Bài 15. Phong trào dân chủ 1936 - 1939

Chia sẻ bởi Mai Thanh Son | Ngày 09/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

XyPaChao - http://banvatui.com
Trang bìa
Trang bìa:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK Cuộc thi Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử BÀI 15 PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939 CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ, LỚP 12 GIÁO VIÊN: MAI THANH SƠN [email protected] TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT, TP. BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK KIÊM TRA
Câu hỏi 1: Kiểm tra bài cũ
Bức ảnh này mô tả cuộc đấu tranh trong phong trào nào?
Phong trào nổi dậy của nông dân ở Thái Bình
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
Phong trào phá kho thóc cứu đói năm 1945
Câu hỏi 2: Kiểm tra bài cũ
Hội nghị thành lập Đảng bắt đầu vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? Do ai chủ trì?
Ngày 6 -1 - 1930, tại Cửu Long, Hương Cảng (TQ), do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
Ngày 3 - 2- 1930, tại Cửu Long, Hương Cảng (TQ), do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
Ngày 6 - 1- 1930, tại Cửu Long, Hương Cảng (TQ), do Trần Phú chủ trì.
Ngày 6 - 1- 1930, tại Quảng Châu, Trung Quốc, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
Câu hỏi 3: Kiểm tra bài cũ
Ý nghĩa lớn nhất của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh là gì?
Cuộc tập dượt đ ầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám
Phong trào khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng.
Hình thành được khối liên minh công nhân và nông dân.
Trắc nghiệm: PHẦN THI TRẮC NGHIỆM
I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
Chủ nghĩa phát xít -nguy cơ chiến tranh: 1. Tình hình thế giới
HITLER (1889-1945) MUSSOLINI (1883 -1945) HIROHITO (1926-1989) ==>ROME - BERLIN - TOKYO (Italia) - (Đức) - (Nhật Bản) "Chủ nghĩa phát xít đồng nghĩa với chiến tranh" Dimitorop Đại hội VII QTCS: 1. Tình hình thế giới
QUANG CẢNH ĐẠI HÔI VII CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN 7 - 1935 G. DIMITƠRỐP -TBT BAN CHẤP HÀNH QTCS Nguyễn Ái Quốc Lê Hồng Phong Hoàng Văn Nọn Ng.T.M Khai Mặt trận Bình dân (Pháp): 1. Tình hình thế giới
Mặt trận Bình dân (Pháp) thắng cử Lê ông Blum - Chủ tịch Mặt trận nhân dân Pháp Những hình ảnh trên gợi lên cho em sự liên tưởng gì về tình hình nước Pháp? Trong nước: 2. Tình hình trong nước
Tìm cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống :
Chính phủ Pháp cử phái viên sang Đông Dương điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, sửa ||đôi chút ||luật bầu cử,ân xá ||một số || tù chính trị, nới rộng quy ền tự do báo chí... Về chính trị: Nhiều đảng phái chính trị hoạt động. Đảng ||CSĐD|| hoạt động mạnh nhất, vì ||có tổ chức chặt chẽ và có chủ trương rõ ràng.|| Về kinh tế: TD Pháp tập trung đầu tư khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế “chính quốc”. Biểu hiện: Nông nghiệp: Chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Lập đồn điền trồng cây Công nghiệp: đẩy mạnh ||khai mỏ||; phát triển ||ngành dệt, SX xi măng||, chế cất rượu. Thương nghiệp: ||độc quyền ||bán thuốc phiện, rượu, muối,xuất nhập khẩu => kinh tế VN phục hồi và phát triển nhưng vẫn còn lạc hậu và lệ thuộc Pháp. -Xã hội: Đại số giai tầng, nhất là ||công nhân và nông dân|| khó khăn,cực khổ => họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ… II. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939
Hoi nghi 7/1936: 1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936
Thời gian: tháng 7 - 1936 Địa điểm: Thượng Hải (TQ) Chủ trì: Lê Hồng Phong Nội dung: Lê Hồng Phong Nhiệm kỳ 1935 – 1936 Tiền nhiệm Trần Phú Kế nhiệm : Hà Huy Tập Khu vực: Đông Dương Đảng: Đảng Cộng sản Đông Dương Sinh năm:1902, Tại Nghệ An. Mất 6 tháng 9, 1942 (40 tuổi), tại Nhà tù Côn Đảo. Phu nhân Nguyễn Thị Minh Khai N. VỤ LÂU DÀI: chống đế quốc và chống phong kiến N.VỤ TRƯỚC MẮT: chống phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh. MỤC TIÊU: đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình PPCM: công khai và bí mật Lập Mặt trậnThống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (Mặt trận Dân chủ Đông Dương - 3/1938) Tiểu sử Lê Hồng Phong: Tổng Bí thư Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 , tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tháng 1 năm 1924, ông cùng Phạm Hồng Thái sang Thái Lan, sau đó qua Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia Tâm Tâm Xã. Tháng 6 năm 1925, Ông là một trong 9 hội viên hạt nhân của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Từ 1926 đến năm1931, ông sang Liên Xô học tập. Năm 1932, ông tìm cách liên lạc với tổ chức Đảng cộng sản ở trong nước nhằm khôi phục phong trào và thảo chương trình hành động của Đảng. Đầu năm 1934, ông thành lập Ban lãnh đạo Hải ngoại của Đảng tại Ma Cao. Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc), ông được bầu làm Tổng Bí thư.

