Bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)
Chia sẻ bởi đỗ hoàng Anh |
Ngày 10/05/2019 |
55
Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939) thuộc Lịch sử 11
Nội dung tài liệu:
Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ
1918 - 1929
Note: chèn clip vào sau
Nguyên nhân
Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.
Sau chiến tranh, thực dân Anh tăng cường bóc lột, ban hành đạo luật hà khắc.
Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và chính quyền thực dân trở nên căng thẳng. Nhân dân đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 – 1922.
Thực dân Anh bóc lột người dân
Hậu quả bóc lột của Anh
Thiệt hại của Ấn Độ trong Chiến Tranh Thế Giới lần thứ I
50.000 người thiệt mạng
65.000 người bị thương
10.000 người mất tích
Cung cấp cho Anh 170.000 súc vật, 3.7 triệu tấn hàng tiếp tế (tương đương 2 tỉ Bảng hiện nay).
Nguồn : http://www.britishcouncil.org/blog/how-was-india-involved-first-world-war
Tranh biếm họa về tầng lớp thống trị của Anh
Mohandas Karamchand Gandhi
Mohandas Karamchand Gandhi
Gandhi (1869 – 1948) sinh ra trong một gia đình Ấn Độ giáo thuộc cộng đồng Modh tại Porpanda, Ấn Độ.
Ông là một sinh viên trung bình tại Porbandar và sau đó là tại Rajkot. Ông đậu khoá thi vào Đại học Mumbai năm 1887 và vào học viện Samaldas tại Bhavnagar.
Mohandas Karamchand Gandhi
Không cảm thấy thú vị tại học viện Samaldas, Gandhi liền nắm thời cơ du học nước Anh, một nước được ông xem là “quốc gia của những triết gia và thi nhân, trung tâm đích thực của nền văn minh”. 6/1891, ông tốt nghiệp ngành luật.
Tuy nhiên khi trở về Ấn Độ cuộc sống của ông không được suôn sẻ. Ông kí một bản hợp đồng sang Nam Phi làm việc.
Mohandas Karamchand Gandhi
Vào thời điểm này, Gandhi là một người trầm tính, khiêm cung không chú tâm về chính trị. Ông đọc báo lần đầu tiên năm lên 18 và thường run sợ khi bước ra tòa thuyết trình.
Chính trong thời gian tại Nam Phi, qua sự chứng kiến tận mắt chế độ kì thị chủng tộc, thành kiến và bất công, Gandhi bắt đầu thám vấn địa vị trong xã hội của những người đồng hương và của chính mình. Và cũng từ nơi này, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình.
PHONG TRÀO ĐỘC LẬP ẤN ĐỘ 1918 - 1929
Sơ lược các phong trào từ 1918 - 1922
Hoạt động: Các cuộc bãi công kinh tế 1918 -> khởi nghĩa vũ trang ở Pen-giáp. Trong 6 tháng đầu năm 1920, nổ ra 200 cuộc bãi công, 1,5tr công nhân tham gia, lan rộng khắp cả nước.
Cũng từ đầu những năm 20, xuất hiện nhóm cộng sản đầu tiên.
Phong trào bất bạo động và bất hợp tác
Phương thức đấu tranh: không sử dụng bạo lực, tẩy chay hàng hóa Anh, không nộp thuế.
Lãnh đạo: Đảng Quốc Đại, đứng đầu là Gandhi.
Lực lượng: học sinh, sinh viên, công nhân lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia.
Diễn biến
Hoạt động tiền đề trước năm 1918:
Gandhi thấu hiểu tư tưởng satyagraha hay tư tưởng về đấu tranh bất bạo động của nhà triết học Baba Ram Singh cũng như tư tưởng của Lokmanya Tilak.
Ông truyền bá tư tưởng cho hàng triệu người và nâng thành phong trào quốc gia.
1919 , đạo luật Rowlatt (Black) Act thông qua cho phép chính quyền bắt và bỏ tù bất kỳ ai họ cảm thấy nghi vấn mà không cần xét xử ở tòa.
Đình công trên cả nước, mở đầu cho phong trào đấu tranh.
13/4/1919 tại Amritsar, thánh địa của đạo Sikh tại Ấn Độ, lính Anh và lính Gurkha dưới quyền chỉ huy quân đội Anh được ra lệnh bắn không cảnh cáo vào đám đông 15000 người vô tội bao gồm phụ nữ, người già, trẻ em chỉ vì họ đã vi phạm lệnh cấm tụ tập của thiếu tướng Reginald Dyer.
Khoảng 1651 viên đạn bắn ra, giết 379 người, tổng cộng 1137 người thương vong.
Sự việc này được biết đến như bi kịch Jallianwala Bagh ở Amritsar đã làm dấy nên niềm căm phẫn trên khắp Ấn Độ.
9/1920 tại hội nghị Calcutta, phản ứng lại sự kiện trên, Gandhi đã phát động phong trào bất hợp tác nhằm chống lại sự thống trị của Đế quốc Anh bằng những cách bất bạo động. Những người chống đối từ chối mua hàng hóa của Anh, họ mua những hàng thủ công làm trong nước.
