mạc, thông qua cơ chế thần kinh sẽ xảy ra phản xạ đại tiện
5.6 Vệ sinh ăn uống và các bệnh về đường tiêu hóa
5.6.1 Vệ sinh ăn uống
1. Vệ sinh ăn uống:
- Thực hiện ăn sạch uống sạch
- Uống nước đã đun sôi
- Không ăn các loại thức ăn ôi, thiu, chưa chín
- không ăn cá sống, thịt sống
2. Giữ vệ sinh cá nhân:
- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện.
3.Vai trò của vệ sinh ăn uống
vệ sinh ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta vì vây việc đảm bảo an toàn trong vệ sinh ăn uống là việc làm cần thiết và thường xuyên
Các nguyên tắc trong vệ sinh ăn uống
Nguyên tắc xử lý thực phẩm an toàn
Vi khuẩn sẽ lây lan đến mọi chỗ qua thực phẩm đã được chế biến, thực phẩm sống, động vật, bề mặt của dụng cụ hoặc con người. Nguồn lây lan này chính là một trong những nguồn thường gặp nhất trong ngộ độc thực phẩm của các gia đình
.
Nguyên tắc nấu nướng thực phẩm an toàn
Nấu nướng là một cách quan trọng để tránh bị ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao khi chúng ta nấu nướng. Bạn cần phải nhớ rằng thịt bò, thịt lợn, thịt gà cần phải được nấu ở nhiệt độ thấp nhất là 75 độ C để cho phần giữa của thịt không còn mầu hồng, nước chảy ra trong thì mới được; còn sườn thì chỉ cần nấu hoặc nướng ba phút là đã diệt được vi khuẩn, vì vi khuẩn chỉ bám ở thịt trên miếng sườn.
Bạn không nên ăn sống các loại thịt, cũng không nên ăn tái quá.
5.6.2 Các bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh thường gặp
Các bệnh ở dạ dày như đau da dày, ung thư dạ dày, loét dạ dày...
Hình về bệnh ung thư dạ dày
Hình về bệnh viêm loét dạ dày
bệnh về tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm đại tràng, co thắt đại tràng.
Các bệnh khác như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa...
Nguyên nhân
Các bệnh về đường tiêu hóa gây ra bởi nhiều nhuyên nhân trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau
Ăn uống không an toàn và bất hợp lí tạo điều kiện cho các sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và gây hại
Quán ăn via hè
Thực phẩm không rõ nguôn gốc
Sử dụng nguồn nước bẩn
Một số tác nhân gây bệnh
giun đũa
Giun tóc
ấu trung giun móc
Rau sống rửa vẫn nhung nhúc ký sinh trùng
Ký sinh trùng
Ký sinh trùng có thể vào cơ thể chúng ta qua đường thực phẩm hay nước và “đóng đô” ở hệ thống tiêu hóa. Các ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy
Tác nhân vi trùng
Một số vi trùng (hay còn gọi là “vi khuẩn”) có thể là nguyên nhân của tiêu chảy:
Tác nhân vi-rút
Do ô nhiễm các chất hoá học: ô nhiễm kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm...
Biện pháp phòng tránh
An toàn vệ sinh ăn uống đảm bảo ăn chín uống chín, vệ sinh sạch sẽ nhằm ngăn chặn các mầm bệnh lây lan...
Rửa tay sạch sẽ
Thực phẩm an toàn
khi chế biến thức ăn, bạn cần phải ghi nhớ những điều sau:
Rửa trái cây và rau củ thật sạch trước khi sử dụng hay ướp lạnh
Rửa tay bằng nước ấm và xà bông
Dùng loại thớt thích hợp. Thớt bằng gỗ được coi là có ít vi khuẩn bám vào sau khi sử dụng và rửa sạch.
Phải cẩn thận khi đun thức ăn trong lò vi sóng vì có thể có một vài phần thức ăn nóng hơn những phần khác do nhiệt độ không đều.
Không nên để chung các loại thức ăn nhiễm khuẩn với nhau như các loại thịt, gia cầm hay trứng.
Các thực phẩm để dành phải hâm nóng trước khi ăn.
Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá date, có mùi ôi thiu, nổi nấm mốc.
Hàng loạt nhà vệ sinh lộ thiên, phân của người mắc bệnh tả trôi ra sông, là nguồn gây nhiễm bệnh về đường tiêu hoá.
Đây là một trong những nguyên nhân gây
lây nhiễm bệnh đường tiêu hoá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Phương Hồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)