Bài 15. Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất

Chia sẻ bởi Hà Tín Cương | Ngày 19/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Bài 15
THỦY QUYỂN
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG
MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
Thủy Quyển
Thủy quyển là lớp hơi nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
SỰ TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
– Vòng tuần hoàn nước lớn: nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biển.
- Vòng tuần hoàn nước nhỏ: nước biển và đại dương bốc hơi (do tác dụng của gió, nhiệt độ…) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương.

MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG
Chế độ mưa, băng tuyết
và nước ngầm
CHẾ ĐỘ MƯA
- Phân bố lượng mưa trong lãnh thổ: Do ảnh hưởng của địa hình và vị trí địa lý nên lượng mưa năm trung bình giai đoạn 1977-2008 phân bố rất không đều trong lãnh thổ Việt Nam với đặc điểm mưa nhiều trên các sườn núi đón gió mùa Đông Nam và Tây Nam và mưa ít trên các sườn núi, cao nguyên, thung lũng và ven biển khuất gió. Do đó, giá trị Xo trên lãnh thổ Việt Nam biến đổi trong phạm vi khá rộng, từ (500-600) mm ở vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận đến  trên (4.000 – 5.000) mm ở một số khu vực núi cao.
- Trung tâm khí tượng thủy văn VN phân mưa  theo mức độ lượng mưa:
+ Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 – 50 mm/24h
+ Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 – 100 mm/24h
+ Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h
BĂNG TUYẾT

Năng lượng bức xạ mặt trời lớn
 nhiệt độ tăng
Băng tuyết tan ra cung cấp nước cho sông ngòi
NƯỚC NGẦM
- Nước dưới đất hay đôi khi còn được gọi là nước
ngầm là thuật ngữ chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt
đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe
nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng
này có sự liên thông với nhau.
- Phần lớn nước dưới đất hình thành theo một nhánh
trong vòng tuần hoàn nước cùng với các yếu tố thủy
văn khác.

Biểu đồ này cho biết các hướng dòng chảy điển hình trong một mặt cắt ngang của một hệ thống tầng ngậm nước có áp/không áp đơn giản (hai tầng ngậm nước với một tầng cách nước giữa chúng, bao quanh bởi nền đá không thấm nước). Hệ thống này liên hệ với một dòng suối (điển hình trong các vùng ẩm ướt). Mực nước ngầm và đới không bảo hòa cũng được minh họa.

- Có 4 con đường hình thành nước dưới đất:
1) Do nước mưa, nước mặt trong sông hồ, đầm lầy,... ngấm xuống các tầng đất đá bên dưới khi những tầng này có đới độ rỗng cao. Phần lớn nước dưới đất thuộc dạng này


2) Trong trầm tích , khi lắng đọng thì ở dạng bùn ướt. Quá
trình trầm tích tiếp theo tạo ra lớp đè lên trên, gây nén kết đá và
nước bị tách ra thành vỉa. Các vỉa nước dưới đáy mỏ dầu khí
thuộc dạng này.
3) Nguyên sinh: Do magma nguội đi thì quá trình kết tinh xảy ra,
lượng dư hiđrô và oxy nếu có sẽ tách ra, rồi kết hợp thành nước.
Đây là quá trình chính thời viễn cổ khi Trái Đất từ dạng khối vật
chất nóng chảy nguội dần, nước tách ra từ magma tạo ra khí hơi
nước, mây rồi tích tụ tạo ra các đại dương cổ. Nguồn nước từ
magma đã giảm nhiều, do vỏ rắn Trái Đất hiện dày hơn, và hydro
là nguyên tố nhẹ nên ít nằm lại trong lòng Trái Đất.
4) Thứ sinh: Các hoạt động xâm nhập làm nóng đất đá,
gây biến chất các lớp trầm tích bên trên, dẫn đến thải
nước từ trầm tích. Về chi tiết thì có hai hiện tượng:
+ Nước tự do, tức là phân tử H2O tự do nằm trong đất đá và có thể di chuyển hay khai thác được, do nhiệt độ cao nên tách ra khỏi tầng đá.
+ Nước liên kết, là nước trong các phân tử ngậm nước của đất đá. Bình thường thì nước này không tự do di chuyển và không khai thác được. Quá trình biến chất chuyển đổikhoáng vật của đất đá sang dạng khác "đặc" hơn và thải nước liên kết ra.
ĐỊA THẾ, THỰC VẬT VÀ HỒ ĐẦM
Địa thế
Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng do độ dốc của địa hình. Sau mỗi trận mưa to là nước dồn về các dòng suối, sông.
Nơi nào có độ dốc lớn, nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
=>Địa thế quy định tốc độ của dòng chảy.
Ở miền Trung mỗi khi lũ đến, vì sao nước lên rất nhanh?
 Do địa hình núi ăn sát ra biển, sông ngắn dốc, khi mưa lớn, lượng nước tăng nhanh trong thời gian ngắn lũ lên nhanh và đột ngột.
Thực vật
Khi mưa, một lượng nước khá lớn được giữ lại ở tán cây, phần còn lại khi xuống mặt đất thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm.
 Thảm thực vật có tác dụng điều hoà dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt.
Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được
trồng ở đâu? Vì sao?
Trên các lưu vực sông rừng phòng hộ thường
được trồng ở những vùng núi cao, thượng nguồn của sông để điều tiết nước.
Hồ đầm
- Hồ là một vùng nước được bao quanh bởi đất liền, thông thường là nước ngọt.

