Bài 15. Bài toán về chuyển động hướng ngang

Chia sẻ bởi Trần Trung Nhân | Ngày 09/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Bài toán về chuyển động hướng ngang thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG NGUYỄN ViẾT XUÂN
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 10A1!
CHUYỂN ĐỘNG NÉM
- Vận động viên phải chọn góc ném bằng bao nhiêu để ném tạ, ném lao được xa nhất?
CHUYỂN ĐỘNG NÉM
- Pháo thủ phải hướng nòng súng đại bác chếch một góc bằng bao nhiêu để bắn đạn trúng đích?
CHUYỂN ĐỘNG NÉM
- Người lái máy bay phải thả hàng cứu trợ từ vị trí nào để hàng rơi trúng mục tiêu?
Bài 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Chuyển động ném ngang của một vật là gì?
2. Những đặc điểm của chuyển động ném ngang là gì?
3. Phương trình chuyển động được viết như thế nào?
Quỹ đạo là đường gì?
4. Thời gian chuyển động của vật bao lâu? Tầm ném
xa của vật là bao nhiêu?
Bài 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
I – KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
Khảo sát chuyển động của một vật bị ném ngang từ một điểm O ở độ cao h so với mặt đất với vận tốc đầu . Trong quá trình chuyển động vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực ( bỏ qua sức cản của không khí ).
h
PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ
BƯỚC 1: Chọn hệ trục tọa độ đề- các (Oxy); chiếu vật M
xuống Ox, Oy được Mx, My.
BƯỚC 2: Khảo sát riêng rẽ các chuyển động thành phần của
vật M là Mx, My.
BƯỚC 3: Phối hợp các chuyển động thành phần để xác định
chuyển động thực của vật M.
Bài 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
I – KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
h
O
x
y
Để khảo sát chuyển động của vật ném ngang ta chọn hệ quy chiếu như thế nào ?
Bài 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
Bài 15: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
THÍ NGHIỆM KIỂM CHỨNG
KẾT LUẬN: Ở cùng 1 nơi, cùng 1 độ cao, vật rơi tự
do và vật ném ngang có thời gian rơi bằng nhau.
CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
Theo trục Ox là chuyển
động thẳng đều, có:
ax = 0  v0x = v0
vx = v0  x= v0t
CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ
CÂU 1: Bi A có khối lượng lớn gấp đôi bi B. Cùng 1
lúc tại mái nhà, bi A được thả rơi còn bi B được ném
theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí.
Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng?
A. A chạm đất trước.
B. A chạm đất sau.
C. Cả hai chạm đất cùng 1 lúc.
D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ
CÂU 2: Một vật có khối lượng m, được ném ngang từ
độ cao h với vận tốc ban đầu v0. Tầm bay xa của nó
phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. m và v0. B. v0 và h.
C. m và h. D. m, v0 và h.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ
CÂU 4: Phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang
có dạng , biết g = 10 m/s2. Vận tốc ban đầu của
vật là
A. 10 m/s. B. 5 m/s.
C. 2,5 m/s. D. 2 m/s.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ
CÂU 5: Tốc độ tối thiểu của xe môtô là bao nhiêu để nghệ sĩ xiếc vượt qua "hố cá sấu" an toàn?
A. 87,3km/h. B. 60km/h.
C. 92,5km/h. D. 50km/h.
THÔNG TIN CUNG CẤP THÊM
Kết quả của bài học vật lý về chuyển động của vật ném xiên cho thấy,
với vật ném xiên thì ứng với góc ném bằng 450, vật sẽ đạt được tầm xa
lớn nhất. Nhiều người đã áp dụng kiến thức này vào môn đẩy tạ và ném
lao trong thể thao. Chính vì vậy, ta thường nghe người ta nói, muốn đẩy
tạ được xa, góc khi quả tại rơi khỏi tay nên tạo với mặt bằng thành 450
Thế nhưng những vận động viên có kinh nghiệm lại phát hiện ra rằng,
góc độ đẩy tạ tốt nhất phải nhỏ hơn 450 một chút. Thực tế cho thấy, có
rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cự li xa gần khi đẩy tạ, ngoài góc đẩy
tạ ra thì còn có tốc độ quả tạ khi rời  tay, lực cản của không khí và  chiều
cao của người đẩy tạ nữa. Như vậy có nghĩa là hầu như mỗi người đều
có góc đẩy tạ không giống nhau.
Người ta đã tính được rằng, nếu xét tới sức cản của không khí, và cũng
căn cứ vào chiều cao của vận động viên và tốc độ quả tạ khi rời tay lớn
nhỏ khác nhau, thì góc đẩy tạ tốt nhất nằm trong phạm vi là:
Đẩy tạ: Từ 380 đến 420.
Ném lao: Từ 300 đến 350. Ném lựu đạn: Từ 420 đến 440.
CÁM ƠN QUÝ THẦY, CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trung Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)