Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận | Ngày 09/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 21, 22 – Bài 14
GV : Nguyễn Chí Thuận
Trường THPT Dĩ An – Bình Dương
I. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 – Tiết 1
1.Tình hình kinh tế
2.Tình hình xã hội
II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh
1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
2. Xô viết Nghệ – Tĩnh
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10-1930) – Tiết 2
4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 -1931
III.Phong trào cách mạng trong năm qua 1932 – 1935
1. Cuộc đấu tranh hồi phục phong trào cách mạng
2. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng Sản Đông dương (3/1935).
B�i 14 - PHONG TR�O CMVN 1930 -1935
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10-1930)
- Hội nghị họp vào tháng ............... tại ............, do đồng chí ............... chủ trì.
- Nội dung:
+ Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành ...................................................
+ Cử Ban chấp hành Trung ương chính thức do ................. làm tổng bí thư
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10-1930)
- Hội nghị họp vào tháng 10/1930 tại Hương Cảng, do đồng chí Trần Phú chủ trì
- Nội dung:
+ Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương
+ Cử Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư
Trần Phú: Ông sinh năm 1904 tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, được giác ngộ chủ nghĩa Mác Lênin.
Năm 1930 ông được giao soạn thảo Luận cương chính trị và được bầu làm Tổng bí thư.
Năm 1931, ông bị giặc Pháp bắt và mất tại nhà thương Chợ Quán, 27 tuổi. Trước khi mất ông còn nhắn nhủ đồng chí của mình là “Hãy giữ vững khí tiết chiến đấu”
+ Thông qua Luận cương chính trị của Đảng, gồm các vấn đề:
-Đường lối chiến lược (từ ................. tiến thẳng lên ............................. bỏ qua thời kì .....................);
-Nhiệm vụ chiến lược (đánh đổ ............. và đánh đổ ...................);
-Động lực cách mạng (....................... và .........................);
-Lãnh đạo cách mạng (giai cấp ............, đội tiên phong là Đảng ..................)
+ Thông qua Luận cương chính trị của Đảng, gồm các vấn đề:
-Đường lối chiến lược (từ cách mạng tư sản dân quyền tiến thẳng lên cách mạng XHCN bỏ qua thời kì TBCN);
-Nhiệm vụ chiến lược (đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc);
-Động lực cách mạng (công nhân và nông dân);
-Lãnh đạo cách mạng (giai cấp công nhân, đội tiên phong là Đảng cộng sản)
* Nhận xét :
+ Chưa thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu của cách mạng Đông Dương, không đưa vấn đề dân tộc lên hàng đầu, mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
+ Chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản và khả năng có thể lôi kéo một bộ phận tư sản dân tộc, địa chủ yêu nước tham gia mặt trận thống nhất chống đế quốc và tay sai.
Em hãy nhận xét về Luận cương chính trị của Trần Phú và so sánh với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo?
Hai nhiệm vụ chiến lược của CM là đánh đổ PK và ĐQ
CMVN quan hệ CMTG
Hai nhiệm vụ chiến lược của CM là đánh đổ PK và ĐQ
CMVN quan hệ CMTG
Chiến lược: TS dân quyền CM và thổ địa CM ->XH cộng sản
Động lực CM : CN, ND, TTS, trí thức và các tầng lớp khác.
Lãnh đạo CM : ĐCS VN
Chiến lược: CMTS dân quyền, bỏ qua TBCN -> XHCN
Động lực CM : CN và ND
Lãnh đạo CM : CN và ĐCS Đông Dương.
Là một cương lĩnh CM GPDT sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi.
Nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh nhưng chưa nêu mâu thuẫn chủ yếu của XH Đông Dương, nặng về đấu tranh gc và CMRĐ, đánh giá không đúng về gc TTS và các tầng lớp khác.
Từ những hạn chế của Luận cương tháng 10/1930 lại càng thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh đầu tiên, đúng đắn và phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Có thể lấy vấn đề lực lượng cách mạng để làm rõ nhận định này.
Đây là phong trào đầu tiên khi Đảng ta ra đời và đỉnh cao là phong trào xô viết Nghệ Tĩnh. Vậy phong trào có ý nghĩa lịch sử như thế nào và để lại bài học lịch sử gì?
4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 -1931
a.Ý nghĩa:
- Là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng ta cho cách mạng tháng Tám 1945.
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, khối liên minh công nông hình thành.
