Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Minh | Ngày 10/05/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Bài 20 : TINH THỂ NGUYÊN TỬ
TINH THỂ PHÂN TỬ

Nhóm 5 : Lê Lâm Hữu Lộc
Trương Quốc Hưng
Dương Thị Phương Anh
Võ Quang Duy
Designed by Quốc Hưng 10A2 TPHT Võ Thị Sáu Quận Bình Thạnh TPHCM

I-Tinh Thể Nguyên Tử
II-Tinh Thể Phân Tử
Củng Cố Bài Học
Nội Dung Bài Học
I- Tinh Thể Nguyên Tử
+ Nhắc lại khái niệm về tinh thể:

Tinh thể được cấu tạo từ những nguyên tử, hoặc ion, hoặc phân tử. Các hạt này được sắp xếp một cách đều đặn, tuần hoàn theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể. Các tinh thể thường có hình dạng không gian xác định
Mô hình mạng tinh thể Natri clorua
I- Tinh Thể Nguyên Tử
1.Thí Dụ :
Mạng tinh thể kim cương :
Mạng tinh thể kim cương được tạo bởi các nguyên tử cacbon. Trong tinh thể kim cương, mỗi nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa sp3 liên kết cộng hóa trị với 4 nguyên tử cacbon gần nhất nằm ở 4 đỉnh của một tứ diện đều bằng 4 cặp electron chung. Mỗi nguyên tử cacbon ở đỉnh lại liên kết với các nguyên tử cacbon khác. Khoảng cách giữa hai nguyên tử cacbon cạnh nhau trong mạng tinh thể kim cương là 0,154nm, gần với độ dài liên kết đơn C-C trong phân tử hidrocacbon no.


a) Sự sắp xếp tứ diện của 4 nguyên tử cacbon xung quanh nguyên tử cacbon trung tâm ở kim cương.
b) Mô hình mạng tinh thể kim cương.
Than Chì
Mạng tinh thể nguyên tử than chì
I- Tinh Thể Nguyên Tử
2. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử:

+ Cấu tạo của tinh thể nguyên tử?

Tinh thể nguyên tử cấu tạo từ những nguyên tử được sắp xếp một cách đều đặn theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành một mạng tinh thể, ở các điểm nút của mạng tinh thể là những nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.



I- Tinh Thể Nguyên Tử
2. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử:

+Tính chất chung của tinh thể nguyên tử?

Liên kết cộng hóa trị là liên kết bền nên các tinh thể nguyên tử (Si, Ge…) đều có độ cứng lớn, nhiệt
độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. Thí dụ: Kim cương có độ cứng lớn nhất so với các tinh thể khác.
I- Tinh Thể Nguyên Tử
2. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử:

Ứng dụng:
Dao cắt kiếng
Mũi khoan trong y học
II-Tinh thể phân tử
1.Một số mạng tinh thể phân tử:

a)Mạng tinh thể phân tử của iốt:
Phân tử iot là phân tử hai nguyên tử, các phân tử iot nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương, gọi là tinh thể lập phương tâm diện
Tinh thể iot không bền, iot có thể chuyển thẳng từ thể rắn sang thể hơi( sự thăng hoa )




Mô hình mạng tinh thể phân tử iot
II-Tinh thể phân tử
1.Một số mạng tinh thể phân tử:

b)Mạng tinh thể phân tử của nước đá
Mạng tinh thể nước đá thuộc loại tinh thể phân tử. Mỗi phân tử nước liên kết với bốn phân tử khác gần nó nhất nằm trên bốn đỉnh của một hình tứ diện đều.

II-Tinh thể phân tử
Cấu trúc của tinh thể phân tử nước đá thuộc cấu trúc tứ diện,là cấu trúc rỗng nên nước đá có tỉ khối nhỏ hơn khi nước ở trạng thái lỏng, thể tích của nước đá ở trạng thái đông đặc lớn hơn khi ở trạng thái lỏng
II-Tinh thể phân tử
2.Tính chất chung của tinh thể phân tử:
+Cấu tạo của tinh thể phân tử:

Tinh thể phân tử cấu tạo từ những phân tử được xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian, tạo thành một mạng tinh thể. Ở các nút của mạng tinh thể là những phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử.
II-Tinh thể phân tử
2.Tính chất chung của tinh thể phân tử:

+Nêu tính chất chung của các tinh thể phân tử?
Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập và hút nhau bằng lực tương tác rất yếu giữa các phân tử nên các chất có cấu tạo tinh thể phân tử thường mềm, có nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bay hơi.
1Tìm câu sai.
A. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử.
B. Trong mạng tinh thể nguyên tử, các nguyên tử được phân bố luân phiên đều đặn theo một trật tự nhất định
C. Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu
D. Tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao
2.Tìm câu sai

A. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử
B. Trong tinh thể phân tử, lực liên kết giữa các phân tử là liên kết cộng hóa trị
C. Trong tinh thể phân tử, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu
D. Tinh thể iot là tinh thể phân tử

3. Trong mạng tinh thể kim cương, mỗi nguyên tử C có số nguyên tử lân cận gần nhất ( ở khoảng cách 0,154 nm) là

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

4. Giải thích tại sao iot lại dễ thăng hoa, trái lại NaCl lại rất khó nóng chảy và khó bay hơi

Tinh thể iot thuộc loại tinh thể phân tử. Nút mạng là các phân tử iot. Các phân tử đó liên kết yếu với nhau nên dễ dàng tách ra khỏi nhau, nên các phân tử dễ tách ra khỏi bề mặt tinh thể trở thành khí. Chính vì thế iot dễ thăng hoa và dễ nóng chảy
Ngược lại NaCl thuộc tinh thể ion. Các ion Na+ và Cl- tồn tại ở hai mạng lưới ion lồng vào nhau. Các ion này hút nhau bằng lực hút tĩnh điện nên lực liên kết rất bền vững chúng khó tách khỏi nhau nên khó nóng chảy và khó bay hơi
5. Cho tinh thể các chất sau: iot, than chì, nước đá và muối ăn


+Tinh thể nguyên tử là tinh thể:
A. iot
B. Than chì
C. Nước đá
D. Muối ăn

+Tinh thể ion là tinh thể:

A. iot
B. Than chì
C. Nước đá
D. Muối ăn

Bài học kết thúc


Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)