Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935
Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận |
Ngày 09/05/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935 thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
Tiết 1 – Bài 14
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1930 - 1935
GV : Nguyễn Chí Thuận
Trường THPT Dĩ An – Bình Dương
KIỂM TRA BÀI CŨ
Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nêu nội dung, ý nghĩa Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930)
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế Đông Dương. Hơn nữa, trong thời gian này, thực dân Pháp đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa Yên Bái, tình hình xã hội Việt Nam hết sức căng thẳng. Trong bối cảnh đó, Đảng cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời đã kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước, đó là phong trào cách mạng 1930 -1931 mà đỉnh cao là xô viết Nghệ – Tĩnh, một mô hình chính quyền kiểu mới. Nhưng sau đó, thực dân Pháp đã đàn áp khốc liệt phong trào đấu tranh, cách mạng bị tổn thất nghiêm trọng. Vậy phong trào cách mạng đó diễn ra như thế nào? Đường lối chiến lược của gì thay đổi so với giai đoạn trước. Mời các em theo dõi bài học và tìm câu trả lời.
I. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933
1.Tình hình kinh tế
2.Tình hình xã hội
II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh
1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
2. Xô viết Nghệ – Tĩnh
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10-1930)
4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 -1931
III.Phong trào cách mạng trong năm qua 1932 – 1935
1. Cuộc đấu tranh hồi phục phong trào cách mạng
2. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng Sản Đông dương (3/1935).
Bi 14 - PHONG TRO CMVN 1930 -1935
Khủng hoảng kinh tế 1929 -1933: là thời kỳ suy thoái kinh tế bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall vào 29/10/1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối).
Nó bắt đầu ở Hoa Kì và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển .
Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy thoái. Xây dựng gần như bị tê liệt ở nhiều nước. Từ thành thị đến nông thôn đều phải đối mặt với mất mùa, giảm từ 40 – 60%. Các lĩnh vực khai mỏ và khai thác gỗ bị ảnh hưởng lớn nhất.
Đại suy thoái kết thúc vào các thời gian khác nhau tùy theo từng nước. Nó bị coi là "đêm trước" của Thế chiến thứ hai.
Khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 là "đêm trước" của Thế chiến thứ hai.
Trong những năm 1929 – 1933, kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, ảnh hưởng đến tình hình nước ta.
Vậy tình hình kinh tế nước ta giai đoạn này như thế nào?
I. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933
1.Tình hình kinh tế
Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bắt đầu suy thoái: gạo lúa sụt giảm, ruộng bỏ hoang nhiều; công nghiệp hầu hết bị suy giảm, xuất khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
gạo lúa sụt giảm, ruộng bỏ hoang nhiều
công nghiệp hầu hết bị suy giảm, xuất khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
Đồng tiền Đông dương bị phá giá. Ngân sách Đông dương phải chi cho bộ máy thống trị và góp vào quỹ nước Pháp, năm 1931 chi 77%.
Tình hình xã hội nước ta giai đoạn này như thế nào?
Tác động của nó tới phong trào cách mạng ra sao?
2.Tình hình xã hội
Cuộc khủng khoảng KTTG 1929 – 1933 làm trầm trọng hơn tình hình XHVN :
+Nông dân bị địa chủ cướp ruộng đất, nạn sưu cao thuế năng hoành hành, họ bị bần cùng hoá không lối thoát.
+Công nhân, thợ thủ công bị thất nghiệp, nhiều cửa hiệu phải đóng cửa.
->Tình cảnh trên làm cho mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc.
+Nông dân bị địa chủ cướp ruộng đất, nạn sưu cao thuế năng hoành hành, họ bị bần cùng hoá không lối thoát.
+Công nhân, thợ thủ công bị thất nghiệp, nhiều cửa hiệu phải đóng cửa.
Đặt ra vấn đề cấp thiết có những phong trào cách mạng phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Sự bùng nổ của phong trào công nhân và nông dân trong cả nước, mục tiêu là đấu tranh đòi điều gì?
Phong trào cách mạng thời kì này có điểm gì khác?
Vai trò của Đảng tạo ra bước ngoặt cho phong trào mà tiêu biểu là sự kiện 1/5/1930 là gì?
II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh
1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
- Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, nhiều phong trào đấu tranh của CN và ND đã nổ ra.
