Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

Chia sẻ bởi Đặng Công Uynh | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 21 BÀI 15
Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
Kiểm tra bài cũ
- Những tiền đề của sự hình thành nhà nước Văn lang – Âu Lạc?
Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang – Âu Lạc?
Bài 15
THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(thế kỷ II TCN đến thế kỷ X)
1/ Chế độ cai trị:
a/ Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Các triều đại phong kiến phương Bắc Triệu, Hán,Tuỳ , Đường ...Chia nước ta thành quận, huyện, châu và cử quan lại sang trực tiếp cai trị nhằm biến nước ta thành một bộ phận của Trung Quốc.
Em có nhận xét gì về vai trò của làng xã và lực lượng hào lý (địa chủ Việt) trong giai đoạn này?
b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá:
Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề
Nắm độc quyền muối và sắt
- Quan lại tham ô bạo ngược, bóc lột dân chúng để làm giàu
Về văn hoá: Chúng ra sức truyền bá Nho giáo , chữ Hán vào nước ta
Bắt nhân dân ta thay đổi phong tục theo người Hán
2/ những chuyển biến về kinh tế xã hội:
Chính sách bóc lột về kinh tế đã có tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
a/ Kinh tế:
- Nông nghiệp: đồ sắt sử dụng rộng rãi, công tác khai hoang, thuỷ lợi được chú trọng, năng suất lao động tăng
- Thủ công nghiệp ; Nghề rèn sắt, nghề kim hoàn, khai thác vàng, làm giấy, thuỷ tinh...phát triển
- Thương nghiệp, GTVT phát triển
* Tiêu cực : cạn kiệt tài nguyên, tạo điều kiện làm giàu cho phong kiến phương Bắc.
2/ những chuyển biến về kinh tế xã hội:
Sản xuất nông nghiệp được mở rộng
b. Về văn hoá:
Tiếp thu có chọn lọc văn hoá Trung hoa như tôn giáo,ngôn ngữ văn tự..
Ví dụ: - Tính gia trưởng trong gia đình Việt nam
- Chữ Hán
- Từ Hán việt
Tiêu cực: - du nhập các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi
- ít nhiều tạo tâm lý an phận qua thuyết định mệnh của Nho giáo
c. Xã hội bị phân hoá;
Quý tộc
Nông dân công xã
Nô tỳ
Hào lý Việt
Địa chủ Hán
Quan lại Hán
Nông dân giàu
Nông dân công xã
Nông dân nghèo
Nông nô
Nông dân lệ thuộc
Nô tỳ
Xuất hiện nhiều mâu thuẩn trong đó mâu thuẩn giữa dân tộc Việt Nam với bọn thống trị phương Bắc là cơ bản nhất làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Dặn dò: tìm hiểu những lời thề của Hai bà Trưng, ý nghĩa của quốc hiệu Vạn xuân, tính sáng tạo trong chiến thắng Bạch Đằng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Công Uynh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)