Ông kêu gọi người dân đình công ở các trường học, tòa án, xí nghiệp của chính phủ cũng như không đóng thuế và từ bỏ các chức vụ của Anh.
Tuy nhiên vào 5/2/1922, tại làng Chauri Chaura đã xảy ra bạo loạn làm 3 người dân và 22 viên cảnh sát thiệt mạng. Điều này khiến Gandhi phải dừng phong trào lại.
1922 Gandhi bị kết án 6 năm tù, nhưng dưới áp lực của người dân, ông chỉ phải ở 2 năm tù. Sau khi ra tù , ông phát hành tờ báo “Young India” và nhắm đến các vấn đề mâu thuẫn giai cấp xã hội.
Làn sóng chính trị Ấn Độ ngày càng lan rộng vào những năm giữa thập niên 20.
12/1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.
Một số phong trào tiếp nối
Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển của thế hệ người dân Ấn Độ mới bên trong Quốc Hội , gồm C. Rajagopalachari, Jawaharlal Nehru, Vallabhbhai Patel, Subhas Chandra Bose và một số người khác . Sau này họ trở thành tiếng nói chủ chốt trong phong trào dân chủ Ấn Độ .Các phong trào đều kế thừa tư tưởng Gandhi , chỉ riêng phong trào quân đội Ấn Độ đi ngược lại.
Làn sóng chính trị Ấn Độ càng lan rộng vào những năm giữa thập kỷ 1920 bởi sự xuất hiện của của các phong trào vừa ôn hòa , vừa vũ trang
Chỗ này chèn clip vào sau
Kết quả
Các phong trào thu hút sự hưởng ứng đông đảo của người dân Ấn Độ và thậm chí lan rộng sang các tầng lớp trí thức ở nước ngoài, đặc biệt là học sinh sinh viên Anh.
Ảnh hưởng của Gandhi và tư tưởng của ông đã làm hàng nghìn người dân bình thường hướng tới sự độc lập của Ấn Độ và đẩy mạnh các phong trào dân tộc.
Gây trở ngại nghiêm trọng chưa từng có cho chính quyền thực dân.
Tính chất, ý nghĩa phong trào
Thể hiện lòng yêu nước, mang đậm ý thức dân tộc.
Tính quần chúng rộng rãi, nhân dân đứng lên chống thực dân.
Sự phát triển của phong trào công nhân dẫn tới sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ, góp phần thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.
1918 - 1929
Note: chèn clip vào sau
Nguyên nhân
Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.
Sau chiến tranh, thực dân Anh tăng cường bóc lột, ban hành đạo luật hà khắc.
Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và chính quyền thực dân trở nên căng thẳng. Nhân dân đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao khắp Ấn Độ trong những năm 1918 – 1922.
Thực dân Anh bóc lột người dân
Hậu quả bóc lột của Anh
Thiệt hại của Ấn Độ trong Chiến Tranh Thế Giới lần thứ I
50.000 người thiệt mạng
65.000 người bị thương
10.000 người mất tích
Cung cấp cho Anh 170.000 súc vật, 3.7 triệu tấn hàng tiếp tế (tương đương 2 tỉ Bảng hiện nay).
Nguồn : http://www.britishcouncil.org/blog/how-was-india-involved-first-world-war
Tranh biếm họa về tầng lớp thống trị của Anh
Mohandas Karamchand Gandhi
Mohandas Karamchand Gandhi
Gandhi (1869 – 1948) sinh ra trong một gia đình Ấn Độ giáo thuộc cộng đồng Modh tại Porpanda, Ấn Độ.
Ông là một sinh viên trung bình tại Porbandar và sau đó là tại Rajkot. Ông đậu khoá thi vào Đại học Mumbai năm 1887 và vào học viện Samaldas tại Bhavnagar.
Mohandas Karamchand Gandhi
Không cảm thấy thú vị tại học viện Samaldas, Gandhi liền nắm thời cơ du học nước Anh, một nước được ông xem là “quốc gia của những triết gia và thi nhân, trung tâm đích thực của nền văn minh”. 6/1891, ông tốt nghiệp ngành luật.
Tuy nhiên khi trở về Ấn Độ cuộc sống của ông không được suôn sẻ. Ông kí một bản hợp đồng sang Nam Phi làm việc.
Mohandas Karamchand Gandhi
Vào thời điểm này, Gandhi là một người trầm tính, khiêm cung không chú tâm về chính trị. Ông đọc báo lần đầu tiên năm lên 18 và thường run sợ khi bước ra tòa thuyết trình.
Chính trong thời gian tại Nam Phi, qua sự chứng kiến tận mắt chế độ kì thị chủng tộc, thành kiến và bất công, Gandhi bắt đầu thám vấn địa vị trong xã hội của những người đồng hương và của chính mình. Và cũng từ nơi này, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình.
