Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

Chia sẻ bởi Phạm Hoàng Minh | Ngày 10/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

LƯỢC ĐỒ ÂU LẠC VÀ NAM VIỆT
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
I- Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam
1. Chế độ cai trị:
a. Tổ chức bộ máy cai trị:
Bảng hệ thống các triều đại phong kiến Trung Quốc sang cai trị nước ta
Lược đồ nước ta thời Hán
CÁC CHÂU KI MI
PHONG CHÂU
GIAO CHÂU
TRƯỜNG CHÂU
ÁI CHÂU
DIỄN CHÂU
HOAN CHÂU
PHÚC LỘC CHÂU
SƠ ĐỒ BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
QUẬN (CHÂU)
HUYỆN

HƯƠNG
- Sau khi chiếm nước ta, chính quyền đô hộ đã tổ chức bộ máy cai trị của chúng như thế nào?
Nhà Triệu
Nhà Hán
Nhà Tuỳ - Đường
- Chia nước ta thành 2 quận
- Chia nước ta làm 3 quận
- Chia làm nhiều châu
- Sáp nhập vào nước Nam Việt của Triệu Đà
- Sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của nhà Hán
- Sáp nhập vào lãnh thổ nhà Tuỳ, Đường
Chính quyền đô hộ sáp nhập nước ta và lãnh thổ Trung Quốc nhằm mục đích gì?
Xóa tên nước ta, dân tộc Việt Nam vĩnh viễn trên bản đồ thế giới. Sáp nhập đất nước Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
I- Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam
1. Chế độ cai trị:
a. Tổ chức bộ máy cai trị:
- Nhà Triệu chia nước ta thành quận Giao Chỉ, Cửu Chân sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. Nhà Hán chia thành 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng một số quận Trung Quốc
- Các triều đại Hán, Tùy, Đường tiếp tục đặt ách thống trị lên nước ta, chia nước ta thành nhiều châu.
Em có nhận xét gì về cách tổ chức bộ máy cai trị của Chính quyền đô hộ phương Bắc?
Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chia nước ta ra thành các châu, quận, huyện để dễ bề cai trị => Chính sách chia để trị
Chúng thực hiện chế độ cai trị trực trị (quan lại Việt Nam vẫn tồn tại, nhậm chức nhưng việc bổ nhậm, thăng thưởng, điều động do người phương Bắc quyết định)
Chính sách đô hộ về chính trị ngày càng hoàn thiện…
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
1. Chế độ cai trị:
- Kinh tế: Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột và cống nạp nặng nề, cưỡng bức nhân dân cày cấy, cướp ruộng đất, thực hiện chính sách đồn điền, độc quyền về muối và sắt. Quan lại bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu => Kìm hãm kinh tế phát triển
b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa
- Văn hóa: Chúng mở trường lớp dạy chữ Hán và truyền bá Nho giáo vào Việt Nam, bắt dân ta thay đổi phong tục. Đưa người Hán ở lẫn với người Việt.
- Chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Nhận xét gì về chính sách bóc lột về kinh tế của chính quyền đô hộ?

