Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935

Chia sẻ bởi Huỳnh Thiên Anh | Ngày 09/05/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

2. Đại hội Đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng Sản Đông Dương
-Thời gian – Địa điểm: Từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao ( Trung Quốc ).
-Thành phần tham dự: Tham dự Đại hội có 13 đại biểu, thay mặt cho hơn 500 đảng viên thuộc các đảng bộ trong nước và các tổ chức Đảng đang họat động ở nước ngòai
- Họat động của Đại hội:
-Thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ, về công tác trong các dân tộc thiểu số, về đội tự vệ và cứu tế đỏ
Đội cân vệ đỏ xã Phúc Sơn, Anh Sơn
-Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 người, do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng tại Quốc tế Cộng sản
Lê Hồng Phong, Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương
từ 1935 đến 1936 (1902-1942)

-Ý nghĩa lịch sử:
- Đánh dấu cột mốc quan trọng: Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, cũng như khôi phục được các tổ chức quần chúng
-Thống nhất được phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân và tất cả các tầng lớp nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương.
Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Ðàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi
(Khuyết danh)
Bài phú Nghệ An đỏ ( Lê Hồng Phong )
(Người dịch: Thạch Can)
Bài này do Lê Hồng Phong sáng tác lúc bị giam trong tù Côn Đảo năm 1940, trong điều kiện không có giấy bút, sáng tác câu nào đọc câu đó cho đồng chí Nguyễn Tấn Miêng. Đồng chí Nguyễn Tấn Miêng người Bạc Liêu (Nam Bộ), năm 1940 cũng bị đế quốc Pháp bắt, giam chung với đồng chí Lê Hồng Phong ở nhà tù Côn Đảo, sau là cán bộ quân đội. Đồng chí Miêng không biết chữ Hán, nhưng sau hơn 40 năm vẫn nhớ thuộc lòng tường tận. Tháng 8-1984, đồng chí Miêng trong chuyến ra thăm Hà Nội đã đọc lại cho cụ Thạch Can để chép lại theo nguyên văn bằng chữ Hán và dịch ra quốc văn theo đúng với nguyên thể, đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 1/1985.
Hồng Lĩnh non cao làm lá chắn,
Lam Giang nước biếc tựa hào sôi.
Mấy ngàn năm tuấn kiệt anh tài,
Dựa đất vững cõi Nam ngời chính khí.
Lấy vật chất luận bàn hình thế,
Lưng tựa liền thành luỹ Đèo Ngang.
Hòn Ngư chầu trước mặt thành Lam,
Đầy đủ cảnh giang sơn tráng lệ.
Song hạnh phúc nhân dân xem xét kỹ,
Mặc, ở, ăn - Sinh kế ra sao?
Suốt quanh năm cuốc bẫm cày sâu,
Vẫn nghèo đói phải lâm vào cực khổ.
Dẫu của cải non sông ta giầu có,
Nhưng chủ quyền, căm giận ở tay ai!
Muốn sống còn phải phấn đấu không ngơi,
Há sông núi đúc nên người hào kiệt?
Chí dân ta nuôi thành màu sắt,
Trải trăm lần có mất không chùng.
Trong bình dân trỗi dậy lớp lớp anh hùng,
Khiến quân giặc nghe sấm vang mà táng đảm.
Lê Thái Tổ anh hùng quả cảm,
Giữ Lam thành giết sạch quân Ngô.
Vì non sông rửa mối hận thù,
Xây nghiệp lớn điểm tô trang quốc sử.
Phan trung liệt sông Lam hùng cứ,
Tiếng thét vang giết giặc cứu dân lương.
Khắp nơi nơi khởi nghĩa Cần Vương,
Chí những muốn cứu tai ương cho đất nước.
Nhìn tổng quát Hồng, Lam thuở trước,
Đến gần đây hùng tráng vô cùng.
Từ phong trào Xô-viết tiền phong,
Kỷ nguyên mới công nông mở lối.
Tuy chiến đấu chưa thâu về một mối,
Nhưng thanh danh đã vang dội toàn cầu.
Phàm phong trào nổi dậy lúc ban đầu,
Khó tránh khỏi lên cao rồi tạm thoái.
Cách mạng tuy một thời thất bại,
Để lại sau bài học lớn lao:
Bởi phong trào phát động không đều,
Mà điều kiện khách quan cũng xa vời chưa có.
Việc khởi nghĩa chỉ ở nơi huyện, phủ,
Mà bên trên chưa có chủ trương chung.
Nên tương quan lực lượng không đồng,
Lại chìm dắm Lam, Hồng vào vòng tiều tuỵ.
Để phấn đấu cho một giang sơn mĩ lệ.
Cả Đông Dương phải nhất trí hiệp đồng.
Đại liên minh toàn quốc công nông,
Mới chấn chỉnh thắng cảnh Lam, Hồng muôn thuở.
I- Tên: Đảng Cộng sản Đông Dương (phân bộ của Quốc tế Cộng sản).