- Đầm lầy là một vùng đất ngập nước với hoặc một khu vực được hình thành do lũ lụt mà nước đọng lại chưa thể thoát được, đây là một kiểu hệ sinh thái và có cấu trúc đất mềm, địa hình lõm hoặc những chỗ lồi lõm, đất khô xen lẫn đất ướt.
Hồ Cấm
Đầm lầy Everglades (Mỹ)
Lưu vực sông Mekong
Một số sông lớn trên Trái Đất
Sông Nile (sông Nin)
- Bắt nguồn từ phía nam xích đạo ở Ugrana có mưa quanh năm nên lưu lượng khá lớn và chảy qua tất cả các nhánh ở Đông Bắc Phi đổ ra biển Địa trung hải . Nó chính là dòng sông dài nhất thế giới với diện tích 6695km và diện tích lưu vực 2881000km2 , chảy theo hướng nam-bắc qua 3 miền khí hậu khác nhau . Sông Nin được hình thành từ ba nguồn chính: Sông NinTrắng, sông Nin Xanh và sông Atbrara.
- Khi tới Khác – tum ( sông Nin trắng ) sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận xích đạo , …về mùa cạn lưu lượng vẫn còn 700m3/s.
Sông Amazon
 Sông Amazon là một dòng sông ở Nam Mỹ bắt nguồn từ dãy An-đét chảy theo hướng tây- đông đổ ra Đại Tây Dương với tổng chiều dài là 6437km đứng thứ nhì trên thế giới xếp sau sông Nin nhưng diện tích lưu vực của sông Amadon loại lợn nhất thế giới với 7170000km2 . Lượng nước từ sông Amazon đổ ra Đại Tây Dương rất lớn, lên đến 300.000 m3/giây.
Sông nằm trong khu vực khí hậu xích đạo , … có lưu lượng trung bình lớn nhất thế giới 220000m3/s.
 - Lưu vực Amazon chiếm khoảng 40% tổng diện tích đại lục Nam Mỹ, lớn gấp đôi diện tích lưu vực sông Congo ở châu Phi.
Sông I-ê-nit-xây
- Sông Enisei nằm tại Mông Cổ, chảy theo hướng bắc để đổ ra biển Kara, tưới tiêu cho một phần rộng lớn của Trung Siberi
- Sông Enisei phát nguồn từ hai nhánh chính là: Bolshoi Enisei (Enisei Lớn) và Malyy Enisei (Enisei Nhỏ).
- Dòng chảy dài nhất là Enisei-Angara-Selenga-Ider.
- Là một trong những hệ thống sông lớn nhất đổ ra Bắc Băng Dương, với chiều dài 5.539 km (3.445 dặm)
- Là con sông dài thứ 5 trên thế giới.
- Có diện tích lưu vực 2580000 km2 với chiều dài là 4102km, chảy ở khu vực ôn đới lạnh, mùa đông nước đóng băng và đến mùa xuân băng tan.
- Ở thượng nguồn, với nhiều thác ghềnh, sông Enisei chảy qua những vùng dân cư thưa thớt.
- Ở trung lưu, hệ thống sông này bị kiểm soát bằng một loạt đập thủy điện lớn của Nga.
- Chảy theo những cánh rừng taiga dân cư thưa thớt, sông Enisei tiếp nhận nước từ một loạt các sông nhánh và cuối cùng đổ ra biển Kara trong một vùng tundra hoang vu, bị đóng băng trong khoảng trên 6 tháng mỗi năm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Tín Cương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)