Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tú | Ngày 29/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Biểu hiện và nguyên nhân phát triển của văn hoá, giáo dục, khoa học - kĩ thuật và nghệ thuật của thời Trần sau chiến tranh.
- Thấy được nét mới của sự phát triển.
2. Thái độ:
- Lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
3. Kĩ năng:
So sánh đối chiếu các sự kiện lịch sử.
Quan sát, phân tích sử liệu.
Câu 1 (phiếu học tập): Em hãy nhận xét về sinh hoạt văn hoá đời Trần.
Nhận xét về sinh hoạt văn hoá đời Trần:
- Có điểm khác thời Lý như: Phật giáo tuy vẫn thịnh hành nhưng không phát triển bằng thời Lý.
Tín ngưỡng cổ truyền và nho giáo phát triển hơn thời Lý.
- Hình thức sinh hoạt văn hoá trong nhân dân phong phú, đa dạng.
- Tập quán sống giản dị chứa đựng tinh thần thượng võ, yêu nước, trọng nhân nghĩa.
? Đời sống văn hoá phong phú và phát triển.
Câu 2 (phiếu bài tập): Nối cho nhanh và đúng!
Tác giả
Trần Quốc Tuấn
Trần Quang Khải
Trương Hán Siêu
Tác phẩm
Phú sông Bạch Đằng
Hịch tướng sĩ
Phò giá về kinh
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu thời Trần
Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc vì:
- Nhân dân thời đó có tập quán sống tốt đẹp.
Ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên gian lao nhưng thắng lợi vẻ vang đã khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, ý thức tự cường dân tộc của các nho sĩ, nhà văn, nhà thơ, ...
Câu 3 (phiếu học tập): Tại sao văn học thời Trần lại phát triển mạnh mẽ và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
...
"Phép thi thời Trần 7 năm một khoa, đặt ra tam khôi, điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điển mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy, so với triều Lý thì thịnh hơn nhiều"
(Khoa mục chí - trong Lịch triều hiến chương loại chí)
1246: Nhà Trần định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ), 7 năm 1 lần thi.
- 1247: Quy định chọn Tam Khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kì thi Đình.
? Giáo dục phát triển (nhiều hình thức trường lớp, các kì thi được tổ chức đều đặn, chặt chẽ).
Chu Văn An là một thầy giáo tiêu biểu thời Trần. ông sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn (1292), người làng Thanh Trì, Hà Nội. Ông đậu tiến sĩ, ở nhà dạy học, từng giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Ông là người chính trực. Sau khi qua đời, ông được thờ ở Văn Miếu.
? Khoa học kĩ thuật đời Trần rất phát triển, có nhiều thành tựu.
Điền vào chỗ trống cho đúng: Tình hình khoa học - kĩ thuật đời Trần
- Sử học: + Quốc Sử Viện là ........................................
+ Năm 1272, Lê Văn Hưu biên soạn cuốn ..................................................
Quân sự: + Binh thư yếu lược của ..........................
+ Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã tạo được ..........................................................
- Y học: Thầy Tuệ Tĩnh nổi tiếng về ....................
- Thiên văn học: Đặng Lộ và ...............................
Câu 4 (phiếu học tập): Ai nhanh hơn
cơ quan chuyên viết sử
"Đại Việt sử kí" gồm 30 quyển.
Trần Hưng Đạo
thuốc nam
Trần Nguyên Đán
súng thần cơ và thuyền đi biển lớn.
Tổng kết bài 15
Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần
Tiết 28:
I/ Sự phát triển kinh tế.
Tình hình kinh tế sau chiến tranh.
Tình hình xã hội sau chiến tranh.
? Khôi phục và phát triển nhanh chóng.
Tiết 29:
II/ Sự phát triển văn hoá.
1. Đời sống văn hoá.
2. Văn học.
3. Giáo dục, khoa học - kĩ thuật.
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
? Đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Nước Đại Việt ngày càng cường thịnh.
Luyện tập
1. Tại sao văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển.
Trả lời:
Nhà nước có chính sách, biện pháp phù hợp.
Kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
ý thức dân tộc được củng cố, nâng cao sau chiến thắng chống ngoại xâm.
Nhân dân cần cù, thông minh.
...
Luyện tập
Trả lời:
Thăng Long cùng nhân dân Đại Việt ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông.
Sau chiến thắng Thăng Long được phục hồi và phát triển nhanh chóng: là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công (61 phường), nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán khắp nơi; cung điện Hoàng Thành được tu sửa lại; Quốc Tử Giám mở rộng đào tạo con em quý tộc; nhiều trí thức nho sĩ tiêu biểu như Chu Văn An, ...
2. Hình dung bộ mặt Thăng Long thời Trần (gợi ý: về đánh ngoại xâm, về kinh tế, về văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, ...).
Bài tập về nhà
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK (73) vào vở.
- Chuẩn bị bài 16.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)