PHONG TRÀO ĐỘC LẬP ẤN ĐỘ 1918 - 1929
Sơ lược các phong trào từ 1918 - 1922
Hoạt động: Các cuộc bãi công kinh tế 1918 -> khởi nghĩa vũ trang ở Pen-giáp. Trong 6 tháng đầu năm 1920, nổ ra 200 cuộc bãi công, 1,5tr công nhân tham gia, lan rộng khắp cả nước.
Cũng từ đầu những năm 20, xuất hiện nhóm cộng sản đầu tiên.
Phong trào bất bạo động và bất hợp tác
Phương thức đấu tranh: không sử dụng bạo lực, tẩy chay hàng hóa Anh, không nộp thuế.
Lãnh đạo: Đảng Quốc Đại, đứng đầu là Gandhi.
Lực lượng: học sinh, sinh viên, công nhân lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia.
Diễn biến
Hoạt động tiền đề trước năm 1918:
Gandhi thấu hiểu tư tưởng satyagraha hay tư tưởng về đấu tranh bất bạo động của nhà triết học Baba Ram Singh cũng như tư tưởng của Lokmanya Tilak.
Ông truyền bá tư tưởng cho hàng triệu người và nâng thành phong trào quốc gia.
1919 , đạo luật Rowlatt (Black) Act thông qua cho phép chính quyền bắt và bỏ tù bất kỳ ai họ cảm thấy nghi vấn mà không cần xét xử ở tòa.
Đình công trên cả nước, mở đầu cho phong trào đấu tranh.
13/4/1919 tại Amritsar, thánh địa của đạo Sikh tại Ấn Độ, lính Anh và lính Gurkha dưới quyền chỉ huy quân đội Anh được ra lệnh bắn không cảnh cáo vào đám đông 15000 người vô tội bao gồm phụ nữ, người già, trẻ em chỉ vì họ đã vi phạm lệnh cấm tụ tập của thiếu tướng Reginald Dyer.
Khoảng 1651 viên đạn bắn ra, giết 379 người, tổng cộng 1137 người thương vong.
Sự việc này được biết đến như bi kịch Jallianwala Bagh ở Amritsar đã làm dấy nên niềm căm phẫn trên khắp Ấn Độ.
9/1920 tại hội nghị Calcutta, phản ứng lại sự kiện trên, Gandhi đã phát động phong trào bất hợp tác nhằm chống lại sự thống trị của Đế quốc Anh bằng những cách bất bạo động. Những người chống đối từ chối mua hàng hóa của Anh, họ mua những hàng thủ công làm trong nước.
Ông kêu gọi người dân đình công ở các trường học, tòa án, xí nghiệp của chính phủ cũng như không đóng thuế và từ bỏ các chức vụ của Anh.
Tuy nhiên vào 5/2/1922, tại làng Chauri Chaura đã xảy ra bạo loạn làm 3 người dân và 22 viên cảnh sát thiệt mạng. Điều này khiến Gandhi phải dừng phong trào lại.
1922 Gandhi bị kết án 6 năm tù, nhưng dưới áp lực của người dân, ông chỉ phải ở 2 năm tù. Sau khi ra tù , ông phát hành tờ báo “Young India” và nhắm đến các vấn đề mâu thuẫn giai cấp xã hội.
Làn sóng chính trị Ấn Độ ngày càng lan rộng vào những năm giữa thập niên 20.
12/1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.
Một số phong trào tiếp nối
Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển của thế hệ người dân Ấn Độ mới bên trong Quốc Hội , gồm C. Rajagopalachari, Jawaharlal Nehru, Vallabhbhai Patel, Subhas Chandra Bose và một số người khác . Sau này họ trở thành tiếng nói chủ chốt trong phong trào dân chủ Ấn Độ .Các phong trào đều kế thừa tư tưởng Gandhi , chỉ riêng phong trào quân đội Ấn Độ đi ngược lại.
Làn sóng chính trị Ấn Độ càng lan rộng vào những năm giữa thập kỷ 1920 bởi sự xuất hiện của của các phong trào vừa ôn hòa , vừa vũ trang
Chỗ này chèn clip vào sau
Kết quả
Các phong trào thu hút sự hưởng ứng đông đảo của người dân Ấn Độ và thậm chí lan rộng sang các tầng lớp trí thức ở nước ngoài, đặc biệt là học sinh sinh viên Anh.
Ảnh hưởng của Gandhi và tư tưởng của ông đã làm hàng nghìn người dân bình thường hướng tới sự độc lập của Ấn Độ và đẩy mạnh các phong trào dân tộc.
Gây trở ngại nghiêm trọng chưa từng có cho chính quyền thực dân.
Tính chất, ý nghĩa phong trào
Thể hiện lòng yêu nước, mang đậm ý thức dân tộc.
Tính quần chúng rộng rãi, nhân dân đứng lên chống thực dân.
Sự phát triển của phong trào công nhân dẫn tới sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ, góp phần thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: đỗ hoàng Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)