II- Tôn chỉ của Đảng

1. Đảng Cộng sản Đông Dương, đội tiền phong duy nhất của vô sản giai cấp, tranh đấu để thu phục đa số quần chúng vô sản, lãnh đạo nông dân lao động và tất thảy quần chúng lao động khác, chỉ huy họ làm cách mạng phản đế và điền địa (mưu cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập, dân cày được ruộng đất, các dân tộc thiểu số được giải phóng), lập chính quyền Xôviết công nông binh, đặng dự bị điều kiện tranh đấu thực hiện vô sản chuyên chính, kiến thiết xã hội chủ nghĩa là thời kỳ đầu của cộng sản chủ nghĩa theo chương trình của Quốc tế Cộng sản.

Đảng Cộng sản là hình thức tối cao của vô sản, là bộ phận giác ngộ nhất, cương quyết tranh đấu nhất của giai cấp vô sản, có kỷ luật sắt, thống nhất về tổ chức, tư tưởng và hành động, tuyệt đối không thoả hiệp với các xu hướng bè phái, các mầm cải lương, quốc gia eo hẹp, biệt phái và các xu hướng trái với chương trình của Đảng và của Quốc tế Cộng sản.
III- Đảng viên

2. Điều kiện vào Đảng: vô luận nam nữ, vô luận người dân tộc nào, hễ ai:

a) Có từ 23 tuổi sắp lên,

b) Công nhận Chương trình của Quốc tế Cộng sản, Chương trình hành động và Điều lệ của Đảng,

c) Phục tùng và thi hành hết thảy các án nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và của Đảng,

d) Hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đảng,

e) Thường lệ nộp đảng phí, có người giới thiệu thì được vào Đảng.

3. Cách giới thiệu:

a) Do cá nhân vào Đảng.

b) Khi đảng viên mới vào Đảng thì phải do toàn chi bộ hội nghị nhận và cơ quan thượng cấp kế đó chuẩn y.
[…]
IV- Tổ chức (cấu tạo) Đảng

6. Đảng Cộng sản Đông Dương là một tổ chức hoàn toàn bí mật đối với quân thù, nhiệm vụ các tổ chức bí mật của Đảng lấy sự phát triển công việc trong quần chúng làm trung tâm, liên lạc công tác bí mật, bán công khai và công khai, bảo chứng quyền lãnh đạo của Đảng trong các cuộc cách mạng vận động của quần chúng. […]
A- Chi bộ

12. Căn bản về đường tổ chức của Đảng là chi bộ sản nghiệp (nhà máy, mỏ, đồn điền, công xưởng, công sở, trại lính, trường học, v.v.). Tất cả đảng viên làm trong một sản nghiệp đều phải vào chi bộ đó. Các đảng viên khác như thủ công, trí thức, tiểu thương gia, người đi ở, v.v. thì lấy chỗ làm của họ làm gốc mà tổ chức ra chi bộ đường phố. Các làng (xã) thì tổ chức ra chi bộ làng (xã).

13. Chỗ nào có ba đảng viên trở lên mà được cơ quan thượng cấp kế đó y cho thì được tổ chức ra chi bộ. Nơi nào có một hai đảng viên thì những đảng viên ấy phải vào chi bộ gần đó, hoặc cùng với đảng viên trong một, hai sở gần đó tổ chức ra chi bộ.

14. Có chỉ thị đặc biệt của Trung ương thì được lập ra chi bộ đặc biệt. […]
B- Tổng bộ ở nhà quê

19. Cơ quan cao nhất trong tổng bộ là tổng bộ đại biểu hội nghị cứ ba tháng khai hội một lần, nghe và chuẩn y báo cáo của tổng uỷ và các chi bộ làng, định kế hoạch làm việc, cử tổng uỷ, cử đại biểu đi tham gia đại biểu hội nghị ở thượng cấp (huyện, phủ, v.v.).

