Bài 15: Chính sách đối ngoại

Chia sẻ bởi Nguyễn Phượng | Ngày 11/05/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: Bài 15: Chính sách đối ngoại thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Bài15:CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
1. Vai trò của chính sách đối ngoại:
- Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.
- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
Có vai trò gì?
Việt Nam tổ chức thành công APEC 2006
Việt Nam ra nhập WTO
Nâng cao vị thế, Phát triển đất nước.
2.Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại:
- Giữ vững môi trường hòa bình.
- Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội,công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
- Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ thế giới.
-Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Mối Quan hệ hợp tác rất tốt đẹp giữa Việt Nam và thế giới
Quan Hệ Tốt Đẹp Giữa Việt Nam-Liên Bang Nga
Quan Hệ Tốt Đẹp Giữa Việt Nam-Hoa Kỳ
Quan Hệ Tốt Đẹp Giữa Việt Nam-Trung Quốc
Quan Hệ Tốt Đẹp Giữa Việt Nam-Nhật Bản
Quan Hệ Tốt Đẹp Giữa Việt Nam-Hàn Quốc
VIỆT NAM
Cam pu chia
ASIAN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các trưởng đoàn tại lễ khai mạc Hội nghị cấp ca ASEAN lần thứ 20(34/2012)
VIỆT NAM
VIỆT NAM
CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU
2.NGUYÊN TẮC CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI.

Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.





Tôn trọng lẫn nhau bình đẳng và cùng có lợi
Đập thủy điện Hòa Bình và một phần lòng hồ Hòa Bình
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành
LI�N DOANH D?U KHÍ VI?T-XƠ
Lễ kí kết hiệp định các nước ASEAN
Một số đóng góp tích cực của Việt Nam vào ASEAN

Việt Nam có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của hiệp hội , góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của đảng và nhà nước , củng cố xu hướng hòa bình ổn định và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á
-Đóng góp đầu tiên đáng ghi nhận của
Việt Nam trong ASEAN là vai trò tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia vào ASEAN, qua đó, hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ
10 quốc gia ở Đông Nam Á, đưa ASEAN
trở thành tổ chức đại diện cho toàn
khu vực, chấm dứt thời kỳ chia rẽ giữa các nhóm nước, mở ra giai đoạn hợp tác hữu nghị cùng phát triển ở khu vực .

-Tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEAN 6 tại Hà Nội(12/1998) . Với việc thông qua Chương trình Hành động Hà Nội, Cấp cao ASEAN 6 đã góp phần quan trọng tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, khôi phục hình ảnh ASEAN, đặc biệt định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp Hội trong những năm kế tiếp để thực hiện Tầm nhìn 2020.
-Việt Nam đã ký Hiệp ước xây dựng Đông Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và đang tích cực vận động các cường quốc hạt nhân tham gia ký kết nghị định thư để Hiệp ước thực sự có ý nghĩa. Việt Nam đã đóng góp lớn trong việc xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). 
3- Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng
thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.
Ngày 1/1/2010, Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN. 
- Củng cố,tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền
- Phát triển công tác đối ngoại nhân dân góp phần vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội
- Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người
- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tham gia Hội chợ Thủy sản châu Âu 2012 tại Brúcxen (Bỉ) vào cuối tháng 4 này, đoàn VASEP sẽ có gần
40 doanh nghiệp thủy sản

 Đây là hội chợ thủy sản lớn nhất châu Âu, được tổ chức hàng năm, quy tụ khoảng 1.600 nhà sản xuất, chế biến và tiêu thụ thủy sản lớn từ hơn 70 nước trên thế giới. Năm nay, hội chợ diễn ra trong 3 ngày từ 24 - 26/4. 
Hiện nay Việt Nam có quan hệ trên 167 quốc gia.
Một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác:
28/07/1995: tham gia khu mậu dịch tự do ASEAN.
Tháng 03/1996: tham gia diễn đàn hợp tác Á – Âu(ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập.
Tháng 11/1998: tham gia diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương (APEC).
13/07/2001: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
07/11/2006: là thành viên chính thức thứ 150 của WTO, …
Quan điểm của Việt Nam đối với biển Đông
1.
Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn .
2.Bày tỏ quan ngại về những vụ việc vừa qua ở Biển Đông; đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông.



3. Nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tại Hà Nội.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH
- Chủ động và tích cực hội nhập
Vi?t Nam-Trung Qu?c
Đoạn phim nói về hoạt động kinh tế đối ngoại
4- Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại
- Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước.
Công dân có trách nhiệm gì?
- Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế
- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết: rèn luyện nghề, nâng cao trình độ văn hóa, giao tiếp bằng ngoại ngữ để đối ngoại
- Khi quan hệ với đối tác nước ngoài cần có ý thức dân tộc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, có thái độ hữu nghị đoàn kết lịch sự tế nhị.
XIN CẢM ƠN THẦY CÔ
VÀ CÁC BẠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)