Bài 15. Bài tập chương I và chương II

Chia sẻ bởi Lê Anh Tôn | Ngày 08/05/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Bài tập chương I và chương II thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Bài 1.
Bệnh pheninketoniệu là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Kiểu gen của cô gái và chàng trai bị bệnh có thể là gì?
 Bệnh do gen lặn (giả sử là b) trên NST thường quy định, nên KG của người bệnh đều là (bb).
Bố mẹ của người vợ và bố mẹ của người chồng KG có thể là gì? Giải thích.
 Bố mẹ 2 bên của cặp vợ chồng đều bình thường (có gen B), nhưng họ đều sinh con bị bệnh (bb). Do vậy, KG của họ đều là (Bb).
Người chồng và người vợ có kiểu gen như thế nào?
 Bố mẹ 2 bên đều có KG (Bb), cặp vợ chồng đều bình thường, KG là (B-).
Nếu cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh thì KG của họ phải như thế nào?
 Con họ bị bệnh (bb) thì KG của họ chỉ có thể là (Bb).
Cặp vợ chồng sinh đứa trẻ đầu lòng bị bệnh (bb) với xác suất bằng bao nhiêu?
 Xác suất đứa trẻ bệnh(bb) sinh ra bởi cặp vợ chồng là (Bb x Bb 1/4bb).
 Xác suất người vợ có KG (Bb) là (Bb x Bb 3B-, trong đó có 2/3 Bb).
 Xác suất người chồng có KG (Bb) là (Bb x Bb 3B-, trong đó có 2/3 Bb).
 Xác suất chung sinh đứa trẻ bị bệnh (bb) là (1/4 x 2/3 x 2/3 = 1/9) .
Bb x Bb 1BB : 2Bb : 1bb
Bài 2.
Các gen trong phép lai di truyền theo quy luật nào?
Các gen gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau nên DT độc lập.
a. Tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng là:
Có thể xét sự DT của từng gen được không? Tính trạng trội trong mỗi phép lai xét riêng do các gen nào quy định?
 Các gen DT độc lập nên có thể xét sự DT của từng gen. Các tính trạng trội do các gen trội (A, B, C, D, E) quy định.
Hãy viết các phép lai riêng và xét tỉ lệ tính trạng trội thu được.
 Aa x aa tỉ lệ tính trạng trội thu được là (1/2A-)
 Bb x Bb tỉ lệ tính trạng trội thu được là (3/4B-)
 Cc x cc tỉ lệ tính trạng trội thu được là (1/2C-)
 Dd x Dd tỉ lệ tính trạng trội thu được là (3/4D-)
 Ee x ee tỉ lệ tính trạng trội thu được là (1/2E-)
 Tỉ lệ KH thu được trội về cả 5 tính trạng là (1/2A-)(3/4B-)(1/2C-)(3/4D-)(1/2E-) = 0,0703… (~ 7%)A-B-C-D-E-).
Tỉ lệ KH trội về cả 5 tính trạng thu được là bao nhiêu?
Cách tính tương tự như câu (a). Kết quả là bao nhiêu?
b. Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ là:
 Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ (aaB-ccD-ee) là (1/2aa)(3/4B-)(1/2cc)(3/4D-)(1/2ee) = 0,0703… (~ 7%)aaB-ccD-ee).
Kiểu gen của bố là gì? Tỉ lệ đời con có KG giống bố là bao nhiêu?
 Tỉ lệ đời con có KG giống bố (AaBbCcDdEe) là (1/2Aa)(2/4Bb)(1/2Cc)(2/4Dd)(1/2Ee) = 2,5 (25%)AaBbCcDdEe).
Bài 3.
a. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là trai bị bệnh là:
Giả sử gen gây bệnh là m thì KG của những người trong bài tập là gì?
 Giả sử gen gây bệnh là (m). Bố người phụ nữ bị bệnh (XmY), người phụ nữ bình thường (XM), do nhận (Xm) từ bố nên KG là (XMXm). Chồng người phụ nữ bình thường (XMY). Con trai cặp vợ chồng này bị bệnh KG là (XmY).
