Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

Chia sẻ bởi Lê Thị Mỹ Lệ | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:


BÀI THI CUỐI KÌ
MÔN
CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ

BÀI 15: “Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập”.

Giảng viên: Ths. Hoàng Thanh Tú
Trợ giảng: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Mai
Sinh viên: Hoàng Thị Trang (87)
Lớp: k51 sư phạm Sử
Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập

I. Chế độ cai trị của phong kiến phương Bắc
1. Tổ chức bộ máy cai trị
2. Chính sách bóc lột về kinh tế
3. Chính sách đồng hóa về văn hóa




















Mục tiêu bài học
Trả lời được 2 câu hỏi
1. Những nội dung chính trong chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta trong thời kì Bắc thuộc là gì?
2. Tại sao Nho giáo mặc dù là tư tưởng tiến bộ nhưng không được ông cha ta tiếp nhận trong thời kì Bắc thuộc?

1. Tổ chức bộ máy cai trị
- Chia nước ta thành các đơn vị hành chính như của người Hán:
+ ThờiTriệu nước ta gồm 2 quận: Giao chỉ và Cửu chân
+ Thời Hán gồm3 quận: Giao chỉ, Cửu Chân, Nhật nam
+ Thời Đường : 12 châu.
- Đặt thêm nhiều châu, quân mới:
- Cử quan lại sang trực tiếp cai trị
- Tham vọng khống chế xóm làng người Việt.



1. Tổ chức bộ máy cai trị
Mục đích: thủ tiêu chủ quyền quốc gia, xác lập quyền cai trị biến nước ta thành một phần lãnh thổ của Trung quốc.
Kết quả:
- không thể “với tay” tới làng xã người Việt
- Không trực tiếp kiểm soát và khống chế toàn bộ lãnh thổ của người Việt
Là 1 biểu hiện cho sự thất bại trong chính sách đô hộ nước ta thời Bắc thuộc
2. Chính sách bóc lột về kinh tế.
“ Dựa vào quân đội và tổ chức quan lại chính quyền đô hộ ra sức chiếm đất xây dựng cơ sở kinh tế riêng để có thể duy trì sự thống trị lâu dài trên đất nước ta. Chúng thực hiện chính sách đồn điền nhằm giữ đất đai mới chiếm được của nhân dân ta. Đại bộ phận dân Việt là nông dân, cày ruộng đất công phải nộp tô thuế, chịu lao dịch. Chính sách tô thuế đã làm cho “trăm họ xác xơ” dẫn tới người nông dân bị phá sản, đi xiêu tán hay phải bán mình, bán vợ con cho tầng lớp thống trị và bị biến thành nô tỳ.
Một trong những hình thức bóc lột nặng nề đối với nhân dân ta của chính quyền đô hộ là cống nạp. Với hình thức này chúng đã vơ vét, bóc lột nhân dân ta vô hạn độ. Chu Thặng thứ sử Giao châu đã tâu với vua nhà Hán “ Giáo châu là nơi xa cách, quan lại tập trung tham ô, làm đủ điều gian trá, trưởng sử tha hồ bạo ngược, bóc lột muôn dân.
Ngoài bóc lột bằng chính sách đồn điền, cống phẩm, tô thuế, lao dịch, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền sản xuất và mua bán muối và sắt. Đây là 2 sản phẩm thiết yếu trong đời sống của nhân dân ta cũng bị lệ thuộc vào chính quyền đô hộ. Với chính sách bóc lột, vơ vét triệt để của bọn phong kiến phương Bắc trong hơn 1000 năm đô hộ, nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói khổ, đầy đau thương, tủi nhục”.
2. Chính sách bóc lột về kinh tế
Chính sách đồn điền: cướp đoạt ruộng đất cưỡng bức nhân dân ta cày cấy…
Chính sách cống nạp:
Tô thuế
Nắm độc quyền mua bán các mặt hàng thiết yếu: muối và sắt
Tính chất của các chính sách về kinh tế: tàn bạo và triệt để. Đây là một trong những nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc đấu tranh liên tiếp của nhân dân ta.
3. Chính sách đồng hóa về văn hóa
Mục đích: đồng hóa, nô dịch nhân dân ta về tinh thần, tư tưởng, giảm sức phản kháng của dân tộc ta
truyền bá Nho giáo, chữ Hán
đưa người Hán vào ở lẫn với dân Việt
Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo phong tục của người Hán.


3. Chính sách đồng hóa về văn hóa
Kết quả:
- Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc chính quyền đô hộ phương Bắc không thực hiện được ý đồ của mình
- Nhân dân ta bảo lưu được vốn văn hóa truyền thống của mình
- Làm giàu thêm văn hóa của dân tộc bằng cách “Việt hóa” những yếu tố tích cực từ văn hóa Hán…

Nguyên nhân:
- Làng Việt là một tổ chức chặt chẽ, có tính cố kết cộng đồng cao không dễ dàng thâm nhập
- Nhân dân ta có tinh thần dân tộc và chống giặc ngoại xâm bởi vậy luôn chống lại các yếu tố văn hóa ngoại lai, bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của mình










Kiểm Tra nhanh

Câu 1: tại sao Nho giáo mặc dù là tư tưởng tiến bộ thời bấy giờ khi được truyền bá vào nước ta lại không được cha ông ta tiếp nhận?
a. Không phù hợp với đời sống tín ngưỡng của nhân dân ta
b. Không được chính quyền đô hộ truyền bá mạnh mẽ
c. Là tư tưởng của bọn xâm lược vì vậy ông cha ta không tiếp nhận để chống lại âm mưu đồng hóa.
Đáp án: C
Câu 2: trong chế độ cai trị của mình ở thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực thi trên mấy phương diện?
5 chính sách
6 chính sách
3 chính sách
Đáp án: C
Câu 3: chính quyền phong kiến phương Bắc tiến hành chính sách đồng hóa về văn hóa nhằm mục đích:
Giao lưu văn hóa với người Việt
Nô dịch nhân dân ta về tư tưởng, tinh thần
Biến nhân dân ta thành người Trung quốc
Đáp án: B
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Mỹ Lệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)