Tháng 7 tháng 1935, ông dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ra dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Moskva. Tháng 7 năm 1936, ông chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng tại Thượng Hải. Hội nghị xác định rõ nhiệm vụ trước mắt, phương pháp đấu tranh, thành lập mặt trận đoàn kết... định hướng cho phong trào dân chủ 1936-1939. Tháng 11 năm 1937, ông về nước hoạt động.Tháng 3 năm 1938, ông dự Hội nghị Trung ương họp tại Hóc Môn (Gia Định) quyết định thành lập "Mặt trận Dân chủ Đông Dương".

Ngày 22 tháng 6 năm 1939, ông bị quân Pháp bắt lần thứ nhất ở Sài Gòn và bị kết án 6 tháng tù. Ngày 6 tháng 2 năm 1940, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Côn Đảo. Ngày 6 tháng 9 năm 1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo.

Ủy ban hành động: Phong trào đòi dân sinh dân chủ
Ngày 29.7.1936, tại Sài Gòn, Nguyễn An Ninh, một trí thức yêu nước cho đăng trên báo “Tranh đấu” (La Lutte) lời kêu gọi thành lập Uỷ ban Trù bị Đông Dương Đại hội nhằm "tiến tới một cuộc Đông Dương Đại hội" sáng kiến đó được Đảng Cộng sản Đông Dương ủng hộ bằng bức thư ngỏ tháng 8-1936 nêu 12 nguyện vọng cụ thể làm cơ sở cho Đông Dương Đại hội. quần chúng khắp nơi sôi nổi tổ chức các cuộc mit tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập "dân nguyện", lấy chữ kí. Chỉ trong một thời gian ngắn, riêng Nam Kì dã thành lập được 600 Ủy ban hành động. Đến tháng 9 năm 1936, hoảng sợ trước phong trào quần chúng sôi nổi,nổi, Chính quyền Pháp ra lệnh giải tán, phong trào lắng xuống. Công nhân đấu tranh: Công nhân đấu tranh

Tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đã buộc nhà chính quyền Đông Dương ra Nghị định ngày 11-10-1936, quy định một số quyền lợi của công nhân như thời gian làm việc không được quá 8 giờ/ngày kể từ ngày 1-1-1938 ; công nhân được nghỉ chủ nhật và nghỉ phép năm có lương; cấm bắt phụ nữ và lực cai làm việc ban đêm... Nhân dân lao động dựa vào những cơ sở pháp lý đó đấu tranh với giới chủ tư bản và chính quyền thuộc địa nhằm từng bước cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt của mình.

Những tháng cuối năm 1936 đã có 361 cuộc bãi công, trong đó có một số cuộc bãi công có quy mô lớn và có tiếng vang trên cả nước như cuộc bãi công của hàng ngàn công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), đặc biệt là cuộc bãi công của 30.000 công nhân mỏ than Hồng Gai - Cẩm Phả tháng 21-11 – 1936 (ngày truyền thống của công nhân mỏ).

Công nhân mỏ than Công nhân mỏ than Hồng Gai -Cẩm phả (Quảng Ninh) bãi công ngày 21/11/1936 (Tranh sơn dầu) Kỷ niệm 1-5: a. Phong trào đòi dân sinh, dân chủ
"Đón rước" Gô đa năm 1937 Lễ kỷ niệm ngày 1-5 tại Sài Gòn Lễ kỷ niệm ngày 1-5-1938 tại Hà Nội Nghi truong: b. Đấu tranh nghị trường

Biện pháp: - Đưa người của Đảng ra ứng cử.

- Dùng báo chí tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ.

Mục đích: - Mở rộng lực lượng của mặt trận.

- Vạch trần âm mưu phản động của thực dân Pháp.

