Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935

Chia sẻ bởi Nguyễn Thùy Dương | Ngày 09/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG II.
VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1945
BÀI 14.
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1935
BÀI 14.PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1945
I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1929 - 1933
1. Tình hình thế giới trong những năm 1929 - 1933

* Trên thế giới
- Xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế.
Sản xuất công nghiệp trung bình của thế giới giảm 38% ,hàng nghìn ngân hàng bị đóng cửa, hàng triệu ha cây trồng bị chặt phá…
Đời sống người lao động hết sức cùng cực, làm bùng nổ các phong trào đấu tranh.
Đối với các nước có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Mỹ tìm cách đưa hàng sang các nước thuộc địa hoặc rút vốn đầu tư.
Đối với các nước ít thuộc địa như Đức, Nhật thì phát xít hóa bộ máy chính quyền, tăng cường chạy đua vũ trang, gây lại chiến tranh thế giới.

.
1. Tình hình thế giới trong những năm 1929 - 1933
*Tại Pháp
Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra muộn hơn nhưng lại hết sức mạnh mẽ và sâu sắc.
Công nghiệp, nông nghiệp, ngoại thương, thu nhập quốc dân giảm mạnh, nghiêm trọng nhất là ngành công nghiệp nhẹ:
+ 130 xí nghiệp dệt vải bị phá sản trong thời kì 1929 -1935
+ Sản lượng tơ lụa và len năm 1934 giảm 1 nửa so với 1929
1935 có trên nửa triệu người thất nghiệp. Những người có việc làm thì tiền lương bị giảm từ 30-40%.
Không chỉ công nhân mà các giai cấp khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế.
 Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

2. Việt Nam trong những năm 1929 - 1933
Tình hình kinh tế
Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng trầm trọng.
Chính quyền thực dân Pháp đã thi hành 1 loạt biện pháp kinh tế - tài chính.
+ Chúng rút vốn đầu tư về các ngân hàng Pháp: năm 1930 rút 50 triệu phơrăng.
+ Dùng tiền của ngân sách Đông Dương trợ cấp cho các công ti tư bản đang có nguy cơ phá sản.
+ Tăng các mức thuế đã có và đặt thêm nhiều thứ thuế mới.



- Nông nghiệp: Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang.
- Công nghiệp: sản lượng hầu hết các ngành đều suy giảm, nhiều nhà máy xí ngiệp đóng cửa.
- Công nghiệp khai khoáng bị đình đốn, xuất khẩu than giảm mạnh.
SỐ LƯỢNG THAN XUẤT ĐI CÁC NƯỚC (ngàn tấn)

- Về tài chính: Đồng tiền Đông Dương bị phá giá.
- Ngân sách Đông Dương phải chi cho bộ máy thống trị và góp vào quỹ nước Pháp, năm 1931 chi đến 77%

2. Việt Nam trong những năm 1929 - 1933
b) Tình hình xã hội
Công nhân: Nhiều người bị sa thải, số người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.
Thợ thủ công bị thất nghiệp, nhà buôn nhỏ phải đóng cửa hiệu, viên chức bị sa thải, số đông tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.
Nông dân: Chịu thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán với giá thấp, ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt. Cuộc sống của họ ngày càng bị bần cùng hóa.
Người nông dân kéo cày thay trâu
Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
Dân tộc Việt Nam >< Thực dân Pháp
Nông dân >< Địa chủ phong kiến
Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo các giai cấp, tầng lớp xã hội tham gia.
Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại
Thực dân Pháp tiến hành chiến dịch khủng bố dã man nhưng không làm giảm đi được tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống phong kiến, chống đế quốc.
Thanks for
listening
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thùy Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)