- Ngày 1/5/1930, lần đầu tiên CNVN kỉ niệm ngày QTLĐ, phong trào nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước, đặc biệt ở các thành phố lớn.
2/1930
4/1930
4/1930
THÁI BÌNH
4000 CN DỆT NAM ĐỊNH
THANH HOÁ
NGHỆ AN
QUẢNG NAM
KHÁNH HOÀ
ĐỒNG THÁP
400 CN DIÊM, CƯA-BẾN THỦY
3000 CN ĐĐ CAO SU PHÚ RIỀNG
HÀ NỘI
sự bùng nổ của phong trào công nhân và nông dân trong cả nước, mục tiêu là đấu tranh đòi cải thiện đời sống.
mỏ than Hồng Gai
công nhân Vinh - Bến Thuỷ
nhà máy điện Chợ Quán
nhà máy xe lửa Dĩ An
-HS quan sát lược đồ và nhận xét, phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất là ở khu vực nào?
Các Xô viết được thành lập ở Nghệ - Tĩnh
- Tháng 9/1039, phong trào lên cao nhất ở hai địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh với sự tham gia của hàng nghìn nông dân, có sự tham gia của CN.
- Tháng 9/1039, phong trào lên cao nhất ở hai địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh với sự tham gia của hàng nghìn ND, có sự tham gia của CN.
- Ngày 12/9/1930, nhân dân Hưng Nguyên nổi dậy tiến về TP Vinh gương cao các khẩu hiệu “đả đảo chủ nghĩa đế quốc”...đòi giảm sưu thuế. Mặc dù bị đàn áp nhưng phong trào vẫn nổ ra mạnh mẽ, hệ thống chính quyền thực dân bị tê liệt ở nhiểu nơi, các xô viết được thành lập.
MỞ ĐẦU (2/1930→4/1930 )
PHÁT TRIỂN DẦN LÊN CAO ( 5/1930 → 8/1930 )
ĐỈNH CAO ( 9/1930 trở đi)
Sự phát triển của phong trào 1930 - 1931
Đầu năm 1931
Học sinh dùng bút chì, gạch chân những ý chính đề cập đến tổ chức và hoạt động của các xô viết. Đồng thời thấy được tính tích cực trong những chính sách đó.
Xô viết Nghệ- Tĩnh: phong trào cách mạng ở nước ta do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Nhân dân hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh đã đấu tranh vũ trang, giành chính quyền, lập chính quyền theo kiểu xô viết ở các địa phương. Các xô viết đem lại nhiều quyền lực thiết thực cho nhân dân như ruộng đất, bài trừ mê tín dị đoan, trấn áp bọn phản cách mạng.
2. Xô viết Nghệ – Tĩnh
Trong những năm 1930 -1931, các xô viết được hình thành ở nhiều huyện ở Nghệ An và Hà Tĩnh, nên gọi là xô viết Nghệ – Tĩnh
- Các xô viết thực sự là chính quyền kiểu mới.
+Về chính trị: quần chúng tự do tham gia hoạt động các đoàn thẻ cách mạng, tự do hội họp, các đội tự vệ đỏ và toà án nhân dân được thành lập.
+Về kinh tế: tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo, bãi bỏ những thứ thuế vô lí.
+Về văn hóa - xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ mọi nạn xã hội như cờ bạc, rượu, chè...
Về văn hóa - xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ mọi nạn xã hội như cờ bạc, rượu, chè...
Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở nước ta, tuy nó chỉ tồn tại được 4 – 5 tháng, sau đó thực dân pháp đàn áp khốc liệt, dìm xô viết Nghệ - Tĩnh trong biển máu.
Nhưng, xô viết Nghệ - Tĩnh để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: dân tộc và dân chủ, về liên minh công nông, về vấn đề thành lập mặt trận dân tộc thống nhất và xây dựng chính quyền mới.
