Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Vân Anh | Ngày 09/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:


Chóc c¸c em cã mét giê häc bæ Ých!

Tiết 28-Bài 5:
Phong trào cách mạng 1930-1931 và cuộc đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng.
(tiếp)

- Hái: Trong hoµn c¶nh LÞch sö nµo chÝnh quyÒn X« viÕt NghÖ-TÜnh ®­îc thµnh lËp?
- Hái: V× sao nh©n d©n hai tØnh NghÖ An-Hµ TÜnh l¹i ®Êu tranh?
2. Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh:
a. Sự ra đời.
Nhóm 1: Nêu quá trình ra đời chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh?
Nhóm 2: Cho biết những việc làm của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh?
Nhóm 3: Qua những việc làm trên của chính quyền Xô viết, em có nhận xét gì về chính quyền này?
Nhóm 4: Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
- Ngày 12.9.1930 cuộc biểu tình của hai vạn người ở Hưng Nguyên bị đàn áp đẫm máu. khí thế đấu tranh sục sôi, chính quyền thực dân phong kiến sụp đổ.
- Các ban chấp hành nông hội xã do các chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị, xã hội ở nông thôn, mặc nhiên làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết.


b. Những việc làm của chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh:
- Chính trị: Kiên quyết trấn áp bọn phản Cách mạng, thực hiện các quyền tự do, dân chủ.
- Kinh tế: Chia lại ruộng đất công, giảm tô, xoá nợ, bãi bỏ thuế vô lí, tổ chức sản xuất.
- Quân sự: Mỗi làng đều có một đội tự vệ vũ trang.
- Xã hội: Xoá bỏ các tục lệ lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan, mở lớp học chữ quốc ngữ.
Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng Xô viết Nghệ-Tĩnh tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Đó là chính quyền của dân do dân, vì dân.
III: Sự phục hồi lực lượng cách mạng sau khủng bố trắng của thực dân Pháp:


Hỏi: Vì sao trong thời gian này, cách mạng nước ta
lại bị lắng xuống?
b. Trước sự lớn mạnh của phong trào 30-31, đế quốc Pháp và phong kiến tay sai thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng.
- Mặc dù gặp nhiều tổn thất nhưng sức sống của Đảng không thể bị tiêu diệt, các Đảng viên trong và ngoài nhà tù vẫn hoạt động để gây dựng cơ sở cách mạng.
- 1933 phong trào cách mạng phát triển trở lại.
- Cuối 1934 đầu 1935 hệ thống Đảng trong nước được phục hồi trở lại.

Bài tập củng cố
Khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
1. Sự phát triển của phong trào cách mạng 1930 - 1931 chứng tỏ
A: truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
B: liên minh công nông cững chắc.
C: vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
D: rút ra được bài học kinh nghiệm từ các cuộc đấu tranh trước.
2. Sự kiện đánh dấu đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là:
A: cuộc đấu tranh của nhân dân huyện Thanh Chương.
B: cuộc tổng bãi công của công nhân dân khu Vinh - Bến Thuỷ.
C: cuộc biểu tình của hai vạn nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An).
D: sự thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.


3. Gọi là chính quyền Xô viết Ngệ - Tĩnh vì:
A: chính quyền được thành lập đầu tiên ở huyện Xô viết.
B: hình thức mới của chính quyền theo Xô viết (nước Nga).
C: hình thức chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.
D: hình thức Nhà nước của những nước theo con đường XHCN.
4. Thời kì từ 1931-1935 là thời Đảng cộng sản Đông Dương
A: hoạt động mạnh mẽ.
B: ngừng hoạt động.
C: hoạt động công khai.
D: hoạt động bí mật.


Cảm ơn quý thầy cô và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Vân Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)