Đây là chính sách bóc lột của các triều đại ngoại bang nhằm vơ vét, bóc lột phục vụ lợi ích của quốc gia đi đô hộ
Chính sách bóc lột kinh tế của chính quyền đô hộ triệt để, tàn bạo và nặng nề.
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
1. Chế độ cai trị:
Tại sao chính quyền đô hộ truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt dân ta thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa
Khiến nhân dân ta quên đi văn hóa truyền thống, bị đồng hóa
Sử dụng Nho giáo làm công cụ tinh thần, ép buộc nhân dân ta phải trung thành với hoàng đế Trung Hoa và chính quyền đô hộ.
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
1. Chế độ cai trị:
Mục đích của chính quyền đô hộ khi thực hiện các chính sách trên ?
b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa
Xóa bỏ đất nước và dân tộc Việt
Sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc (cũ) vào lãnh thổ Trung Quốc, duy trì sự đô hộ, nô dịch lâu dài
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
I- Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam
1. Chế độ cai trị:
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội
a. Về kinh tế:
Trâu được sử dụng nhiều trong nông nghiệp
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
I- Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội
a. Về kinh tế:
- Nông nghiệp: công cụ bằng sắt sử dụng rộng rãi, việc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh, xây dưng công trình thuỷ lợi → năng suất lúa tăng
- Thủ công nghiệp: Nghề cũ (rèn sắt, khai thác vàng bạc, làm đồ trang sức…) tiếp tục phát triển và đẩy mạnh hơn; Xuất hiện nghề thủ công mới như làm giấy, thuỷ tinh. Đồ trang sức bằng vàng, bạc, ngọc được gia công tinh tế.
- Thương mại: Nhiều đường giao thông thủy bộ nối liền các vùng, quận…được hình thành.
=> Kinh tế có phát triển song chậm chạp, không toàn diện do sự bóc lột, kìm hãm của chính quyền đô hộ, nhân dân hết sức khổ cực, lầm than.
Em có nhận xét gì về các chính sách trên của chính quyền đô hộ?
Đó là một chính sách bóc lột triệt để, tàn bạo, đặc biệt nặng nề chỉ có ở một chính quyền ngoại bang

Bát, đĩa, ấm, âu men xanh kiểu Đường TK VII- IX
Các nghề cũ như rèn sắt, khai thác vàng bạc, làm đồ trang sức... tiếp tục phát triển.

Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển: Nghề rèn sắt, đúc đồng...
Nghề làm giấy ở Việt Nam
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
I- Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam
1. Chế độ cai trị:
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội
a. Về kinh tế:
b. Về văn hóa, xã hội:
Tiếp thu có chọn lọc văn hoá Trung Hoa: tôn giáo - đạo Nho, ngôn ngữ - từ Hán Việt, văn tự- chữ Hán -> Làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc
HỌC CHỮ HÁN
VĂN MIẾU
Gói bánh chưng
bánh dầy ngày tết.
Sự tích Trầu - Cau
Phong tục, tín ngưỡng độc đáo
Chống lại sự đồng hoá phương Bắc
Ăn trầu, nhuộm răng 
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
I- Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội
b. Về văn hóa, xã hội:
- Nhân dân ta Tiếp thu những yếu tố tích cực và “Việt hóa” nền văn hóa thời Hán, thời Đường như ngôn ngữ, văn tự. Đồng thời biết cải tiến cho phù hợp với Việt Nam, tiếng Việt được bảo tồn.
- Các phong tục tập quán truyền thống (ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ) của dân tộc vẫn được bảo tồn, nhân dân không bị đồng hóa.
Ngôn ngữ và phong tục của người Việt vẫn được bảo tồn đã nói lên điều gì? Các chính sách đưa người Hán và Nho giáo qua đất nước ta nhằm mục đích gì?
- Mâu thuẫn bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ…Vì vậy, các cuộc đấu tranh giành độc lập đã nổ ra. Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.
Chính sách đồng hóa của bọn đô hộ đã thất bại. Người Việt mất nước nhưng không mất làng.
Nhằm xóa bỏ phong tục tập quán đất nước ta, cai trị lâu dài đất nước ta và đồng hóa dân tộc Việt Nam
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội
b/ Về văn hoá – xã hội:
- Gìn giữ, duy trì nền văn hoá dân tộc : tiếng Việt, các phong tục, tập quán (nhuộm răng, ăn trầu cau, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ…)
ĐÁM CƯỚI VIỆT
NHUỘM RĂNG ĐEN
TRANG PHỤC PHỤ NỮ VIỆT CỔ
Hát chèo, hát tuồng 
MÚA RỐI NƯỚC
LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG
GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
I- Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội
b. Về văn hóa, xã hội:
Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình?
Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở...
Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.
Câu hỏi thêm 1: Đồng hóa là gì? Việt hóa là gì?
Trả lời 1: Đồng hóa là quá trình chịu ảnh hưởng về văn hóa, ngôn ngữ, tư tưởng thông qua quá trình trao đổi, giao lưu giữa các nước, các quốc gia, các thời đại, các vùng, miền, khác nhau. Đồng hóa có 2 loại là đồng hóa tự nhiên và đồng hóa cưỡng chế dưới 2 hình thức là đồng hóa văn hóa và đồng hóa ngôn ngữ. Việt hóa là thuần hóa ngôn ngữ ngoại nhập lại sao cho phù hợp với ngôn ngữta, mà vẫn giữ được phong cách ngôn từ, giao hòa giữa Việt và Ngoại.
Câu hỏi thêm 2: Tại sao chính quyền đô hộ độc quyền muối và sắt?
Trả lời 2: Thời Bắc thuộc bọn thống trị phương Bắc độc quyền,và đánh thuế nặng về sắt và muối vì đó là hai thứ quan trọng của cuộc sống (bữa ăn thiếu muối thế nào được,thiếu muối thì thiếu iot mất cân bằng trong cơ thể,ốm yếu.Còn trong sản xuất không thể không có công cụ sắt.Thiếu công cụ sắt thì năng suất thấp). Bọn thống trị Trung Quốc làm việc này để dân ta ngu dốt,lạc hậu,nhằm bóc lột,nô dịch,thống trị,dân ta lâu dài,tiến tới đồng hóa dân tộc ta
Câu hỏi 1: Trình bày nhũng chính sách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
Chính trị: chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức. Cưỡng bức nhân dân cày cấy, thi hành chính sách đồn điền, độc quyền về muối và sắt.
Văn hoá: truyền bá Nho giáo và chữ Hán,cho người Hán ở với người Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán.
Câu hỏi 2: Mục đích của chính sách đó có thực hiện được không? Tại sao?
Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhưng chính quyền đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc chỉ thiết lập tới quận, huyện. Trong khi đó, nhân dân ta sinh sống chủ yếu trong các làng, xóm do người Việt quản lí, vì vậy chính quyền đô hộ không thể với tay đến đơn vị cơ sở quan trọng nhất của người Việt.
Những chính sách về văn hoá như truyền bá Nho giáo, chữ Hán cũng chủ yếu được phổ biến ở trung tâm cai trị là quận, huyện, do đó chỉ tác động đến một bộ phận trong xã hội, còn đại bộ phận nhân dân không chịu ảnh hưởng nhiều. Mỗi làng xóm, của người Việt trở thành một `pháo đài xanh" để bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Câu hỏi 3: Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta thời Bắc thuộc. Nguyên nhân sự chuyển biến đó
Về kinh tế: Nông nghiệp: nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước. Thủ công nghiệp: việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu mội số nghề mới từ Trung Ọuốc như làm giấy, thuỷ tinh. Thương mại: nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước.
Văn hoá: một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tồn nền văn hoá truyền thống dân tộc.
Câu hỏi 3: Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta thời Bắc thuộc. Nguyên nhân sự chuyển biến đó
Xã hội: do những chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại phương Bắc đã làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
Nguyên nhân: do sự phát triển nội tại và nhân dân ta biết tiếp thu những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp của người Trung Quốc, nhờ đó đã tạo ra những chuyên biến tích cực về kinh tế. Việc tiếp thu có chọn lọc những nội dung mới của văn hoá Trung Hoa nhưng vẫn bảo tồn văn hoá truyền thống cũng đem lại những nét chuyển biến mới. Trong xã hội thì mâu thuẫn bao trùm giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ đã xuất hiện và là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập.

- Quy mô : Rộng khắp, quyết liệt
- Lực lượng: Đông đảo
- Kết quả: Nhiều KN thắng lợi
- Ý nghĩa: Tinh thần yêu nước
Bài 16. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
1. Khái quát phong trào đấu tranh từ TK I đến TK X
II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I- đầu thế kỉ X)
Bài 16. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I- đầu thế kỉ X)
1. Khái quát phong trào đấu tranh từ TK I đến TK X
- Trong suốt 1000 năm bắc thuộc, bắt đầu là nhân dân Âu Lạc vùng dậy khởi nghĩa năm 40
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp…
- Kết quả: nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ
- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần bất khuất , ý chí tự chủ và tự cường của dân tộc.
Bài 16. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I-đầu thế kỉ X)
1. Khái quát phong trào đấu tranh từ TK I đến TK X
2. Một số cuôc khởi nghĩa tiêu biểu
a/. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
b/. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân
c/. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
d/. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Bài 16. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I-đầu thế kỉ X)
2. Một số cuôc khởi nghĩa tiêu biểu
a/. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Biên
LUY LÂU
Chu
Ngô
HỢP PHỐ
GIAO CHỈ
Đô Hưng
LÃNG BẠC
CỬU CHÂN
NHẬT NAM
Tượng Lâm
4-40
MÊ LINH
Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa
CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định nhà Hán giành độc lập tự chủ (Tranh Đông Hồ)