CỦNG CỐ TIẾT 1
Ngành kinh tế ở VN chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là
A. nông nghiệp trồng lúa.
B. Công nghiệp khai mỏ.
C. Công nghiệp chế biến.
D. Xuất, nhập khẩu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, nhưng khổ cực nhất vẫn là
A. nông dân.
B. công nhân.
C. trí thức tiểu tư sản.
D. dân nghèo thành thị.
Mâu thuẫn cơ bản trong XHVN những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là
A. giữa dân tộc VN với thực dân Pháp và giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến.
B. giữa nhân dân VN với thực dân Pháp và tầng lớp tư sản mại bản.
C. giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến và giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
D. giữa giai cấp công nhân với thực dân Pháp và tay sai.
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào CM 1930-1931 là
A. đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn XH gay gắt.
B. Đảng CSVN ra đời và lãnh đạo đấu tranh.
C. thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
D. chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi.
Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1930 là bước ngoặt của phong trào đấu tranh giai đoạn 1930-1931 vì
A. diễn ra trên phạm vi cả nước, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia.
B. quần chúng đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến.
C. đây là lần đầu tiên giai cấp công nhân đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động cả nước và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
D. Các ý A và C đúng.
Từ tháng 6 đến tháng 8-1930, trên phạm vi cả nước nổ ra 121 cuộc đấu tranh, nhiều nhất là đấu tranh của giai cấp
A. nông dân.
B. công nhân.
C. tiểu tư sản.
D. tư sản.
Đỉnh cao của phong trào CM 1930-1931 là
A. ngày 22-2-1930, cờ đỏ búa liềm được treo ở một số đường phố tại Hà Nội.
B. cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 diễn ra trên phạm vi cả nước, thể hiện rõ tinh thần quốc tế vô sản.
C. cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thuỷ hưởng ứng ngày Quốc tế chống chiến tranh 1-8-1930.
D. cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong tháng 9 và tháng 10-1930 dẫn đến sự ra đời của các Xô viết.
Nơi diễn ra các cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào CM 1930-1931 là
A. các thành phố, đô thị lớn.
B. các khu công nghiệp và đồn điền.
C. Nghệ - Tĩnh.
D. Hà Nội.
Hình thức đấu tranh được áp dụng trong phong trào CM 1930-1931 là
A. mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá.
B. đấu tranh vũ trang.
C. đấu tranh vũ trang là chính, có kết hợp với đấu tranh chính trị.
D. đấu tranh chính trị là chính, có vũ trang hỗ trợ.
Mục đích của các cuộc đấu tranh trong giai đoạn 1930-1931 là
A. chống thực dân Pháp xâm lược.
B. chống đế quốc, phong kiến.
C. chống đế quốc Pháp và tay sai.
D. chống địa chủ phong kiến.
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1930 - 1935
GV : Nguyễn Chí Thuận
Trường THPT Dĩ An – Bình Dương
KIỂM TRA BÀI CŨ
Trình bày hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nêu nội dung, ý nghĩa Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930)
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế Đông Dương. Hơn nữa, trong thời gian này, thực dân Pháp đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa Yên Bái, tình hình xã hội Việt Nam hết sức căng thẳng. Trong bối cảnh đó, Đảng cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời đã kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng trong cả nước, đó là phong trào cách mạng 1930 -1931 mà đỉnh cao là xô viết Nghệ – Tĩnh, một mô hình chính quyền kiểu mới. Nhưng sau đó, thực dân Pháp đã đàn áp khốc liệt phong trào đấu tranh, cách mạng bị tổn thất nghiêm trọng. Vậy phong trào cách mạng đó diễn ra như thế nào? Đường lối chiến lược của gì thay đổi so với giai đoạn trước. Mời các em theo dõi bài học và tìm câu trả lời.
I. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933
1.Tình hình kinh tế
2.Tình hình xã hội
II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh
1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
2. Xô viết Nghệ – Tĩnh
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10-1930)
4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 -1931
III.Phong trào cách mạng trong năm qua 1932 – 1935
1. Cuộc đấu tranh hồi phục phong trào cách mạng
2. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng Sản Đông dương (3/1935).
Bi 14 - PHONG TRO CMVN 1930 -1935
Khủng hoảng kinh tế 1929 -1933: là thời kỳ suy thoái kinh tế bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall vào 29/10/1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối).
Nó bắt đầu ở Hoa Kì và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển .
Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy thoái. Xây dựng gần như bị tê liệt ở nhiều nước. Từ thành thị đến nông thôn đều phải đối mặt với mất mùa, giảm từ 40 – 60%. Các lĩnh vực khai mỏ và khai thác gỗ bị ảnh hưởng lớn nhất.
Đại suy thoái kết thúc vào các thời gian khác nhau tùy theo từng nước. Nó bị coi là "đêm trước" của Thế chiến thứ hai.
Khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 là "đêm trước" của Thế chiến thứ hai.
