Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

Chia sẻ bởi Dương Kiều Anh | Ngày 10/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:


“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ đặt trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
Trích Tâm Sự - Tố Hữu

Kiểm tra bài cũ:
Đoạn thơ sau nhắc đến sự kiện lịch sử nào?
Bài 15
THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(TỪ THẾ KỈ II TCN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X)
I- CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM

Chế độ cai trị


Những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam
1. Chế độ cai trị
a, Tổ chức bộ máy cai trị
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, có những triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã đô hộ nước ta?
Các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ nước ta thời Bắc thuộc
Sau khi Triệu Đà hoàn thành quá trình
xâm lược Âu Lạc 179 TCN,
các triều đại phong kiến Trung Quốc
đã tổ chức bộ máy cai trị trên lãnh thổ
nước ta như thế nào?
Nhà Triệu
Nhà Hán
Nhà Tuỳ - Đường
- Chia nước ta thành 2 quận
- Chia nước ta làm 3 quận
- Chia làm nhiều châu
Tổ chức bộ máy cai trị thời Bắc thuộc
Lược đồ Âu Lạc từ thế kỉ I -> thế kỉ III
Em có nhận xét gì về cách tổ chức bộ máy cai trị của Chính quyền đô hộ phương Bắc?

Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chia nước ta ra thành các châu quận để dễ bề cai trị => Chính sách chia để trị

Chúng thực hiện chế độ cai trị trực trị

Chính sách đô hộ về chính trị ngày càng hoàn thiện…
1. Chế độ cai trị
a, Tổ chức bộ máy cai trị
b, Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa
* Chính sách bóc lột về kinh tế
Thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ đã thực hiện những chính sách gì về kinh tế ở nước ta?

Chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề

Chính sách cướp ruộng đất, lập đồn điền, cưỡng bức sản xuất

Chính sách độc quyền về muối và sắt
Chính sách bóc lột về kinh tế:
Tại sao chính quyền đô hộ lại độc quyền về muối và sắt?
Muối
Mỏ sắt
Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột về kinh tế của chính quyền đô hộ?

Đây là chính sách bóc lột của các triều đại ngoại bang nhằm vơ vét, bóc lột phục vụ lợi ích của quốc gia đi đô hộ
Chính sách bóc lột kinh tế của chính quyền đô hộ triệt để, tàn bạo và nặng nề.
* Chính sách đồng hóa về văn hóa
Đồng hóa về văn hóa là gì?

Chính quyền đô hộ đã thực hiện những chính sách nào để đồng hóa về văn hóa dân tộc ta?
Chính sách đồng hóa về văn hóa

Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt

Truyền bá Nho giáo, dạy chữ Hán

Bắt nhân dân ta phải theo phong tục tập quán của người Hán
Tại sao chính quyền đô hộ lại truyền bá Nho giáo và bắt nhân dân ta phải theo phong tục tập quán của người Hán?

Khiến nhân dân ta quên đi văn hóa truyền thống, bị đồng hóa

Sử dụng Nho giáo làm công cụ tinh thần, ép buộc nhân dân ta phải trung thành với hoàng đế Trung Hoa và chính quyền đô hộ.
Mục đích của CQĐH khi thực hiện các chế độ cai trị nêu trên là gì?

Xóa bỏ đất nước, dân tộc Việt

Sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc cũ vào lãnh thổ Trung Quốc, duy trì sự đô hộ, nô dịch lâu dài.
2. Những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam
a, Về kinh tế:
Thời Bắc thuộc, chế độ cai trị của chính quyền đô hộ đã tạo ra những chuyển biến gì về mặt kinh tế nước ta?
Chuyển biến về kinh tế:
Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến, thủy lợi được quan tâm => năng suất lúa tăng
Thủ công nghiệp: Phát triển với nhiều ngành nghề mới
Thương mại: Xuất hiện chợ lớn như: Luy Lâu, Long Biên
Giao thông: Giao thông thủy bộ nối liền các quận được hình thành
b, Về văn hóa – xã hội
* Về văn hóa
Nhân dân ta có bị đồng hóa về văn hóa không? Nêu biểu hiện và giải thích?
Về văn hóa:
Nhân dân ta đã tiếp thu và Việt hóa những yếu tố tích cực của văn hóa trung hoa về văn tự, ngôn ngữ nhưng vẫn bảo tồn được nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống.
Do lòng yêu nước, ý thức cộng đồng sâu sắc, ý chí căm thù quân xâm lược, cùng với khao khát đánh đuổi ngoại xâm giành lại độc lập tự chủ nhân dân ta đã có động lực để lưu giữ được tiếng nói và phong tục tập quán của dân tộc mình
Hán sai Tích Quang, Nhâm Diên 
Qua khai văn hóa dựng nền đạo Nho 
Lại đem sự tích ta xưa 
Sửa cho sai, xấu: phòng ngừa nạn sau 
… 
Thế nhưng trí thức Văn Lang 
Dễ theo Phật giáo, Ấn bang truyền vào 
Đạo theo những cánh buồm cao 
Du Tăng Đông Độ ghé vào Giao Châu 
Tạo nên nề nếp ban đầu 
Càng yêu dân tộc, càng sâu sức thiền 
Bụt ra, cô Tấm thành tiên 
Nắm xương cá bống cũng nên phượng rồng 
Gạn đục để lọc cái trong 
Đạo Nho, đạo Lão thêm đồng sức ta 
Tạo nên tổng lực dung hòa 
Quy nguyên tam giáo, càng xa càng dày 
Cái dở lại mở cái hay 
Hợp thành bản sắc hài hòa văn minh
Phạm Thiên Thư
* Về xã hội

Mâu thuẫn giữa nhân dân ta và chính quyền đô hộ là mâu thuẫn bao trùm xã hội

Hạt nhân tế bào của xã hội Việt Nam thời kì này là các làng xóm. Chính quyền đô hộ dù dùng nhiều cách nhưng vẫn không khống chế được các làng xóm. Làng xóm cũng là chiếc nôi tạo nên các cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền đô hộ
Bảng thống kê những chuyển biến về về kinh tế, văn hóa – xã hội ở nước ta thời kì Bắc thuộc
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh đã chú ý theo dõi!!!
Hoa quả; vải vóc; các loại xương, da thú quý hiếm
Nghề làm giấy ở Việt Nam
Nhuộm răng đen, ăn trầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Kiều Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)