Bài 15. Chính sách đối ngoại

Chia sẻ bởi D­­­­Uong Thi Van Huong | Ngày 11/05/2019 | 92

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Chính sách đối ngoại thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Huệ(88)
Nguyễn Thị Huyền
Dương Thị Vân Hương
Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh?
Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Kết hợp quốc phòng với an ninh
Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng với an ninh.
Nội dung của bài
Vai trò nhiệm vụ của chính sách đối ngoại
Nguyên tắc của chính sách đối ngoại
Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại
Trách nhiệm của công dân với chính sách đối ngoại
Bài 15:CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
1. Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại
a.Quan niệm về chính sách đối ngoại
Em hãy cho biết hai bức tranh trên có những hoạt động gì? Đối ngoại là gì?
Đối ngoại là những công việc, những quan hệ và những hoạt động giữa nước này với nước khác hoặc với tổ chức quốc tế nào đó.
Chính sách đối ngoại là chủ trương biện pháp của đảng và nhà nước nhằm tranh thủ sức mạnh bên ngoài để phát triển đất nước.
Em hãy cho biết nước ta thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào? (có quan hệ với bao nhiêu nước, tham gia vào những tổ chức quốc tế nào?)
Việt Nam – Hàn Quốc
Việt Nam – Cu Ba
Việt Nam – Trung Quốc
Việt Nam – Nhật Bản
VIỆT NAM - WTO
Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế
VIỆT NAM - ASEAN
VIỆT NAM - APECT
b. Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại
Theo dõi phóng sự
Phóng sự đề cập đến đến những thành tựu nổi bật gì khi Việt Nam tham gia ASEAN ?
Vai trò và nhiệm vụ của chính sách đối ngoại?
Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.
Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Nhiệm
vụ của
chính
sách
đối
ngoại
Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại
Đảng ta đã quán triệt những nguyên tắc nào trong chính sách đối ngoại? Yêu cầu của việc thực hiện nguyên tắc này?
Nguyên tắc 1
Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau: Nước ta tôn trọng độc lập chủ quyền của nước khác; nêu cao tinh thần độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế và làm thất bại hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ nước ta.
Tôn trọng lẫn nhau bình đẳng và cùng có lợi:Nước ta tôn trọng quyền của các nước và đòi hỏi các nước tôn trọng quyền bình đẳng của Việt Nam; các nước tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi.
Nguyên tắc 2
3. Phương hướng cơ bản
Nhóm 1
Nhóm 1
Nhóm 1
Thảo luận nhóm
Nhóm 1
Vì sao nước ta phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế? Đó có phải là một đòi hỏi khách quan trong giai đoạn hiện nay hay không?
Nước ta đã và đang tham gia vào các diễn đàn và các phong trào chính trị nào của nhân dân thế giới?
Các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề nhân quyền để tham gia vào công việc nội bộ của nước ta như thế nào?
Chúng ta đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm mục tiêu gì?
Nước ta phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế nhằm tranh thủ sức mạnh bên ngoài để phát triển đất nước. Đó là một đòi hỏi khách quan trong giai đoạn hiện nay vì toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau.
Biểu hiện thể hiện sản lượng cao su của nước ta từ năm 1995 - 2007
Việt Nam gia nhập Asean
Nước ta củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản,công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ thế giới, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.
Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos
Việt Nam quan hệ với Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác xít
Vấn đề nhân quyền đang là vấn đề được các thế lực thù địch lợi dụng vào việc thực hiện chiến lược “ diễn biến hòa bình” ở nước ta. Các thế lực thù địch tố cáo Đảng ta vi phạm quyền con người, không đảm bảo quyền bình đẳng cho các dân tộc trong nước. Đảng đã vạch rõ âm mưu đó của Mỹ trước công luận thế giới.
Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế , thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việt Nam là bạn , đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, nước ta sẽ có ngày càng nhiều bè bạn, tranh thủ nhiều nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Trách nhiệm của công dân với chính sách đối ngoại
Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại?
- Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Luôn luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại như rèn luyện nghề, nâng cao trình độ văn hóa và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
Trách
Nhiệm
Của
Công
dân
BÀI TẬP CỦNG CỐ
câu 1: Việt Nam là thành viên của ASEAN từ khi nào:
a. 28 / 6 / 1994
b. 28 / 7 / 1995
c. 20 / 7 / 1995
d. 28 / 7 / 1996
câu 2: Việt Nam là thành viên chính thức của WTO từ:
a. 7 / 11 / 2005
b. 11 / 7 / 2006
c. 7 / 11 / 2006
d. 11 / 7 / 2007
câu 3: Việt Nam là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc từ:
a. 9 / 1976
b. 12 / 1986
c. 9 / 1978
d. 9 / 1977
Đáp án: 1-B; 2-C; 3-D.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: D­­­­Uong Thi Van Huong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)