Bài 14. Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hoá các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
Chia sẻ bởi Bùi Thị Phương Loan |
Ngày 19/03/2024 |
6
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hoá các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu thuộc Địa lý 10
Nội dung tài liệu:
Trường THPT Lê Quý Đôn
Chủ đề:Sự biến đổi khí hậu toàn cầu
Năm học 2012-2013
LỚP 10 C8
Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển
Khí thải từ các nhà máy,xí nghiệp…
NGUYÊN NHÂN
Khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước ...
Khi ánh sáng mặt trời chiếu
vào Trái Đất, một phần được
Trái Đất hấp thu và một phần
được phản xạ vào không gian.
các khí nhà kính có tác dụng
giữ lại nhiệt của mặt trời,
không cho nó phản xạ đi, nếu
các khí nhà kính tồn tại vừa
phải thì chúng giúp cho nhiệt
độ Trái Đất không quá lạnh
nhưng nếu chúng có quá nhiều
trong khí quyển thì kết quả là
Trái Đất nóng lên.
Vai trò gây nên hiệu ứng
nhà kính của các chất khí
được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2
Khí SO2 cũng có thể được thải ra từ hoạt động núi lửa. Khi núi lửa hoạt động
thường tung vào khí quyển H2S và SO21 trong những nguyên nhân gây ra mưa axit.
Một trong những tác hại nghiêm trọng của mưa acid là các tác hại đối với thực
vật và đất. Khi có mưa acid, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp chất chứa
nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây
và gây độc cho cây. Như chúng ta đã nói ở trên, không phải toàn bộ SO2 trong khí
quyển được chuyển hóa thành acid sulfuric mà một phần của nó có thể lắng đọng trở
lại mặt đất dưới dạng khí SO2. Khi khí này tiếp xúc với lá cây, nó sẽ làm tắt các thể
soma của lá cây gây cản trở quá trình quang hợp.Ảnh hưởng trầm trọng tới tốc độ phát triển và quá trình quang hợp ở TV.
Nguyên nhân của nước biển dâng
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ tinh.
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu.
Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các thành phần chứa nước trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, các sông băng trên núi, băng Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền.
Các kết quả nghiên cứu gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ cao hơn từ 0,5 – 1,4m vào cuối thế kỷ XXI.
Nguyên nhân thủng tầng ozon:
Lỗ thủng tầng ozon được các nhà khoa học phát hiện lần đầu tiên năm 1987 ở Nam Cực đã làm chấn động dư luận toàn cầu, dấy lên những mối quan ngại sâu sắc về môi trường và sức khỏe con người.Hoạt động của núi lửa phóng thích một lượng lớn HCl vào khí quyển; muối biển cũng chứa rất nhiều Chlor, nếu các hợp
chất Chlor này tích tụ ở tầng bình lưu nó sẽ là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozon. Tuy nhiên, hoạt động của núi lửa rất yếu để có thể đẩy HCl lên đến tầng bình lưu. Mặt khác các chất này cần phải có "tuổi thọ" trong khí quyển từ 2 - 5 năm mới lên được tầng bình lưu theo cơ chếgiống như CFCs. Các chất này rất dễ hòa tan trong hơi nước của khí quyển, do đó nó sẽ nhanh chóng theo mưa rơi xuống mặt đất
Không khí nóng lên trước tác động của thay đổi khí hậu không phải là yếu tố duy nhất làm gia tăng tốc độ tan chảy băng tại các điểm cực của Trái Đất, mà phần nhiều do sự ấm lên của nước ở bên dưới các tảng băng. Các nhà khoa học cho biết sự ấm lên của đại dương sẽ gây tác động lớn hơn so với sự ấm lên trong bầu khí quyển vì nước có khả năng giữ nhiệt tốt hơn không khí.
Trong khi sự tan chảy của các tảng băng nổi hầu như không làm mực nước biển tăng lên, sự tan chảy của lớp băng bên dưới, do nước xung quanh chúng ấm lên, sẽ khiến các sông băng đổ một lượng nước đáng kể vào biển.
Thêm vào đó, sự tan chảy của các tảng băng nổi dọc khu vực bờ biển cũng sẽ góp phần tăng tốc dòng chảy của những sông băng.
Con người có thể chứng kiến tình trạng mực nước biển tăng thêm khoảng 1m vào cuối thế kỷ này và tiếp tục dâng cao trong những thế kỷ tiếp theo. Nhiệt độ nước bên dưới đảo băng Greenland có thể tăng 2 độ C vào năm 2100, trong khi nhiệt độ dọc bờ biển của Bắc Cực cũng ấm lên khoảng 0,5 độ C.
Để dự đoán các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thời tiết, các nhà khoa học phải dùng đến các thiết bị hiện đại. Nhưng chẳng cần có thiết bị hiện đại cũng thấy được những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.
Theo ước tính, chỉ riêng ở Mỹ, trong vòng 100 năm qua (từ 1905 đến 2005), số lượng những cơn bão mạnh đã tăng không ngừng.
Nếu từ 1905 – 1930 chỉ có khoảng trung bình 3,5 cơn/năm thì con số này là 5,1 trong khoảng 1931-1994, và lên đến 8,4 từ 1995-2005.
Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất do các cơn bão và các trận lụt lội gây ra cũng đang ở mức kỷ lục.
Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy. Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao.Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.
