Bài 15. Chính sách đối ngoại

Chia sẻ bởi Lê Duy Lưu | Ngày 11/05/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Chính sách đối ngoại thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

Soạn ngày : 8/3/2009
Thực hiện ngày: 16/3/2009
Lớp 11 - K12 BTVH
Bài 15(Tiết 28)

Quan niệm về đối ngoại
a/- Vị trí
Chính sách đối ngoại: là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước trong quan hệ với nước khác hay các tổ chức quốc tế nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển của nhân loại.
Thu hút nguồn vốn nước ngoài để tích luỹ cho sự nghiệp xây dựng đất nước, tranh thủ việc chuyển giao khoa học, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, khai thác tiềm năng kinh tế của đất nước

b/-Mục tiêu: Tạo môi trường hợp tác quốc tế thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
BẢN ĐỒ
VIỆT NAM
VIỆT NAM
NHẬT
VIỆT NAM
PHÁP
VIỆT NAM
TRUNG QUỐC
VIỆT NAM
CU BA
VIỆT NAM
HOA KỲ
VIỆT NAM
LÀO
VIỆT NAM
ASIAN
VIỆT NAM
CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU
VIỆT NAM
KAMPUCHIA
CHÂU Á -THÁI BÌNH DƯƠNG
ASIAN
1. VAI TRÒ, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA CHÍNH SÁCH :
a/ Vai trò của chính sách đối ngoại
Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa đất nước ta
hội nhập với thế giới.
Góp phần tạo điều kiện để phát triển đất nước một cách thuận lợi, nâng cao vị thế nước ta
trên trường quốc tế.
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
NGUỒN: BÁO KINH TẾ VIỆT NAM
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
NGUỒN: BÁO KINH TẾ VIỆT NAM
Tham gia có hiệu quả quá trình phân công lao động quốc tế, từng bước hồ nhập nến kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới, tạo dần chỗ đứng vững chắc ở thị trường
trong nước.
Lễ kí kết xuất khẩu lao động
Việt Nam- Hàn Quốc
b- Phương hướng:
Sẳn sàng đẩy mạnh quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế (đa phương hoá), với nhiều hình thức, mức độ, lĩnh vực khác nhau
(đa dạng hoá)
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng.

Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.

Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.

- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
c/- Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại
Giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc
đổi mới.
- Đẩy mạnh phát triển KT -XH.
- Công nghiệp hóa, HĐH đất nước.
- Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội.
2. NGUYÊN TẮC CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI.
Có hai nguyên tắc của chính sách
đối ngoại:
Một là: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Hai là: Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Nguyên tắc bình đẳng: là nguyên tắc có ý nghĩa nền tảng cho việc thiết lập và lựa chọn đối tác trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước
Ý nghĩa
các nguyeân taéc:
Quan h? hữu nghị Vi?t Nam- CamPuchia

Nguyên tắc cùng có lợi: là cơ sở kinh tế để thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia
với nhau.
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của mỗi quốc gia: là nguyên tắc cơ bản, phổ biến trong quan hệ quốc tế được các nước thừa nhận.
lễ kí kết hiệp định các nước ASEAN
3. TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI:
- Tin tưởng, chấp hành nghiêm túc và ủng hộ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

- Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt Nam.
Chuẩn bị các điều kiện để tham gia vào công việc liên quan đến công tác đối ngoại, hữu nghị, hợp tác, lịch sự đối với người nước ngoài.


Thể hiện ý thức truyền thống
dân tộc.

- Tham gia đối ngoại nhân dân, học ngoại ngữ, làm hàng xuất khẩu ./.
DẶN DÒ:
HỌC SINH ÔN TẬP DẦN
CHUẨN BỊ KIỂM TRA HỌC KỲ 2
CHUÙC CAÙC EM
HOÏC TOÁT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Duy Lưu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)