Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần

Chia sẻ bởi Lê Gia Huy | Ngày 29/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn và quí thầy cô giáo đến với buổi thuyết trình
Học sinh thực hiện :Lê Gia Huy
Trường THCS Lê Độ . Lớp 7/1.
Bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN.
I. Đời sống văn hoá.
II. Văn học

III. Giáo dục và khoa học –kĩ thuật.
IV. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
I. Đời sống văn hoá
Ở thời Trần, những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như thờ tục tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, với nước v.v...
I. Đời sống văn hoá
Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý. Trong nước có nhiều người đi tu, kể cả những người thuộc giai cấp thống trị. Chùa chiền mọc lên ở khắp mọi nơi.
I. Đời sống văn hoá
Chùa ở núi Yên Tử (thị xã Uông Bí, Quảng Ninh). Nơi mà Trần Nhân Tông đã đi tu vào cuối đời.
I. Đời sống văn hoá
Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. Các nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Địa vị của Nho giáo ngày càng được nâng cao.
I. Đời sống văn hoá
. Nhân dân ta rất ưa chuộng các hình thức sinh hoạt như: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật...
. Nhân dân ta giàu tinh thần thượng võ, yêu quê hương, đất nước thiết tha, trọng nhân nghĩa.
II. Văn học
- Nền văn học rất phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng lòng yêu nước sâu sắc...
Điển hình :1.Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ.
2.Trần Quang Khải với Phò giá về kinh.
3.Trương Hán Siêu với Phú sông Bạch Đằng.
Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ.


Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa
ruột đau như cắt.Chỉ hận không được ăn thịt nằm da, nuốt gan uống
máu quân thù, tuy thân ta phơi ngoài nội cỏ, nhìn thấy ta bọc
trong da ngựa cũng nguyện xin làm ...


Trần Quang Khải với Phò giá về kinh.
Trương Hán Siêu với Phú sông Bạch Đằng.
III. Giáo dục và khoa học –kĩ thuật.
- Quốc Tử Giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các kì thi tổ chức ngày càng nhiều.
- Chu Văn An là một thầy giáo tiêu biểu thời Trần.
Thầy giáo Chu Văn An

“ Năm 1396, có chiếu định cách thức thi cử. Cứ năm trước
Thi Hương thì năm sau thi Hội, ai đỗ kì thi Hội (tiến sĩ) thì
Nhà Vua ra một đề thi văn sách (thi Đình) để định thứ tự Tạm Khôi.)
(Nhà sử học Phan Huy Chú)
III. Giáo dục và khoa học –kĩ thuật.
- Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc Sử Viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu.
- Năm 1272, ông biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển.
III. Giáo dục và khoa học –kĩ thuật.
- Về Quân sự, nổi tiếng nhất là Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo.
III. Giáo dục và khoa học –kĩ thuật.
-Trong lĩnh vực y học, nổi tiếng là thầy thuốc Tuệ Tĩnh-người đầu tiên dùng cây thuốc Nam chữa bệnh cho mọi người.
-Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo ra các loại vũ khí đặc biệt phục vụ cho quân sự.
-Một số nhà thiên văn lớn như: Đặng Lộ, Trần Nuyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể.
IV. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
- Nhiều công trình mới, có giá trị ra đời như: Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô...
IV. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
- Một số công trình được tu sửa lại với quy mô lớn hơn như Cung Điện và Hoàng Thành ở Thăng Long, cung Thái Thượng hoàng ở Túc Mặc, tháp Bình Sơn ở Vĩnh Phúc...
IV. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
-Ở các lăng mộ vua và quý tộc Trần có nhiều tượng hổ, sư tử, cho hay các quan hầu bằng đá. Hình rồng được chạm khắc một cách chau chuốt, có sừng uy nghiêm.
IV. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
→ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc khá phát triển và được phổ biến rộng rãi.
Chúc các bạn học tập thật tốt
Thực hiện: Lê Gia Huy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Gia Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)