Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ân | Ngày 09/05/2019 | 82

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

GV:Nguyễn Văn Ân. Trường:THPT Việt Yên 2

Chào mừng các thầy giáo,cô giáo đến dự giờ thăm lớp.
Tiết 21.Bài 14:
Phong trào cách mạng 1930-1935(Tiết 1)
CHƯƠNG II:
VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN 1945
I. Việt Nam trong những năm 1929-1933.
I. Việt Nam trong những năm 1929-1933.
* Kinh tế:
Vì sao, từ năm1930
kinh tế Việt Nam
khủng hoảng?
Biểu hiện?
- Nông nghiệp: Giá lúa giảm mạnh, ruộng đất bị bỏ hoang.
-Công nghiệp: Sản lượng các ngành đều suy giảm.
-Thương nghiệp: Xuất khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
* Kinh tế:
* Xã hội:
Từ khủng hoảng về kinh tế đã có tác động gì đến tình hình xã hội?
* Xã hội:
- Nông dân : Giá lúa hạ mạnh, phải chịu thuế cao, nên càng bị bần cùng hoá
- Công nhân: Bị thất nghiệp, hoặc đồng lương ít ỏi.
- Các tầng lớp nhân dân lao động khác hết sức điêu đứng
Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc..
* Chính trị: Thực dân Pháp thi hành chính sách khủng bố dã man,làm cho tinh thần đấu tranh của nhân dân ta càng lên cao.
Ngoài nguyên nhân trên thì còn nguyên nhân nào khác dẫn đến phong trào cách mạng 1930-1931?
* Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đao phong trào đấu tranh của quần chúng rộng khắp cả nước.
Trong những nguyên
nhân trên thì nguyên
nhân nào là quan
trọng nhất ? Vì sao?
* Chính trị
* Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Tình hình kinh tế , xã hội như vậy
dẫn đến hậu quả gì?
Giai đoạn
Từ tháng 2 đến tháng 4-1930

Từ tháng 5 đến
tháng 8-1930

Từ tháng 9-1930 đến đầu năm 1931.

Diễn biến chính
Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân ở Ba kỳ nổ ra: đòi tăng lương, giảm giờ làm; giảm sưu thuế.

Diễn ra nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày quốc tế lao động.Tiếp đó, trong tháng 6, 7, 8 diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân,nông dân và các tầng lớp lao động khác trên phạm vi cả nước.

Phong trào đấu tranh dâng cao nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh,với những cuộc biểu tình của nông dân có vũ trang tự vệ, công nhân Vinh-Bến Thuỷ hưởng ứng: Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12-9-1930.
-Kết quả: Chính quyền thực dân, phong kiến ở nhiều huyện tê liệt, nhiều xã tan rã.Các cấp uỷ Đảng đã lãnh đạo nhân lập chính quyền dưới hình thức "Xô Viết".
Nhận xét chung
- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam
- Lực lượng: Liên minh công- nông.
-Mục tiêu : Chống đế quốc , phong kiến
- Hình thức đấu tranh: Chính trị kết hợp vũ trang
-Quy mô: Rộng khắp cả nước,quyết liệt nhất ở Nghệ - Tĩnh
1
2
3
II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ- Tĩnh
1. Phong trào cách mạng 1930-1931:
* Kinh tế:
* Chính trị:
* Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời:
* Xã hội:
I. Việt Nam trong những năm 1929-1933.
II.Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao xô viết nghệ tĩnh.
II.Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao xô viết nghệ tĩnh.
1.Phong trào cách mạng 1930- 1931:
2. Xô Viết Nghệ- Tĩnh:
2. Xô Viết Nghệ- Tĩnh:
Hoạt động nhóm:
Nhóm 1: Hoàn cảnh ra đời của Xô Viết Nghệ- Tĩnh?
Nhóm 2: Chính sách chính trị của Xô Viết Nghệ -Tĩnh?
Nhóm 3: Chính sách kinh tế của Xô viét Nghệ- Tĩnh?
Nhóm 4: Chính sách văn hoá- giáo dục, quân sự của Xô Viết Nghệ - Tĩnh?
* Hoàn cảnh:.
* Chính sách :
- Chính trị: GiảI tán chính quyền địch,lập chính quyền cách mạng, lập toà án nhân dân, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- Kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân nghèo,xoá bỏ các thứ thuế vô lý.
- Văn hoá- Giáo dục: Mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống mới.
- Quân sự: thành lập các đội tự vệ đỏ.
Đây là chính quyền của dân, do dân và vì dân.
* Kết quả:
Thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man, kết hợp với thủ đoạn chia re và mua chuộc nên Xô Viết chỉ tồn tại 4-5 tháng.

Kết quả của Xô Viết Nghệ -Tĩnh?
Qua những chính sách trên, so sánh chính quyền Xô Viết- Nghệ Tĩnh với chính quyền của bọn thực dân phong kiến?
Tuy thất bại nhưng Xô Viết Nghệ - Tĩnh
có ý nghĩa ntn?
Bài tập
Bài tập 1: Vì sao phog trào phát triển mạnh nhất ở Nghệ - Tĩnh?
Bên cạnh nét chung, Nghệ - Tĩnh có những nét riêng:
+ Chịu ách đế quốc- phong kiến nặng nề lại là vùng đất nghèo.
+Nhân nhân Nghệ - Tĩnh có truyền thống cách mạng.
+ Cơ sở công nghiệp Vinh, Bến Thuỷ là trung tâm kỹ nghệ lớn nhất Trung kỳ là điều kiện thuận lợi cho liên minh công nông.
+ Các cơ sở Cộng sản ở đây khá mạnh.
Bài tập 2: Hãy đánh dấu (x) vào các cột nói về chủ trương của Xô Viết Nghệ- Tĩnh sao cho phù hợp với nội dung trong bảng dưới đây:
x
x
x
x
x
x
x
x
x
** NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NẮM VỮNG:
- Tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
- Nguyên nhân, diễn biến của phong trào cách mạng 1930- 1931, với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
- Những chính sách của chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
** NHIỆM VỤ VỀ NHÀ:
Học bài cũ và xem trước nội dung tiếp theo.
Công nhân nhà máy
diêm cưa Bến Thuỷ
Công nhân đồn điền
cao su Phú Giềng.
Nhà máy sợi
Nam Định
Công nhân xi
măngHảI Phòng
Nông dân TháI bình,
Hà Nam
Nông dân Nghệ An,
Hà Tĩnh
Công nhân đóng tàu
Ba Son
Lược đồ một số phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ tháng 2 đến tháng 4-1930
Dựa vào SGK và lược đồ, hãy trình bày khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân ta giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4-1930?
1
Lược đồ một số phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ tháng 5 đến tháng 8-1930
Ghi chú:
-Phong trào công nhân:
- Phong trào nông dân:
Dựa vào lược đồ và SGK, hãy trình bày kháI quát phong trào đấu tranh của nhân dân ta giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 8-1930?

- Sang tháng 9 phong trào diễn ra quyết liệt nhất ở Nghệ - Tĩnh
Dựa vào lược đồ và SGK, hãy trình bày kháI quát phong trào đấu tranh của nhân dân ta giai đoạn từ tháng 9-1930?


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)