Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

Chia sẻ bởi Trần Trọng Nghĩa | Ngày 10/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP !
KIỂM TRA BÀI CŨ
NaCl

Hãy cho biết liên kết trong hợp chất trên thuộc loại
liên kết gì? Biểu diễn quá trình hình thành liên kết đó .
Tinh thể của hợp chất này thuộc loại tinh thể gì?
Câu hỏi:
KIỂM TRA BÀI CŨ
?
Những hình ảnh này gợi cho em nghĩ tới nguyên tố hóa
học nào ?
Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó
và cho biết:
Nguyên tố này là kim loại hay phi kim?
Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố này
còn thiếu bao nhiêu electron để đạt cấu hình 8e ngoài
cùng bền vững của khí hiếm ?
Tiết 25:
Bài 14: TINH THỂ NGUYÊN TỬ
VÀ TINH THỂ PHÂN TỬ
I. TINH THỂ NGUYÊN TỬ
1) Tinh thể nguyên tử:
Ví dụ: Tinh thể kim cương
 Đặc điểm cấu tạo của tinh thể nguyên tử:
- Cấu tạo từ những nguyên tử.
Sắp xếp đều đặn, theo một trật tự nhất định
trong không gian tạo thành một mạng tinh thể.
Tại các điểm nút của mạng tinh thể là các
nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết
cộng hóa trị.
I. TINH THỂ NGUYÊN TỬ
1) Tinh thể nguyên tử:
2) Tính chất chung của tinh thể nguyên tử:
Những ứng dụng này nói lên
tính chất gì của kim cương ?
Tại sao kim cương lại cứng như vậy ?
Do lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể
kim cương lớn.
 Các tinh thể nguyên tử đều bền vững,
rất cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi.
II. TINH THỂ PHÂN TỬ
1) Tinh thể phân tử:
Ví dụ: Tinh thể nước đá, tinh thể iot,
tinh thể băng phiến (long não) …
 Đặc điểm cấu tạo của tinh thể phân tử :
Được cấu tạo từ các phân tử.
Các phân tử sắp xếp một cách đều đặn, theo
một trật tự nhất định trong không
gian tạo thành một mạng tinh thể.
Ở các điểm nút của mạng tinh thể là các phân tử
liên kết với nhau bằng lực liên kết yếu giữa chúng.
II. TINH THỂ PHÂN TỬ
1) Tinh thể phân tử:
2) Tính chất chung của tinh thể phân tử:
Mặc dù ở trạng thái rắn nhưng :
Tinh thể nước đá dễ tan chảy thành nước.
Tinh thể iot bị đun nóng nhẹ đã dễ dàng
thăng hoa thành hơi màu tím.
Tinh thể băng phiến đặt trong tủ áo quần
vẫn dễ dàng bay hơi.
!
Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại
như những đơn vị độc lập. Chúng chỉ hút nhau
bằng lực hút rất yếu giữa các phân tử.
 Tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
?
Bài tập:
Hãy so sánh các đặc điểm về cấu tạo và tính chất của
tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử theo bảng sau:
Kim cương, than
chì, các kim loại…
Nguyên tử
Cộng hóa trị (mạnh)
Cứng, khó nóng
chảy, khó bay hơi
Khí hiếm, halogen,
O2, N2, CO2, H2O …
Phân tử
Lực hút giữa các
phân tử (yếu)
Dễ nóng chảy,
dễ bay hơi
CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ ĐÃ VỀ DỰ !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trọng Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)