Biên
Chu
Ngô
H
Á
T MÔN
HỢP PHỐ 4-42
GIAO CHỈ
Đô Hưng
LÃNG BẠC
CỬU CHÂN
NHẬT NAM
Tượng Lâm
MÊ LINH
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG HÁN XÂM LƯỢC (42-43)
CẤM KHÊ 5-43
11-43
Đường tấn công của địch
Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh
Bài 16. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I-đầu thế kỉ X)
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
a/. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy ở Hát Môn được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh -> Cổ Loa -> Luy Lâu. Khởi nghĩa thắng lợi. Thái thú Tô Định trốn về TQ.
- Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và xá thuế 2 năm liền cho nhân dân 3 quận
- Mùa hè năm 42, nhà Hán cử Mã Viện đưa 2 vạn quân xâm lược chia làm 2 cánh thủy bộ. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng…nhưng do lực lượng suy yếu…Hai Bà Trưng hi sinh.
=> Ý nghĩa: Mở đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Khẳng định vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp bảo vệ đất nước
Bài 16. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I-đầu thế kỉ X)
2. Một số cuôc khởi nghĩa tiêu biểu
a/. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
b/. Khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
Chú giải
Nghĩa quân
đánh chiếm Long Biên
Mũi tiến đánh
của nghĩa quân
Quân Lương
rút chạy
Quân Luơng
tiến công
542
4/542
543
Giành chính quyền
Năm 544 nước Vạn Xuân thành lập ra đời
Bài 16. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I-đầu thế kỉ X)
b/. Khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
- Cuộc khởi nghĩa nổ ra đầu năm 542, Lý Bí liên kết hào kiệt nổi dậy khởi nghĩa chưa đầy 3 tháng nghĩa quân chiếm được Long Biên, chí quyền đô hộ bị lật đổ. Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở của sông Tô Lịch.
Triệu Quang Phục là con trai Triệu Túc, người vùng Chu Diên, là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa được Lý Bí tin cậy. sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Triệu Quang Phục được trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống lại quân Lương, Ông cho quân lui về vùng Dạ Trạch ( Hưng Yên )
Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên bỏ về nước giao binh quyền lại cho tì tướng Dương Sàn. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm thành Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Đền thờ Lý Nam Đế tại làng Giang Xá,
 thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội
Đền thờ Triệu Việt Vương tại cửa biển Đại Nha, 
xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I-đầu thế kỉ X)
b/. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
=> Ý nghĩa: Giành được độc lập, tự chủ sau hơn 500 năm đấu tranh bền bỉ. Khẳng định sự trưởng thành ý thức dân tộc -> Bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập
Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Thứ sử Giao Châu đem quân xâm lược, Lý Bí rút quân về Vĩnh Phúc -> Phú Thọ, trao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Ông rút quân về Dạ Trạch tổ chức kháng chiến. Năm 550, kháng chiến thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương).
Năm 571, Lý Phật Tử cướp ngôi (Hậu Lý Nam Đế). Năm 603, quân Tùy xâm lược, nước Vạn Xuân thất bại.
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I-đầu thế kỉ X)
2. Một số cuôc khởi nghĩa tiêu biểu
a/. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
b/. Cuộc khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
c/. Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
Hồng Châu
Lược đồ nổi dậy của Khúc Thừa Dụ
Đền thờ Khúc Thừa Dụ ở thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. 
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I-đầu thế kỉ X)
c/. Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ
- Năm 905, nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ cùng nhân dân đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội) giành quyền tự chủ.
- Năm 907, Khúc Hạo lên thay, tiến hành nhiều chính sách cải cách về các mặt tiến bộ => Xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, nhân dân ủng hộ
→ Ý nghĩa: Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành thắng lợi căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn thắng lợi vào năm 938.
Làng Ràng (Thanh Hoá)
Bài 15. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
Kiều Công Tiễn sai sứ sang cầu nhà Nam Hán xin quân tiếp viện (Tranh minh họa)
Ngô Quyền trị tội Kiều Công Tiễn (Tranh minh họa)
Sông Bạch Đằng lúc thủy triều lên
Sông Bạch Đằng lúc thủy triều xuống
Vị trí của bãi cọc
Đóng cọc trên sông Bạch Đằng
Trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng
Quân và dân chặt gỗ đẽo cọc
Di chuyển hàng ngàn cọc gỗ ra sông Bạch Đằng
Đóng cọc ở sông Bạch Đằng
Cọc gỗ sông Bạch Đằng
Quân mai phục sẵn sàng hai bên bờ
Bài 16. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
d/.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Khiêu chiến
Giả thua để nhử địch
Phản công
Bài 16. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
d/.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Quân Nam Hán đại bại
Chiến thắng
Bài 16. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I-đầu thế kỉ X)
- Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. Đầu năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn ám hại.
- Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn cầu viện Nam Hán. Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần 2. Ngô Quyền tiến quân vào Đại La, giết Công tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục 2 bên cửa sông. Khi thủy triều lên, ông cho quân ra khiêu chiến và nhử giặc vào bãi cọc. Khi thủy triều rút, cọc nhô lên, quân ta đổ ra đánh. Thuyền giặc tan vỡ, chủ tướng giặc bị tiêu diệt.
d/.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Bài 16. Thời bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
II- Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I-đầu thế kỉ X)
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
d/.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938: Ý nghĩa
- Mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.
- Kết thúc sự thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc.
Đền thờ Ngô Quyền tại làng Cam Lâm –xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây
Lăng Ngô Quyền tại Đường Lâm- Hà Nội

