Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)
Chia sẻ bởi Dương Thị Thái |
Ngày 10/05/2019 |
79
Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
“ Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ đặt trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
“Trích Tâm Sự - Tố Hữu”
Đoạn thơ trên đang nhắc đến câu truyện, sự kiện lịch sử nào?
Mỵ Châu - Trọng Thủy
Âu Lạc
BÀI 15
THỜI BẮC THUỘC
VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(TỪ THẾ KỶ II TCN ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)
I.CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM
1. Chế độ cai trị
a. Tổ chức bộ máy cai trị
Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại
phong kiến phương Bắc đã làm gì?
Nam Việt
Nhà Triệu chia Âu Lạc thành 2 quận
Giao Chỉ
Cửu Nhân
GIAO CHỈ
MÊ LINH
CỬU CHÂN
NHẬT NAM
Nhà Hán chia Âu Lạc thành 3 quận và sáp nhập vào Giao Chỉ
Các châu Ki Mi
Phong châu
Giao Châu
Trường Châu
Ái Châu
Diễn Châu
Hoan Châu
Phúc Lộc Châu
Ảnh Châu
Lộc Châu
Nhà Tùy – Đường chia Âu Lạc thành nhiều Châu
Tên Châu: Ái Châu
Biên giới ngày nay
Theo em, các triều đại phong kiến phương Bắc chia Âu Lạc thành nhiều quận, huyện nhằm mục đích gì?
1.Chế độ cai trị
a. Tổ chức bộ máy cai trị:
- Các triều đại phong kiến phương Bắc đều chia nước ta thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ của Trung Quốc.
1.Chế độ cai trị
b. Chính sách về kinh tế và văn hóa.
- Kinh tế:
+ Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
+ Quan lại bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
+ Cướp đoạt ruộng đất, nắm độc quyền muối và sắt.
Về kinh tế, chính quyền chính quyền
phong kiến phương Bắc thực hiện
những chính sách gì?
Tại sao chính quyền đô hộ lại độc quyền về muối và sắt ?
Muối
Mỏ sắt
Em có nhận xét gì về chính sách kinh tế của chính quyền đô hộ?
b. Chính sách về kinh tế và văn hóa.
* Chính sách về văn hóa
-Thực hiện “đồng hóa” dân tộc Việt Nam.
+ Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
+ Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ Hán.
+ Dùng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh nổi dậy.
Để “đồng hóa” dân tộc Việt Nam chính quyền đô hộ đã có những hành động gì ?
Mở trường học dạy chữ Hán và truyền bá Nho giáo vào Việt Nam
Kinh tế thời Bắc thuộc so với thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc có biến đổi không? Biến đổi nhanh hay chậm? Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi?
Diện tích đất trồng trọt
Sắt được dùng phổ biến trong nông nghiệp
Dùng trâu làm sức kéo
Thủ công nghiệp:Các nghề cũ như rèn sắt, khai thác vàng bạc, làm đồ trang sức... tiếp tục phát triển.
Nghề rèn sắt, đúc đồng...
Một số nghề mới xuất hiện như: làm giấy, làm thủy tinh…
Bát, đĩa, ấm, âu men xanh kiểu Đường TK VII- IX
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội
a. Về kinh tế:
- Trong nông nghiệp:
+ Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
+ Diện tích đất trồng trọt tăng.
+Công trình thủy lợi được xây dựng, tăng năng xuất lúa.
- Thủ công nghiệp, có sự chuyển biến đáng kể.
+ Nghề cũ phát triển.
+Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh…
- Thương mại: Đường giao thông thủ,y bộ hình thành.
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội
b. Về văn hóa:
Với âm mưu đồng hóa của của chính quyền phong kiến phương Bắc nhân dân Việt Nam có bị đồng hóa hay không?
Gói bánh trưng bánh dầy ngày tết.
Ăn trầu, nhuộm răng
Hát chèo, hát tuồng
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội
b. Về văn hóa:
Nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán như: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày,…
Bên cạnh đó, ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán – Đường như: ngôn ngữ, văn tự
Nhân dân ta không bị đồng hóa.
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội
c. Về xã hội:
- Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ ngày càng gay gắt
=> Đấu tranh chống đô hộ giành độc lập.
Trong thời Bắc thuộc xã hội Việt Nam có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
CỦNG CỐ
Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc?
A. Các vua Hùng lập nên nhà nước Văn Lang
B. Vua Thục phán lập nên nhà nước Âu Lạc
C. Triệu Đà tấn công và chiếm được nhà nước Âu Lạc (năm 179 TCN)
D. Nhà Hán đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
CỦNG CỐ
Câu 2. Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ XI
B. Từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ X
C. Từ thế kỷ II đến thế kỷ XI
D. Từ thế kỷ II đến thế kỷ X
CỦNG CỐ
Câu 3. Chính sách chủ yếu về mặt kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc là:
A. Đầu tư phát triển nông nghiệp, khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp
B. Cướp đoạt ruộng đất, thuế khóa nặng nề, độc quyền muối và sắt
C. Cải cách chế độ thuế khóa theo hướng tăng thuế để tận thu sản vật
D. Khuyến khích địa chủ người Hán sang định cư để cướp đoạt ruộng đất
CỦNG CỐ
Câu 4. Âm mưu chủ yếu của chính quyền phương Bắc khi thực hiện chính sách độc quyền muối và sắt là?
A. Vì đây là hai mặt hàng có giá trị kinh tế cao
B. Vì đây là hai mặt hàng ở nước ta rất giàu có
C. Để nắm mạch máu của ngành kinh tế
D. Để ngăn nhân dân ta nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền
CỦNG CỐ
Câu 5. Người Việt đã có thái độ như thế nào trước chính sách đồng hóa về mặt văn hóa của các triều đại phog kiến phương Bắc?
A Tiếp thu những tinh hoa và đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc
B. Tẩy chay, không chấp nhận các yếu tố văn hóa Hán
C. Tiếp nhận các yếu tố văn hóa Hán
D. Liên tiếp đứng dậy khởi nghĩa chống chính quyền phương Bắc.
CỦNG CỐ
Chân thành cảm ơn
các quý thầy cô
Và các em học sinh
đã tham dự tiết học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Thái
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)