Bài 15. Tiêu hoá ở động vật

Chia sẻ bởi Nguyễn Kha | Ngày 09/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Tiêu hoá ở động vật thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

PHẦN 7: SINH THÁI HỌC
Chương I: CƠ THỂ và MÔI TRƯỜNG
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Khái niệm môi trường
1. Định nghĩa
Môi trường là gì?
=> Môi trường là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Khái niệm môi trường
2. Đặc điểm cơ bản
- Mỗi loài sinh vật sống trong một môi trường đặc trưng, thích nghi với các điều kiện cụ thể của môi trường mà nó tồn tại. Nếu môi trường bị hủy hoại thì sinh vật cũng bị hủy hoại theo.
- Sự thích nghi của sinh vật với môi trường rất đa dạng, gồm:
+ Thích nghi về hình thái.
+ Thích nghi về sinh lí.
+ Thích nghi về tập tính sinh thái.
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Khái niệm môi trường
3. Các loại môi trường sống chủ yếu
- Môi trường đất: các lớp đất có độ sâu khác nhau.
- Môi trường cạn: mặt đất và khí quyển.
- Môi trường nước: nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
- Môi trường sinh vật: thực vật, động vật và côn người.
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
II. Các nhân tố sinh thái
1. Khái niệm
Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
2. Các nhóm nhân tố sinh thái
Các nhân tố sinh thái trên được chia làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
- Nhóm nhân tố vô sinh: nhân tố vật lý, nhân tố hóa học, nhân tố khí hậu.
- Nhóm nhân tố hữu sinh: các mối quan hệ với thế giới hữu cơ.
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
III. Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái
1. Các quy luật tác động
Hãy nghiên cứu mục III.1 – SGK và cho biết: Có những quy luật tác động sinh thái cơ bản nào?
- Có 2 quy luật tác động cơ bản:
+ Quy luật tác động tổng hợp: tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
+ Quy luật tác động không đồng đều: các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên sinh vật. Mỗi nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên các loài khác nhau, lên các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lý khác nhau của cơ thể.
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
III. Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái
1. Các quy luật tác động
Tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật phụ thuộc vào:
+ Bản chất của nhân tố: vật lý, hóa học, sinh học.
+ Cường độ và liều lượng tác động.
+ Phương thức tác động: liên tục hay gián đoạn, ổn định hay dao động,…
+ Thời gian tác động: dài hay ngắn.
=> Các nhân tố sinh thái bao giờ cũng tác động đồng thời lên sinh vật, còn sinh vật bao giờ cũng phản ứng khác nhau với từng nhân tố, đồng thời phản ứng lại một cách tức khắc với tất cả các nhân tố tác động lên nó.
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
III. Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái
2. Giới hạn sinh thái
Hãy nghiên cứu mục III.2 – SGK và cho biết: Giới hạn sinh thái là gì?
- Giới hạn sinh thái là khoảng gía trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó cơ thể sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Trong giới hạn sinh thái có:
+ Khoảng thuận lợi: thuận lợi nhất cho các chức năng sống của sinh vật.
+ Khoảng chống chịu: hoạt động sống của sinh vật giảm dần, có thể bị ức chế.
Điểm cực thuận
Khoảng
chống chịu
Khoảng
chống chịu
Mức thuận lợi (sinh trưởng, phát triển)
0C
200C
350C
420C
5,60C
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
Khoảng thuận lợi
Điểm gây chết
Điểm gây chết
Giới hạn sinh thái
Ngoài giới hạn chịu đựng
Ngoài giới hạn chịu đựng
Nhiệt độ tác động đến sinh trưởng và phát triển của cá rô phi Việt Nam
300C
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
200C
350C
420C
5,60C
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
Khoảng thuận lợi
300C
170C
370C
440C
20C
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
Khoảng thuận lợi
280C
Cá rô phi
Cá chép
(5,60C ; 200C – 350C ; 420C)
(20C ; 170C – 370C ; 440C)
Loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố sinh thái sẽ có vùng phân bố rộng và ngược lại.
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
IV. Nơi ở và ổ sinh thái
Hãy nghiên cứu mục IV – SGK, quan sát hình, thảo luận và cho biết: Nơi ở là gì? Ổ sinh thái là gì?
- Nơi ở: là địa điểm cư trú của các loài.

- Ổ sinh thái: là một không gian sinh thái, ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài.
Sâu đục thân
Chim ăn kiến
Chim ăn trái
Chim ăn hạt
Chim ăn sâu
Sâu cuốn lá ...
Ổ sinh thái và nơi ở khác nhau như thế nào?
Các loài trên đều có chung nơi cư trú là cây to
Mỗi loài trên cây to đều có cách sống riêng
Nơi ở
Ổ sinh thái
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
IV. Nơi ở và ổ sinh thái
Mùn đáy
VSV
Ánh sáng
Nhiệt độ
Thức ăn
Độ pH
Ổ sinh thái chung
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Các loài có kích thước mỏ khác nhau thì kích thước thức ăn cũng khác nhau, tạo nên các ổ sinh thái riêng về dinh dưỡng.
Hút mật
Ăn hạt
Ăn thịt
CỦNG CỐ
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 1: Trước đây, đàn voi ở rừng Tánh Linh ban đêm hay xuống làng bản phá hoại hoa màu, có khi quật chết cả người. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:

A. Voi ưa hoạt động, thích lang thang đây đó.

B. Tính khí voi dữ dằn, hay tìm đến làng bản quậy phá.

C. Tìm thức ăn là ngô bắp và nước uống trên nương rẫy, làng bản.

D. Rừng, nơi sinh sống của voi bị thu hẹp quá mức.
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 2: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật:

A. Một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác.

B. Trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác.

C. Trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh.

D. Trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh.
Các nhân tố sinh thái
Nhân tố sinh thái vô sinh
Nhân tố sinh thái hữu sinh
Mức độ ngập nước
Kiến
Độ dốc của đất
Nhiệt độ không khí
Cây cỏ
Độ tơi xốp của đất
Sâu ăn lá cây
Gỗ mục
Câu 3: Hãy sắp xếp các nhóm sinh thái sau đây vào từng nhóm sinh thái cụ thể:
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Bài 47: MÔI TRƯỜNG và CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
Xem và soạn trước bài mới, tìm hiểu về sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
Sưu tầm và tìm thêm các thông tin trên mạng internet.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)