Trong những năm 1929 – 1933, kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, ảnh hưởng đến tình hình nước ta.
Vậy tình hình kinh tế nước ta giai đoạn này như thế nào?
I. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933
1.Tình hình kinh tế
Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bắt đầu suy thoái: gạo lúa sụt giảm, ruộng bỏ hoang nhiều; công nghiệp hầu hết bị suy giảm, xuất khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
gạo lúa sụt giảm, ruộng bỏ hoang nhiều
công nghiệp hầu hết bị suy giảm, xuất khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
Đồng tiền Đông dương bị phá giá. Ngân sách Đông dương phải chi cho bộ máy thống trị và góp vào quỹ nước Pháp, năm 1931 chi 77%.
Tình hình xã hội nước ta giai đoạn này như thế nào?
Tác động của nó tới phong trào cách mạng ra sao?
2.Tình hình xã hội
Cuộc khủng khoảng KTTG 1929 – 1933 làm trầm trọng hơn tình hình XHVN :
+Nông dân bị địa chủ cướp ruộng đất, nạn sưu cao thuế năng hoành hành, họ bị bần cùng hoá không lối thoát.
+Công nhân, thợ thủ công bị thất nghiệp, nhiều cửa hiệu phải đóng cửa.
->Tình cảnh trên làm cho mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc.
+Nông dân bị địa chủ cướp ruộng đất, nạn sưu cao thuế năng hoành hành, họ bị bần cùng hoá không lối thoát.
+Công nhân, thợ thủ công bị thất nghiệp, nhiều cửa hiệu phải đóng cửa.
Đặt ra vấn đề cấp thiết có những phong trào cách mạng phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Sự bùng nổ của phong trào công nhân và nông dân trong cả nước, mục tiêu là đấu tranh đòi điều gì?
Phong trào cách mạng thời kì này có điểm gì khác?
Vai trò của Đảng tạo ra bước ngoặt cho phong trào mà tiêu biểu là sự kiện 1/5/1930 là gì?
II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh
1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
- Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, nhiều phong trào đấu tranh của CN và ND đã nổ ra.
- Ngày 1/5/1930, lần đầu tiên CNVN kỉ niệm ngày QTLĐ, phong trào nổ ra ở nhiều nơi trong cả nước, đặc biệt ở các thành phố lớn.
2/1930
4/1930
4/1930
THÁI BÌNH
4000 CN DỆT NAM ĐỊNH
THANH HOÁ
NGHỆ AN
QUẢNG NAM
KHÁNH HOÀ
ĐỒNG THÁP
400 CN DIÊM, CƯA-BẾN THỦY
3000 CN ĐĐ CAO SU PHÚ RIỀNG
HÀ NỘI
sự bùng nổ của phong trào công nhân và nông dân trong cả nước, mục tiêu là đấu tranh đòi cải thiện đời sống.
mỏ than Hồng Gai
công nhân Vinh - Bến Thuỷ
nhà máy điện Chợ Quán
nhà máy xe lửa Dĩ An
-HS quan sát lược đồ và nhận xét, phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất là ở khu vực nào?
Các Xô viết được thành lập ở Nghệ - Tĩnh
- Tháng 9/1039, phong trào lên cao nhất ở hai địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh với sự tham gia của hàng nghìn nông dân, có sự tham gia của CN.
- Tháng 9/1039, phong trào lên cao nhất ở hai địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh với sự tham gia của hàng nghìn ND, có sự tham gia của CN.
- Ngày 12/9/1930, nhân dân Hưng Nguyên nổi dậy tiến về TP Vinh gương cao các khẩu hiệu “đả đảo chủ nghĩa đế quốc”...đòi giảm sưu thuế. Mặc dù bị đàn áp nhưng phong trào vẫn nổ ra mạnh mẽ, hệ thống chính quyền thực dân bị tê liệt ở nhiểu nơi, các xô viết được thành lập.
MỞ ĐẦU (2/1930→4/1930 )
PHÁT TRIỂN DẦN LÊN CAO ( 5/1930 → 8/1930 )
ĐỈNH CAO ( 9/1930 trở đi)
Sự phát triển của phong trào 1930 - 1931
Đầu năm 1931
Học sinh dùng bút chì, gạch chân những ý chính đề cập đến tổ chức và hoạt động của các xô viết. Đồng thời thấy được tính tích cực trong những chính sách đó.