- Đảng ta được công nhận là bộ phận của Quốc tế cộng sản.
b. Bài học kinh nghiệm:
Bài học về :
công tác tư tưởng,
liên minh công nông,
xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất,
lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Cuối năm 1931, phong trào cách mạng Việt Nam tạm thời lắng xuống, chính quyền thực dân Pháp vẫn tiếp tục chính sách khủng bố nhằm tiêu diệt tận gốc Đảng cộng sản và lực lượng yêu nước. Cho nên Đảng ta đã lãnh đạo cuộc đấu tranh hồi phục phong trào cách mạng (1932 – 1935).
Tinh thần khí tiết của các chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đày. Trong hoàn cảnh đó, những người cộng sản vẩn kiên cường đấu tranh để hồi phục lực lượng cách mạng.
III.Phong trào cách mạng trong năm qua 1932 – 1935
1. Cuộc đấu tranh hồi phục phong trào cách mạng
- Cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp đã gây tổn thất lớn cho phong trào cách mạng.
- Năm 1932, Đảng ta nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản tổ chức Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.
- Tháng 6-1932, Đảng đưa ra chương trình hành động. Các tổ chức Đảng được hồi phục và củng cố, ban lãnh đạo Hải ngoại được thành lập do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu, các xứ ủy Nam Kì, Bắc Kì được khôi phục.
 Năm 1935, các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng được hồi phục.
Các chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đày.
Đại hội xác định nhiệm vụ của cách mạng nước ta thời kì sắp tới là gì?
Ai được bầu làm Tổng bí thư?
Đại hội lần thứ nhất được tiến hành có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh Đảng ta vừa trải qua một thời kì khó khăn?
2. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng Sản Đông dương (3/1935).
- Đại hội được tổ chức tháng ..........tại ............ (......................)
- Nội dung:
+ Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng trong thời gian sắp tới là: củng cố và phát triển..........., tranh thủ .................... rộng rãi, chống ..................................
+ Thông qua ..............., .................. Đảng
+ Bầu BCH Trung ương, do đồng chí .........làm Tổng bí thư.
2. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng Sản Đông dương (3/1935).
Đại hội được tổ chức tháng 3/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc)
Nội dung:
+ Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng trong thời gian sắp tới là: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc.
+ Thông qua nghị quyết, điều lệ Đảng
+ Bầu BCH Trung ương, do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư.
Lê Hồng Phong (1902 – 1942) là Tổng bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 3-1935 đến 1936.
Tháng 7-1935, ông dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Moskva.
Đại hội công nhận Đảng là Chi bộ chính thức của Quốc tế Cộng sản và bầu ông làm Ủy viên Ban Chấp hành của Quốc tế Cộng sản.
Ông lập gia đình với Nguyễn Thị Minh Khai, cùng học tại Đại học Phương Đông, có một người con gái.
Đại hội lần thứ nhất được tiến hành có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh Đảng ta vừa trải qua một thời kì khó khăn?
Ý nghĩa:
Đánh dấu Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương cũng như các tổ chức quần chúng.
Sự kiện của Đảng diễn ra vào tháng 10-1930 là
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản VN.
B. Hội nghị lần thứ nhất BCHTW lâm thời Đảng CSVN.
C. Ban lãnh đạo Hải ngoại do Lê Hồng Phong đứng đầu được thành lập.
D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất ĐCS Đông Dương.
Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta là
A. Trần Phú.
B. Lê Hồng Phong.
C. Hà Huy Tập.
D. Lê Duẫn.
Nhiệm vụ chính của CM nước ta giai đoạn 1932 - 1935 được BCHTW Đảng vạch ra trong “chương trình hành động của Đảng” là
A. đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
B. đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, thả tù chính trị, bãi bỏ các thứ thuế bất công, củng cố và phát triển các đoàn thể CM.
C. gây dựng tổ chức Đảng trong và ngoài nước, chuẩn bị lãnh đạo phong trào đấu tranh mới.
D. chống các thủ đoạn lừa bịp, mị dân của chính quyền thực dân, phong kiến.
Hình thức đấu tranh mới xuất hiện trong giai đoạn 1932 – 1935 là
A. đấu tranh ngoại giao.
B. vận động bầu cử và báo chí.
C. vận động thực hiện đời sống mới, chống các hủ tục lạc hậu.
D. thành lập các hội cày, hội cấy.
Đến năm 1935, số lượng đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. 50 người
B. 500 người.
C. 550 người.
D. 5.000 người.
Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935) được tiến hành tại
A. Hồng Công (Trung Quốc).
B. Thượng Hải (Trung Quốc).
C. Ma Cao (Trung Quốc).
D. Tân Trào (Việt Nam).
Nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của CM nước ta được Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương xác định là
A. củng cố và phát triển Đảng.
B. tranh thủ quần chúng rộng rải.
C. chống chiến tranh đế quốc.
D. Các ý A, B, C đều đúng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)