Bài 15. Mẹ hiền dạy con

Chia sẻ bởi Trần Ngân | Ngày 21/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Mẹ hiền dạy con thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ:
Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện nào? Nêu ý nghĩa của truyện?
Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc truyện trung đại. Mượn truyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
Xác định đúng (đ) hoặc sai (s) cho mỗi nhận định sau:
1) Truyện Trung đại Việt Nam ra đời từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, được viết bằng chữ Hán, thường mang tính chất giáo huấn.
2) Truyện “Con hổ có nghĩa” có kết cấu gồm hai câu chuyện nhỏ cùng chủ đề.
3) Nhân vật chính trong truyện trên là bà đỡ Trần.
4) Trong truyện trên, tác giả đã dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
Đ
Đ
Đ
S
Hướng dẫn đọc thêm
Truyện trung đại Trung Quốc
MẸ HIỀN DẠY CON
1. Tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân biên dịch.
- Văn bản: Là một truyện trong sách “Liệt nữ truyện” của Trung Quốc.
Miếu thờ thầy Mạnh Tử ở Sơn Đông
Văn miếu Quốc Tử Giám
(tượng thờ Mạnh Tử)
CÁC SỰ VIỆC CHÍNH
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Bà mẹ thầy Mạnh Tử
3. Phân tích
Thầy Mạnh Tử là ai?
Kể tóm tắt ba sự việc đầu diễn ra với mẹ con thầy Mạnh Tử.
Mạnh Tử (372 – 298 TCN) thuở nhỏ tên là Mạnh Kha – ông là bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời Chiến quốc, được các nhà nho xưa suy tôn là Á thánh (vị thánh thứ hai – sau Khổng Tử). Mạnh Tử (Trung Quốc cổ đại), người nối theo Khổng Tử phát triển và hoàn chỉnh Nho giáo. Sở dĩ trở thành một bậc đại hiền chính là nhờ công lao giáo dục, dạy dỗ của bà mẹ.
Ba sự việc đầu
 Môi trường sống có tác động sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Tại sao bà mẹ lại phải dọn nhà nhiều lần như thế? Việc làm đó nhằm mục đích gì?
* Bà mẹ thầy Mạnh Tử
3. Phân tích
- Chọn môi trường sống tốt cho con
Hai sự việc cuối:
Dạy con chữ tín,
đức tính thật thà.
Dạy con tính chuyên
cần say mê học tập.
- Sự việc 4
- Sự việc 5
* Bà mẹ thầy Mạnh Tử
3. Phân tích
- Chọn môi trường sống tốt cho con
Việc cắt đứt tấm vải có ý nghĩa như thế nào? Nhận xét gì về hành động của bà mẹ? Từ 2 sự việc, em nhận xét gì về bài học dạy con của bà mẹ?
- Dạy con chữ tín
- Kiên quyết dứt khoát trong việc dạy con.
3. Tổng kết
- Truyện được viết theo lối văn xuôi trung đại có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa
- Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và cách dạy con.
Tìm câu tục ngữ có nội dung:
a) về việc chọn môi trường sống tốt.
b) về sự nghiêm khắc trong việc dạy con của những người mẹ.
a) - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
b) - Thương cho roi, cho vọt; ghét cho ngọt, cho bùi.
- Trái tim mẹ là trường học của con (phương Tây)
1) Cách hiểu đúng nhất về hai chữ “mẹ hiền” trong nhan đề “Mẹ hiền dạy con” là:
A. Người mẹ hiền lành, dịu dàng
B. Người mẹ hiền hậu, yêu chiều con.
C. Người mẹ thương yêu con hết mực và biết cách dạy con nên người.
D. Người mẹ yêu thương con, sẵn sàng hi sinh tất cả vì con.
2) Điểm tương đồng giữa truyện “Mẹ hiền dạy con” và truyện trung đại Việt Nam là:
A. Có cốt truyện, nhân vật đơn giản.
B. Có tính chất giáo huấn.
C. Có yếu tố hư cấu, tưởng tượng.
D. Cả A và B
3) Trong các từ Hán Việt sau, từ nào có yếu tố “tử ” không có nghĩa là “con”?
A. Phụ tử C. Mẫu tử
B. Bất tử D. Hoàng tử
C
D
B
Hướng dẫn học tập
- Tập kể lại truyện. Học thuộc nội dung bài học
- Trả lời những câu hỏi trang 154 – 155
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)