20. Tổng uỷ chỉ đạo công tác hằng ngày của tổng mình, muốn cho công tác hằng ngày được thực hiện, cử ra một người chánh thức và dự bị thư ký, chánh thức và dự bị thư ký phải do huyện uỷ chuẩn y, tổng uỷ mỗi tuần khai hội một lần, ba tháng cử lại tổng uỷ.

C- Huyện, phủ, châu, quận, khu bộ

21. Cơ quan cao nhất của huyện, phủ, châu, quận, khu bộ (ở thành thị, đồn điền hay mỏ quan trọng như một huyện) là phủ, huyện, châu, quận, đại biểu hội nghị, cứ sáu tháng khai hội một lần, nghe và chuẩn y báo cáo huyện, phủ, châu, quận, khu uỷ và của các tổng bộ, cử lại ban huyện, phủ, châu, quận, khu uỷ; cử đại biểu đi khai tỉnh, thành lớn, đặc biệt bộ đại biểu hội nghị.[…]

D- Tỉnh, thành lớn, đặc biệt bộ

24. Tỉnh, thành, đặc uỷ nếu cần thiết phải cử ra thường vụ uỷ viên để làm công việc hằng ngày, trong Ban Thường vụ phải cử ra một người chánh thức và một người dự bị thư ký để lãnh đạo công tác hằng ngày trong tỉnh, thành lớn, đặc uỷ.
[…]

Đ- Xứ bộ

27. Cơ quan cao nhất của xứ bộ là toàn xứ đại biểu hội nghị, cuộc hội nghị này cử ra xứ uỷ là cơ quan cao nhất trong xứ trong khoảng hai lần xứ đại biểu hội nghị. […]

E- Trung ương

31. Cơ quan cao nhất của Đảng là Đảng Đại hội, hai năm triệu tập một lần. Đại hội bất thường thì do Quốc tế Cộng sản quyết định, do sáng kiến của Trung ương tự triệu tập, hay do hơn nửa số đại biểu lần trước yêu cầu, do hơn phần nửa các xứ uỷ hay do hơn phần nửa các đảng viên yêu cầu. Sau Đại hội chính thức hai tháng thì có thể triệu tập Đảng Đại hội bất thường. Đại hội bất thường nếu gồm đại biểu được hơn nửa đảng viên trong khi Đại hội thường trước thì sẽ được trọn quyền giải quyết các vấn đề.

32. Đảng Đại hội:

a) Thảo luận và chuẩn y các báo cáo của Trung ương.

b) Xem lại Chương trình và Điều lệ của Đảng.

c) Quyết định các chiến lược và chiến sách tổ chức của Đảng.

d) Cử Trung ương.

V- Dân chủ và kỷ luật của đảng

39. Chiếu theo dân chủ nội bộ, thì mỗi đảng viên có quyền tự do thảo luận chánh sách của Đảng trong các đảng bộ hay là toàn Đảng; chỉ có theo dân chủ nội bộ thì sự tự chỉ trích bônsơvích mới có thể phát triển và kỷ luật sắt của Đảng mới được vững vàng. Kỷ luật này không phải như máy, mà phải có giác ngộ. Nhưng sự thảo luận về các vấn đề chính sách của Đảng phải thực hiện một cách thế nào để cho các đảng bộ hay các cán bộ của Đảng đừng bị khủng bố hay là đừng để cho một thiểu số đảng viên bắt buộc đa số phải theo ý kiến của họ, đừng để cho thành lập các bè phái trong Đảng, làm cho Đảng mất sự thống nhất, làm cho vô sản giai cấp phải chia rẽ. Bởi vậy cho nên sự thảo luận rộng rãi trong Đảng có thể công nhận là cần thiết nếu như theo những điều kiện sau đây:
45. Khi đã có nghị quyết khai trừ, phải đăng vào báo Đảng. […]

Vi- Tài chánh

46. Kinh phí của Đảng phải do đảng phí và đặc biệt quyên.
47. Kinh phí của mỗi đảng viên mỗi tháng bao nhiêu do Trung ương định.
48. Những đồng chí thất nghiệp hay nghèo quá thì được miễn đảng phí.
49. Không có cớ gì mà ba tháng không nộp đảng phí thì cũng như bỏ Đảng, sẽ tuyên bố ra toàn chi bộ hội nghị mà khai trừ.
50. Tài chánh của Đảng phải thống nhất từ dưới lên trên
Ngày 29 tháng 3 năm 1935
Công nhận tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thiên Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)