Và dĩ nhiên con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
HÃY CỨU LẤY TRÁI ĐẤT
Chủ đề:Sự biến đổi khí hậu toàn cầu
Năm học 2012-2013
LỚP 10 C8
Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển
Khí thải từ các nhà máy,xí nghiệp…
NGUYÊN NHÂN
Khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm CO2, CH4, CFC, SO2, hơi nước ...
Khi ánh sáng mặt trời chiếu
vào Trái Đất, một phần được
Trái Đất hấp thu và một phần
được phản xạ vào không gian.
các khí nhà kính có tác dụng
giữ lại nhiệt của mặt trời,
không cho nó phản xạ đi, nếu
các khí nhà kính tồn tại vừa
phải thì chúng giúp cho nhiệt
độ Trái Đất không quá lạnh
nhưng nếu chúng có quá nhiều
trong khí quyển thì kết quả là
Trái Đất nóng lên.
Vai trò gây nên hiệu ứng
nhà kính của các chất khí
được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2
Khí SO2 cũng có thể được thải ra từ hoạt động núi lửa. Khi núi lửa hoạt động
thường tung vào khí quyển H2S và SO21 trong những nguyên nhân gây ra mưa axit.
Một trong những tác hại nghiêm trọng của mưa acid là các tác hại đối với thực
vật và đất. Khi có mưa acid, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp chất chứa
nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây
và gây độc cho cây. Như chúng ta đã nói ở trên, không phải toàn bộ SO2 trong khí
quyển được chuyển hóa thành acid sulfuric mà một phần của nó có thể lắng đọng trở
lại mặt đất dưới dạng khí SO2. Khi khí này tiếp xúc với lá cây, nó sẽ làm tắt các thể
soma của lá cây gây cản trở quá trình quang hợp.Ảnh hưởng trầm trọng tới tốc độ phát triển và quá trình quang hợp ở TV.
Nguyên nhân của nước biển dâng
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ tinh.
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu.
Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các thành phần chứa nước trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, các sông băng trên núi, băng Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền.
Các kết quả nghiên cứu gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ cao hơn từ 0,5 – 1,4m vào cuối thế kỷ XXI.
Nguyên nhân thủng tầng ozon:
Lỗ thủng tầng ozon được các nhà khoa học phát hiện lần đầu tiên năm 1987 ở Nam Cực đã làm chấn động dư luận toàn cầu, dấy lên những mối quan ngại sâu sắc về môi trường và sức khỏe con người.Hoạt động của núi lửa phóng thích một lượng lớn HCl vào khí quyển; muối biển cũng chứa rất nhiều Chlor, nếu các hợp
chất Chlor này tích tụ ở tầng bình lưu nó sẽ là nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozon. Tuy nhiên, hoạt động của núi lửa rất yếu để có thể đẩy HCl lên đến tầng bình lưu. Mặt khác các chất này cần phải có "tuổi thọ" trong khí quyển từ 2 - 5 năm mới lên được tầng bình lưu theo cơ chếgiống như CFCs. Các chất này rất dễ hòa tan trong hơi nước của khí quyển, do đó nó sẽ nhanh chóng theo mưa rơi xuống mặt đất
Không khí nóng lên trước tác động của thay đổi khí hậu không phải là yếu tố duy nhất làm gia tăng tốc độ tan chảy băng tại các điểm cực của Trái Đất, mà phần nhiều do sự ấm lên của nước ở bên dưới các tảng băng. Các nhà khoa học cho biết sự ấm lên của đại dương sẽ gây tác động lớn hơn so với sự ấm lên trong bầu khí quyển vì nước có khả năng giữ nhiệt tốt hơn không khí.
Trong khi sự tan chảy của các tảng băng nổi hầu như không làm mực nước biển tăng lên, sự tan chảy của lớp băng bên dưới, do nước xung quanh chúng ấm lên, sẽ khiến các sông băng đổ một lượng nước đáng kể vào biển.
Thêm vào đó, sự tan chảy của các tảng băng nổi dọc khu vực bờ biển cũng sẽ góp phần tăng tốc dòng chảy của những sông băng.
Con người có thể chứng kiến tình trạng mực nước biển tăng thêm khoảng 1m vào cuối thế kỷ này và tiếp tục dâng cao trong những thế kỷ tiếp theo. Nhiệt độ nước bên dưới đảo băng Greenland có thể tăng 2 độ C vào năm 2100, trong khi nhiệt độ dọc bờ biển của Bắc Cực cũng ấm lên khoảng 0,5 độ C.
Để dự đoán các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thời tiết, các nhà khoa học phải dùng đến các thiết bị hiện đại. Nhưng chẳng cần có thiết bị hiện đại cũng thấy được những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi.
Theo ước tính, chỉ riêng ở Mỹ, trong vòng 100 năm qua (từ 1905 đến 2005), số lượng những cơn bão mạnh đã tăng không ngừng.
Nếu từ 1905 – 1930 chỉ có khoảng trung bình 3,5 cơn/năm thì con số này là 5,1 trong khoảng 1931-1994, và lên đến 8,4 từ 1995-2005.
Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất do các cơn bão và các trận lụt lội gây ra cũng đang ở mức kỷ lục.
Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy. Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao.Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.
Và dĩ nhiên con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
HÃY CỨU LẤY TRÁI ĐẤT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Phương Loan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)