Nước triều lên : quân
ta dùng thuyền nhẹ
nhử giặc vượt qua bãi
cọc ngầm.
Nước triều rút :
Ngô Quyền tổng tấn công

Câu hỏi 1: Việc thành lập nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã lật đổ ách thống trị của nhà Lương đưa đến sự ra đời của nhà nước độc lập đầu tiên là Vạn Xuân sau hơn 500 năm đấu tranh của dân tộc ta.
Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân đã thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dan tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính cùa Trung Quốc.
Sự tồn tại của nhà nước Vạn Xuân trong hơn nửa thế kỉ là sự cổ vũ to lớn đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở các thế kỉ sau đó.
Câu hỏi 2: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng?
Ý nghĩa: Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc và kết thúc sự thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc.
Nguyên nhân thắng lợi:
Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
Câu hỏi 3: Nêu những sự kiện chứng tỏ tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc?
Tính liên tục: Từ thế kỉ I đến đến đầu thế kỉ X, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân. Trong 10 thế kỉ đã có 13 cuộc nổi dậy lớn của nhân dân nhằm lật đổ ách thống trị: Khởi nghĩa nhân dân năm 100, 137, 144, 157. 178 - 181 ; dưới triều Đường cai trị, đã có 5 cuộc khởi nghĩa lớn của Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 – 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 -791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820), khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905)
Quy mô rộng lớn: các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả 3 quận của nước ta là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam...
Câu hỏi 4: Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ, và Ngô Quyền trong các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc
Hai Bà Trưng: những người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, đã đánh đuổi được Thái thú của nhà Hán về nước, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ. Đã bước đầu xây dựng một chính quyén độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm. Đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy. Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.
Lý Bí: Đã lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc. Đã xây dựng một nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân. Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.
Triệu Quang Phục: Đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân. Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lạp. tự chủ thêm một thời gian.
Khúc Thừa Dụ: Đã lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta. Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
Ngô Quyền: Đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi. bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. Là người đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hoàng Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)