Xô viết Nghệ- Tĩnh: phong trào cách mạng ở nước ta do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Nhân dân hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh đã đấu tranh vũ trang, giành chính quyền, lập chính quyền theo kiểu xô viết ở các địa phương. Các xô viết đem lại nhiều quyền lực thiết thực cho nhân dân như ruộng đất, bài trừ mê tín dị đoan, trấn áp bọn phản cách mạng.
2. Xô viết Nghệ – Tĩnh
Trong những năm 1930 -1931, các xô viết được hình thành ở nhiều huyện ở Nghệ An và Hà Tĩnh, nên gọi là xô viết Nghệ – Tĩnh
- Các xô viết thực sự là chính quyền kiểu mới.
+Về chính trị: quần chúng tự do tham gia hoạt động các đoàn thẻ cách mạng, tự do hội họp, các đội tự vệ đỏ và toà án nhân dân được thành lập.
+Về kinh tế: tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo, bãi bỏ những thứ thuế vô lí.
+Về văn hóa - xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ mọi nạn xã hội như cờ bạc, rượu, chè...
Về văn hóa - xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ mọi nạn xã hội như cờ bạc, rượu, chè...
Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở nước ta, tuy nó chỉ tồn tại được 4 – 5 tháng, sau đó thực dân pháp đàn áp khốc liệt, dìm xô viết Nghệ - Tĩnh trong biển máu.
Nhưng, xô viết Nghệ - Tĩnh để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: dân tộc và dân chủ, về liên minh công nông, về vấn đề thành lập mặt trận dân tộc thống nhất và xây dựng chính quyền mới.
CỦNG CỐ TIẾT 1
Ngành kinh tế ở VN chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là
A. nông nghiệp trồng lúa.
B. Công nghiệp khai mỏ.
C. Công nghiệp chế biến.
D. Xuất, nhập khẩu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, nhưng khổ cực nhất vẫn là
A. nông dân.
B. công nhân.
C. trí thức tiểu tư sản.
D. dân nghèo thành thị.
Mâu thuẫn cơ bản trong XHVN những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là
A. giữa dân tộc VN với thực dân Pháp và giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến.
B. giữa nhân dân VN với thực dân Pháp và tầng lớp tư sản mại bản.
C. giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến và giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
D. giữa giai cấp công nhân với thực dân Pháp và tay sai.
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào CM 1930-1931 là
A. đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn XH gay gắt.
B. Đảng CSVN ra đời và lãnh đạo đấu tranh.
C. thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
D. chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi.
Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1930 là bước ngoặt của phong trào đấu tranh giai đoạn 1930-1931 vì
A. diễn ra trên phạm vi cả nước, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia.
B. quần chúng đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến.
C. đây là lần đầu tiên giai cấp công nhân đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động cả nước và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
D. Các ý A và C đúng.
Từ tháng 6 đến tháng 8-1930, trên phạm vi cả nước nổ ra 121 cuộc đấu tranh, nhiều nhất là đấu tranh của giai cấp
A. nông dân.
B. công nhân.
C. tiểu tư sản.
D. tư sản.
Đỉnh cao của phong trào CM 1930-1931 là
A. ngày 22-2-1930, cờ đỏ búa liềm được treo ở một số đường phố tại Hà Nội.
B. cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 diễn ra trên phạm vi cả nước, thể hiện rõ tinh thần quốc tế vô sản.
C. cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thuỷ hưởng ứng ngày Quốc tế chống chiến tranh 1-8-1930.
D. cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong tháng 9 và tháng 10-1930 dẫn đến sự ra đời của các Xô viết.
Nơi diễn ra các cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào CM 1930-1931 là
A. các thành phố, đô thị lớn.
B. các khu công nghiệp và đồn điền.
C. Nghệ - Tĩnh.
D. Hà Nội.
Hình thức đấu tranh được áp dụng trong phong trào CM 1930-1931 là
A. mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khoá.
B. đấu tranh vũ trang.
C. đấu tranh vũ trang là chính, có kết hợp với đấu tranh chính trị.
D. đấu tranh chính trị là chính, có vũ trang hỗ trợ.
Mục đích của các cuộc đấu tranh trong giai đoạn 1930-1931 là
A. chống thực dân Pháp xâm lược.
B. chống đế quốc, phong kiến.
C. chống đế quốc Pháp và tay sai.
D. chống địa chủ phong kiến.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)