Xác suất đứa con trai bị bệnh sinh ra bởi cặp vợ chồng này là bao nhiêu?
a. Con trai bị bệnh (XmY), nhận Y từ bố (1/2Y), nhận Xm từ mẹ (1/2Xm) suy ra xác suất sinh ra đứa trẻ này là (1/2Y)(1/2Xm) = 1/4XmY.
a. Xác suất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là gái bị bệnh là:
Con gái bị bệnh khi nào? Xác suất con gái của cặp vợ chồng bị bệnh là bao nhiêu?
 Con gái bị bệnh khi KG là (XmXm). Nhận từ mẹ (1/2Xm) và từ bố (0Xm). Xác suất sinh con gái đầu lòng bị bệnh của họ là (1/2)(0) = 0
Bài 4.
Có thể tóm tắt sơ đồ lai như thế nào?
PTC :
F1 :
x
Gp:
Nâu, ngắn
Đỏ, dài
Đỏ, dài
:
Đỏ, ngắn
F1 x F1:
Đỏ, dài
x
Đỏ, ngắn
F2 :
3/8 đỏ, dài : 3/8 đỏ, ngắn : 1/8 nâu, dài : 1/8 nâu, ngắn
Có thể biện luận để xác định KG của P, F1 và F2 như thế nào?
 Kiểu gen của P, F1, F2 và sơ đồ lai là:
 F1 toàn mắt đỏ, suy ra mắt đỏ trội hoàn toàn (A) so với mắt nâu (a).
Xét tính trạng màu mắt, F1 cho biết gì?
Gen quy định màu mắt có trên NSTGT không? Tại sao.
 F1 có cái mắt đỏ chứng tỏ gen không có trên NST-Y. F1 cũng không có đực mắt nâu, chứng tỏ gen không có trên NST-X. Như vậy, gen quy định nằm trên NST thường.
Xét tính trạng dài cánh, F1 cho biết gì?
 PTC tương phản mà F1 phân tính theo giới chứng tỏ gen trên NSTGT.
 F1 không có đực dài chứng tỏ gen không có trên NST-Y, nghĩa là gen trên NST-X. Mặt khác F1 có cái cánh dài, đực cánh ngắn, chứng tỏ gen trên X.
Gen quy định dài cánh nằm trên NSTGT nào? Tại sao.
Cánh dài là trội hay lặn? Giải thích
 Nếu cánh dài là lặn thì cái F1 phải là cánh ngắn, trái với đề bài, suy ra cánh dài là trội hoàn toàn (B) so với cánh ngắn (b).
Kiểu gen của P, F1 và F2 như thế nào? Viết sơ đồ lai chứng minh.
aaXbXb
AAXBY
aXb
(AXB : AY)
AaXBXb
AaXbY
AaXBXb
AaXbY
G1:
(AXB : AXb : aXB : aXb)
(AXb : AY : aXb : aY)
F2 :
AAXBXb :
AAXBY :
AaXBXb :
AaXBY :
AAXbXb :
AAXbY :
AaXbXb :
AaXbY :
AaXBXb :
AaXBY :
aaXBXb :
aaXBY :
AaXbXb :
AaXbY :
aaXbXb :
aaXbY
Bài 5.
Đặc điểm di truyền của các gen trên NST thường, trên NSTGT và gen trong ti thể là gì? Dùng phép lai nào có thể phân biệt được.
 Gen trên NST thường di truyền theo quy luật Menđen. Gen trên NSTGT di truyền theo quy luật riêng (Moocgan). Gen trong ti thể di truyền qua tế bào chất (SV nhân thực). Có thể phân biệt qua phép lai thuận nghịch.
Trình bày cơ sở phân biệt.
 Lai thuận và nghịch cho kết quả như nhau là gen trên NST thường.
 Lai thuận và nghịch cho kết quả khác nhau ở 2 giới là gen trên NSTGT. Gen trên NST-X tính trạng di truyền cách đời (DT chéo), gen trên NST-Y tính trạng DT thẳng cho giới có cặp XY.
 Lai thuận và nghịch cho kết quả luôn luôn giống mẹ là gen trong ti thể.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Anh Tôn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)