Bài 15. Mẹ hiền dạy con

Chia sẻ bởi Bùi Xuân Quang | Ngày 21/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Mẹ hiền dạy con thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP
Kiểm tra bài cũ ?


Câu hỏi: Nêu ý nghĩa truyện“Con hổ có nghĩa”?

Trả lời: Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu,trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
Tóm tắt : Thầy Mạnh Tử thuở nhỏ là người hay bắt chước nên người mẹ phải chuyển nhà ở tới ba lần, từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học, để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Người mẹ luôn giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng vẫn cương quyết trong dạy con. Nhờ thế, Mạnh Tử học tập chuyên cần, về sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng.


Đọc to, rõ ràng, chú ý nhấn giọng bà mẹ khi nói với mình, khi nói với con.
Em hãy tóm tắt ngắn gọn truyện “Mẹ hiền dạy con”?
2. Chú thích:
a.Tác giả:
- Người biên soạn: Lưu Hướng (Học giả Nho gia thời Tây Hán).
- Người dịch: Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân.
Em biết gì về tác giả của truyện?
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
I. Đọc – Chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
a. Tác giả:
b. Tác phẩm:
Nêu xuất xứ của truyện?
Bản nguyên tác: Truyện được trích ra từ sách “Liệt nữ truyện”. Liệt nữ truyện là bộ sách giới thiệu hành vi của phụ nữ Trung Quốc thời cổ đại, do tác giả Lưu Hướng biên soạn vào năm 18 trước Công nguyên, đời Hán đế.
Bản dịch: Truyện “Mẹ hiền dạy con” in trong Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân xuất bản năm 1926.
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
c. Từ khó:
Trình bày hiểu biết của em về Mạnh Tử?
Mạnh Tử
(372 – 289 TCN)
Khổng Tử
(551 – 479 TCN)
* Mạnh Tử (372 – 289 TCN).
Tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư.
Quê: đất Trâu, nước Lỗ (nay là Sơn Đông- Trung Quốc).
Ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Khổng Tử, được suy tôn là Á thánh.
Tác phẩm: “Mạnh Tử”.
* Bậc đại hiền: người có đạo đức, hiểu biết rộng.
Em hiểu thế nào là bậc đại hiền?
Em hiểu thế nào là giáo dục?
* Giáo dục: dạy dỗ cho nên người.
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
I. Đọc – Chú thích:
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
- Kiểu văn bản: Tự sự.
- Thể loại: Truyện trung đại.
2. Bố cục:
Phần 1: Từ đầu đến “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”: Dạy con bằng cách chuyển chỗ ở.
Phần 2: Còn lại: Dạy con bằng cách ứng xử hàng ngày.
Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?
Văn bản thuộc thể loại nào?
Giới thiệu về truyện trung đại?
Theo em, truyện có thể chia làm mấy phần? Ranh giới và nội dung của từng phần?
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
Lập bảng tóm tắt 5 sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ) theo mẫu sau:
*Các sự việc chính:
3. Hướng dẫn phân tích:
BẢNG TÓM TẮT NĂM SỰ VIỆC CHÍNH
1. Nhà ? g?n
nghia d?a.
2. Nhà ở gần chợ.
3. Nhà ở gần
trường học.
4. Hàng xóm
giết lợn.
5. Đang đi học.
B?t chu?c: đào, chôn, lăn khóc.
Bắt chước: nô nghịch buôn bán điên đảo.
Bắt chước: học tập, lễ phép.
Hỏi "Ngu?i ta giết lợn để làm gì th?".
Bỏ học về nhà chơi
Chuyển nh� ra g?n ch?.
Dọn nhà đến gần trường học.
Vui lòng.
Nói đùa - hối hận-mua thịt cho con ăn thật.
Cắt đứt tấm vải.
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
2. Sự việc chính: 5 sự việc
Ba sự việc đầu có ý nghĩa giáo dục gì?
* Ba sự việc đầu:
Hai sự việc sau có ý nghĩa giáo dục gì?
Dạy con bằng cách chuyển nơi ở
*Hai sự việc sau:
Dạy con bằng ứng xử hàng ngày
Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có gì khác với ba sự việc đầu?
(Gián tiếp dạy con)
(Trực tiếp dạy con)
Tiết 67: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
3. Hướng dẫn phân tích:
* Ba sự việc đầu:
Vì sao cậu bé Mạnh Tử sống ở đâu lại bắt chước cách sống của người ở nơi đó?
Trước những hành động bắt chước của Mạnh Tử, bà mẹ đã làm gì?
Tại sao mẹ Mạnh Tử lại quyết định chuyển chỗ ở đến ba lần như vậy
Tại sao mẹ Mạnh Tử không chọn cách khuyên răn hay cấm đoán con không được bắt chước mà lại phải chuyển nhà tốn kém đến như vậy?
Qua ba sự việc đầu em thấy ý nghĩa giáo dục mà bà mẹ muốn nhắn nhủ mọi người là gì?
Môi trường sống có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành nhân cách của con:
-Môi trường xấu thì bất lợi cho con.
-Môi trường tốt có lợi cho con.
 Chọn môi trường sống có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách của con mình.
Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về sự ảnh hưởng của môi trường sống đến sự hình thành nhân cách của con người?
Những câu nói về sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người:

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Hãy chỉ cho tôi biết bạn anh là người như thế nào, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người ra sao!


Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
3. Hướng dẫn phân tích:
* Hai sự việc sau:
Theo dõi sự việc 4, ở sự việc này, bà mẹ đã làm gì? Mục đích của việc làm đó?
Sự việc 4:
Không được dạy con nói dối, phải dạy con chữ tín, đức tính thành thật.
Vậy em có suy nghĩ gì về chữ “tín” trong cuộc sống?
Hãy tìm một số câu tục ngữ, thành ngữ nói về chữ “tín”?
Có ý kiến cho rằng, việc làm của người mẹ là nuông chiều con quá đáng. Ý kiến của em như thế nào?
Thành ngữ, tục ngữ, ca dao về chữ “tín”:

Một sự mất tín, vạn sự mất tin.
Nói một đằng, làm một nẻo.
Hứa hươu hứa vượn.
Quân tử xuất ngôn, tứ mã nan truy.
Nói lời phải gữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Tiết 67: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Cổ học tinh hoa”)
3. Hướng dẫn phân tích:
* Hai sự việc sau:
- Sự việc 4:
- Sự việc 5:
Sự việc cuối cùng của câu chuyện là gì?
Hành động và lời nói của bà mẹ đã thể hiện động cơ, thái độ, tính cách gì của bà trong khi dạy con?
Tác dụng của hành động và lời nói đó là gì?
Dạy con phải chuyên cần học tập.
Qua 5 sự việc chính của truyện, em thấy kết quả dạy con của mẹ Mạnh Tử ra sao?
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Cổ học tinh hoa”)
3. Hướng dẫn phân tích:
Dạy con bằng việc chọn nơi ở (3 sự việc đầu)
Dạy con bằng ứng xử hàng ngày (2 sự việc sau)
Mẹ
Mạnh Tử trở thành một bậc đại hiền
Qua đây, em hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?




Mạnh mẫu là một người mẹ tuyệt vời: yêu con,thông minh, khéo léo, nghiêm khắc trong việc dạy dỗ, giáo dục con thành bậc vĩ nhân.
Mạnh mẫu – một trong 5 người mẹ nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới
Toàn bộ câu chuyện đều thuộc lời kể của người kể chuyện. Riêng câu cuối cùng: “Thế chẳng…hay sao?”thì lời kể này có thêm tính chất gì?
Hãy nêu những đặc trưng chung của truyện trung đại?
Truyện viết về Mạnh Tử thuở nhỏ. Vậy, tại sao người viết truyện lại gọi là “thầy Mạnh Tử”?
MIẾU THỜ MẠNH TỬ Ở SƠN ĐÔNG – TRUNG QUỐC
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
Từ truyện “Mẹ hiền dạy con” em rút ra bài học gì về việc dạy con?
* Bài học:
Dạy con trước hết phải chọn môi trường sống tốt cho con.
Dạy con cũng trước hết phải dạy đạo đức .
Dạy đạo đức chưa đủ, còn phải dạy niềm say mê học tập.
Với con, không nuông chiều mà phải nghiêm khắc, nghiêm khắc phải dựa trên niềm yêu thương thiết tha muốn cho con nên người.
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
I. Đọc – Chú thích:
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
2. Các sự việc chính:
3. Hướng dẫn phân tích:
a. Nghệ thuật:
Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết truyện của tác giả “Mẹ hiền dạy con?
-Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử.
-Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa,gây xúc động đối với người đọc.
b. Nội dung:
Truyện nêu cao tấm gương sáng về tình thương và cách dạy con.
Qua câu chuyện “Mẹ hiền dạy con”, em thấy tác giả muốn nói lên điều gì?
* Ghi nhớ: SGK - tr 153
Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tỡnh thương con và đặc biệt là cách dạy con:
- Tạo cho con môi trường sống tốt đẹp.
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.
- Thương con nhưng không nuụng chiều, ngược lại rất kiên quyết.
Truyện " Mẹ hiền dạy con" đơn giản nhưng gây được xúc động là nhờ có nh?ng chi tiết giàu ý nghĩa.
Tục ng?: "Gần mực thỡ đen, gần đèn thỡ sáng".
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
III. Luyện tập:
Bài tâp 1: Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa, em có suy ngĩ gì về đạo làm con của mình?
Bài tập 2: Em hãy sưu tầm những bài ca dao, tục ngữ nói về công lao của cha mẹ và đạo làm con?
Bài tập 3: Có 2 yếu tố Hán Việt đồng âm:
- tử: chết
-tử: con
Hãy cho biết các kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?
công tử, tử trận, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
III. Luyện tập:
Bài tâp 1:
Làm con phải biết vâng lời cha mẹ dạy bảo và phải chăm chỉ học hành cho nên người để đền đáp công ơn cha mẹ.
Bài tập 2: Những bài ca dao, tục ngữ nói về công lao của cha mẹ và đạo làm con:
- “Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
- “Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
- “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”
Tiết 62: ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
(Trích “Liệt nữ truyện”)
Bài tập 3:
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ, làm bài tập 1( trang 153)
- Chuẩn bị bài: Tính từ và cụm tính từ
Bài học kết thúc tại đây!
Cám ơn thầy cô và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Xuân Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)