Tiệc mừng ông Đặng Thai Mai dân biểu Trung kỳ 1936 Đặng Thai Mai (1902 – 1984) Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ. Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939), viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp Năm 1939, ông ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Báo chí: c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
Hiệu sách Đồng Xuân nơi bán sách công khai của Đảng 1937 - 1939 Báo Dân chúng – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương, lần đầu tiên phát hành công khai tại Sài Gòn, mỗi ngày từ 5.000 đến 15.000 bản sách chính trị - lí luận: Sách lí luận cách mạng và sách hiện thực phê phán
Một số tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học hi ện thực phê phán giai đoạn 1936-1939 Video Hà Huy Tập: Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập
Nhan vat: Những người con ưu tú của phong trào
NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939 Trường Chinh (1907-1988) Giai đoạn 1936–1939, ông là Xứ Ủy viên Bắc Kỳ, đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Ủy ban Mặt trận Dân chủ Bắc Kỳ. Năm 1940, ông được cử làm chủ bút báo Cờ giải phóng, cơ quan của Xứ ủy Bắc Kỳ, kiêm phụ trách các tờ báo tiếng Pháp như Le Travail, Rassemblement, En Avant và báo Tin tức. Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Uỷ ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. Nguyễn An Ninh (1900-1943), đầu năm 1936 viết bài cho tờ Trung Lập của Nguyễn Văn Tạo (1908-1970), cho tờ Tranh đấu của nhóm Tạ Thu Thâu (1906-1946), Trần Văn Thạch (1905-1946), Phan Văn Hùm (1902-1946). Từ tháng 4 đến 11 năm 1936, ông Ninh lại bị bắt về tội "phá rối trị an". Ra khỏi tù, ông Ninh đi hẳn với những cộng sản trong nhóm Dân chúng và viết cho báo Dân Chúng, góp phần tổ chức nhiều cuộc biểu tình đòi các quyền tự do dân chủ, ra ứng cử vào Hội đồng Quản hạt (Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ). Hoàng Văn Thụ (1909-1944) thời kỳ 1936-1939, thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, sau một thời gian sang Trung Quốc để in văn kiện đại hội Đảng gửi về nước, tháng 2 năm 1937, ông về Cao Bằng lãnh đạo phong trào bình dân và viết báo Lao động. Sau đó, vì bị người Pháp theo dõi gắt gao, ông trốn sang Hương Cảng. Giữa năm 1938, ông được Lê Hồng Phong giao nhiệm vụ về gặp Xứ uỷ Bắc Kỳ tại Hà Nội để truyền đạt chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ chống phát xít ở Đông Dương. Đầu năm 1939, ông cử làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ Video Nguyễn Văn Cừ: Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ
Video Nguyễn Văn Cừ: Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ
III - Ý NGHĨA LICH SỬ & BAI HỌC
Ý nghĩa: Ý nghĩa lich sử
Ý NGHĨA LỊCH SỬ XÂY DỰNG ĐỘI QUÂN CHÍNH TRỊ HÙNG HẬU CỦNG CỐ ĐẢNG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN ĐƯỢC RÈN LUYỆN VÀ TRƯỜNG THÀNH PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939 NHƯ MỘT CUỘC TẬP DƯỢT, CHUẨN BỊ CHO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Bài học: Bài học kinh nghiệm
BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. XÁC ĐỊNH ĐÚNG NHIỆM VỤ 2. ĐOÀN KẾT CÁC LỰC LƯỢNG 3. NHIỀU HÌNH THỨC ĐẤU TRANH Đánh giá của H ồ Chủ tịch: Hồ Chí Minh nhận xét
CỦNG CỐ
Ô CHỮ: THỬ SỨC
Tên một tờ báo cách mạng có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn 1936-1939
Tên học thuyết nổi tiếng của nhà cách mạng Tôn Trung Sơn
Tên Cố Tổng Bí thư thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương
Tên gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ tháng 8 năm 1943
Tên Cố Tổng Bí thư thứ ba của Đảng Cộng sản Đông Dương
Tên tổ chức được thành lập đầu tiên ở Nam Kì mở đầu cho phong trào tiến tới Đông Dương Đại hội
Một phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo
LƯU Ý -Từ điền liên tục và không có dấu; chữ Đ chỉ cần đánh chữ D BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài tập: BÀI TẬP VỀ NHÀ

Câu 1. Tại sao có thể nói Phong trào dân chủ (1936-1939) như một cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này ?

Câu 2. Lập bảng so sánh phong trào cách mạng 1930 -1931 và phong trào dân chủ 1936-1939, theo các tiêu chí sau:

Tiêu chí Pt cách mạng 1930 - 1931 Pt dân chủ 1936-1939 Mục tiêu Hình thức Lực lượng Địa bàn chủ yếu Ý nghĩa KẾT THÚC:
TIẾT HỌC KẾT THÚC XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thanh Son
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)